Bàn về hai từ đồng âm trong tiếng Việt
Nghiên cứu - Trao đổi 07/12/2021 09:17
Hai từ đồng âm này nếu nghe thì không thể phân biệt nhưng ngữ nghĩa và ghép vần lại khác nhau và vô cùng linh hoạt, biến hóa. Chính sự linh hoạt, biến hóa mà nó đã khiến cho người ta có nhiều cách sử dụng và quan điểm khác nhau khi dùng hai từ này. Hiện Nhà nước cũng chưa có luật riêng về ngôn ngữ, chỉ có vài cuốn sách từ điển và một số quy định hành chính, tính pháp lí không cao. Tác giả bài viết xin bàn về hai chức năng của từ i và y về ngữ nghĩa và ghép vần tạo âm, xin không bàn việc dùng thế nào là đúng hay sai. Ngoài các ví dụ, câu trích, dẫn chú, có một số từ tác giả sử dụng trong bài viết được biên tập theo quan điểm sử dụng y và i của game bài đổi thưởng tiền that .
Chức năng ngữ nghĩa
Hồi còn đi học, tôi từng được một người thầy dạy văn nói về ngữ nghĩa khi sử dụng y và i. Ông cho rằng chữ i (ngắn) thường sử dụng cho ngữ nghĩa thực, tục, còn chữ y (dài) thường dùng cho nghĩa thanh. Ví dụ các chữ sĩ diện, gái đĩ, ti hí, ngủ khì, tỉ mỉ, dí vào, tị nạnh, kì thị, hỉ hả, vi phạm… thường là tính từ, động từ, thì dùng i ngắn. Đây là chữ thường mang hàm nghĩa thực, tục. Còn y dài nên dùng trong các chữ hàm nghĩa thanh như chữ sỹ (sỹ tử, chiến sỹ, sỹ quan, quốc kỳ, mỹ thuật, lý luận, pháp lý...). Một thời gian dài trước đây đa số người viết (cả trong tác phẩm văn chương và văn bản hành chính khác) cũng theo hàm ý thanh và tục như trên. Do là chức năng ngữ nghĩa nên người ta chỉ nhận ra sự khác nhau khi viết ra, nếu chỉ nghe đọc thì không thể phân biệt đâu là i ngắn, đâu là y dài.
Tranh cãi về việc viết i (ngắn) hay y (dài) đã diễn ra từ nhiều năm nay. |
Tuy nhiên, chữ nghĩa phải được thể hiện bằng hình thức và nó ẩn chứa ngữ nghĩa cả trong hình thức thể hiện. “Hắn ta sĩ diện”, “Mụ ta lẳng lơ, đĩ thõa”, “Thị có con mắt ti hí như mắt lươn”, “Anh ấy là môn sỹ”, “Sỹ tử vào thi”, “Xả thân hy sinh vì Tổ quốc”… hai từ i và y trong ví dụ được dùng với những hàm ý khác nhau rõ rệt (khinh miệt và tôn trọng) nên cần thể hiện ra bằng hình thức không giống nhau. Danh thì cần thanh, ai cũng muốn có thanh danh chứ không muốn gọi tục danh. Chỉ có một danh từ chung dùng i cho phái nữ là chữ thị. Đây mang dáng dấp quan điểm trọng nam khinh nữ thời nho giáo. Lẽ ra để bảo đảm chính xác với tính cách và phân biệt nam nữ thì nam phải đệm chữ võ (mạnh mẽ), nữ đệm chữ văn (mềm mại). Ngày nay xu hướng phái nữ cũng không thích dùng từ đệm là thị.
Dù không phải là ngôn ngữ tượng hình song tiếng Việt quốc ngữ cũng luôn gắn quện giữa nội dung và hình thức, đây chính là nét đẹp riêng.
Chức năng ghép vần, tạo âm mới
Cùng một âm nhưng hai chữ i và y khi ghép vần lại vô cùng linh hoạt giúp cho chữ Việt mang những hình thức và âm điệu phong phú.
Chữ y (dài) đi sau chữ u và chữ i (ngắn) đi sau chữ u khi phát âm lẽ ra giống nhau nhưng được sử dụng hoàn toàn khác. U và y (dài) tạo nên hợp vần uy để có nhiều âm vần ngoài uy, như uyết, uyên… (quyết tâm, chuyên cần…). Còn u đi với i (ngắn) tạo nên vần ui (lủi thủi, mùi vị…). Chữ y và i khi đứng trước, đi với nguyên âm khác lại tạo ra những âm vần giống nhau nhưng nghĩa sẽ theo hướng khác nhau. Ví như chữ yên, yêm thường được dùng trong danh từ (đặt tên người) sẽ viết là Yên, Yêm chứ không viết Iên, Iêm. Âm vần iêm, iên để tạo nên các chữ như nghiên, chiêm, điên… (nếu chỉ nghe âm sẽ cùng là i, ê, mờ, i ê nờ, không thể phân biệt là yêm hay iêm, yên hay iên). Học sinh tiểu học mới học chữ khi đánh vần những cụm âm vần này (ví dụ chữ uy, ui) thì coi đây là âm gốc để tạo ra các chữ khác như quỳ, củi, truy, trũi... Như vậy phải viết chữ quý trọng chứ không thể viết quí trọng, cũng như chữ chung thủy, không thể viết chung thủi. Nay một số người thường dùng chung nghĩa cho cách viết chữ quý và quí, là sai với nguyên tắc đánh vần theo âm gốc. Nhiều cách sử dụng khác nhau sẽ làm cho ngôn ngữ mang tính lỏng lẻo, tùy tiện, không thống nhất.
Kì vọng cho tiếng Việt
Trong thời kì phát triển hội nhập hiện nay tiếng Việt đang như một con tàu ra khơi, chịu “sóng gió” của nhiều ngôn ngữ, vừa là thách thức, vừa là cơ hội. Sự tác động làm lệch lạc, biến dạng luôn là thách thức, song đó cũng là cơ hội để tiếng Việt “thuận buồm” vươn khơi, phát triển phong phú, giàu đẹp và đầy đủ hơn. Hàng nghìn năm Bắc thuộc tiếng Việt không những không biến mất mà trường tồn, ngày một trong sáng và giàu đẹp. Rất nhiều cụm từ Hán Việt đang dùng đã được Việt hóa chứ không phải bị Hán hóa. Với truyền thống văn hóa quật cường suốt chiều dài lịch sử, nay không có lí do gì để tiếng Việt bị biến dạng, mất đi sự trong sáng và đẹp đẽ.
Tháng 10 vừa qua, dưới sự chủ trì của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp và Ban Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ đã “Đề xuất chính sách xây dựng Luật về tiếng Việt - Lý luận và thực tiễn” và tổ chức cuộc hội thảo “Thực trạng sử dụng tiếng Việt và những đề xuất chính sách đối với Luật về tiếng Việt”.
Tiếng Việt là công cụ vô cùng quan trọng trong tiến trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hi vọng vấn đề ngôn ngữ tiếng sẽ được Nhà nước và toàn xã hội quan tâm hơn nữa trước thực trạng có nhiều biểu hiện lộn xộn, lệch lạc, làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.
Bộ luật về tiếng Việt sẽ là một đường ray, là hành lang pháp lí chắc chắn cho việc sử dụng ngôn ngữ quốc gia. Nó cũng là nền tảng bảo đảm sự chặt chẽ, thống nhất của ngôn ngữ, khi ta đang có quan hệ cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, luật pháp… với hầu hết các quốc gia trên thế giới.