Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bắc Kạn... không cạn tiềm năng

Nhiều lần qua Bắc Kạn, nhưng tôi không để ý vì sao tỉnh có tên Bắc Kạn mà không là Bắc Cạn như trước đây. Nhân chuyến đi dự Lễ bế mạc Giải bóng chuyền hơi trung, cao tuổi năm 2020 do tỉnh Bắc Kạn đăng cai tổ chức, tự nhiên 2 từ “Kạn”, “Cạn” gợi cho tôi những cảm xúc mới về vùng đất này…

Từ cái tên còn nhiều ý kiến khác nhau…

Trong bài “Tìm hiểu về địa danh Bắc Kạn”, bà Hà Thị Hồng (ĐHSP Thái Nguyên) khẳng định Bắc Cạn là địa danh do thực dân Pháp đặt ra để gọi một tỉnh mới thành lập vào năm 1900. Cứ liệu là bài văn bia “Tam hải hồ sơn chí” bằng tiếng Hán khắc trên đá, do Án sát tỉnh Bắc Kạn Phan Đình Hoè viết, ông Vi Văn Thượng khắc và dựng năm 1925 ở Bó Lù, bờ hồ Ba Bể. Chữ “Kạn” trong bia có bộ “tài gẩy” bên chữ “can”, âm Hán Việt đọc là “cản”, nghĩa là “ngăn giữ, bảo vệ, chống cự”. Những bản Hán Nôm về sau mới viết “cạn”, nghĩa là “khô kiệt”.

5535 3
Hồ Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

Còn theo tác giả An Chi viết trên báo An ninh thế giới số 899, ngày 10/10/2009 thì cho rằng, địa danh Bắc Cạn đã có từ lâu đời, được nhắc nhiều lần trong sách “Đại Nam nhất thống chí” (khởi thảo năm 1865, hoàn thành năm 1882). Án sát Phan Đình Hoè dùng chữ 扞 (cản) để ghi âm “cạn” trong văn bia là chữ Nôm Tày (chứ không phải là chữ Hán 氵+ 件 (bộ thuỷ + chữ kiện 件) nghĩa là khô kiệt trong địa danh Bắc Cạn.

Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, địa danh Bắc Kạn là sự biến âm của từ Tày Nùng "Pác Káp", nghĩa là "nơi hợp lưu" của sông Cầu (là sông chính) với sông Đôn Phong, dòng Nặm Cắt, suối Nông Thượng và các suối nhỏ khác.

5341 1
Đội nữ Bắc Kạn trong trận chung kết tại Giải Bóng chuyền hơi trung, cao tuổi toàn quốc năm 2020

Có người kì công tra cứu các văn bản pháp lí thì thấy từ trước tháng 11/1996, đều viết Bắc Cạn. Từ “Cạn” chuyển sang “Kạn” chỉ bắt đầu từ Tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh tại kì họp Quốc hội khóa IX ngày 6/11/1996. Trong đó, tại phần đề nghị chia tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh viết: “Tỉnh Bắc Cạn có diện tích tự nhiên 4.795,54 km2, dân số 268.047 người... Tỉnh lị đặt tại thị xã Bắc Kạn”. Trong phần đầu viết là Bắc Cạn, nhưng phần sau lại viết là Bắc Kạn. Nghị quyết của Quốc hội thì đều viết là Bắc Kạn. Còn vì sao chuyển từ Bắc Cạn sang Bắc Kạn thì không thấy giải thích.

Đến tiềm năng không cạn

Cái tên Bắc Cạn hay Bắc Kạn dù viết thế nào cũng không thành vấn đề. Điều cần quan tâm chính là tiềm lực kinh tế - xã hội và đời sống của người dân tỉnh này.

5416 2
Cơm lam ở thôn Bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Năm 2018, Bắc Kạn xếp thứ 63 về số dân và tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thứ 60 về GRDP bình quân đầu người, thứ 61 về tốc độ tăng trưởng, thuộc top cuối trong 63 tỉnh, thành phố cả nước. Giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh có 60 xã, 153 thôn đặc biệt khó khăn hưởng Chương trình 135 và cuối năm 2019 còn 19,57% hộ nghèo. Mặc dù vậy, Bắc Kạn có bước phát triển đáng mừng: Tốc độ tăng trưởng kinh tế gấp 11 lần so với khi tái lập tỉnh năm 1997; thu nhập bình quân tăng 10 lần, thực hiện tốt an sinh xã hội, người dân có cơ hội làm giàu từ những tiềm năng vốn có.

Chẳng hạn như Giải Bóng chuyền hơi trung, cao tuổi toàn quốc năm nay. Bắc Kạn là tỉnh đăng cai, ngoài lo tổ chức, nơi ăn ở cho 31 đoàn, 69 đội bóng và hơn 700 vận động viên nam, nữ đến tranh tài, tỉnh còn có 20 đội bóng tham dự. Kết quả, Giải được tổ chức thành công, an toàn tuyệt đối. Đoàn Bắc Kạn giành được 6/32 giải (3 giải Nhì, 3 giải Ba) và là 1 trong 5 đoàn xuất sắc nhất được Hội NCT Việt Nam tặng cờ. Một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn mà làm được như thế là quá tốt.

5652 4
Bánh củ chuối ở thôn Bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

Ông Hoàng Đức Hoan, Trưởng ban Đại diện Hội NCT tỉnh, thành viên Ban Tổ chức Giải cho biết, có được kết quả này là nhờ tỉnh có phong trào bóng chuyền hơi phát triển mạnh. Đặc biệt, lãnh đạo, chính quyền các cấp rất quan tâm. Giải lần này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự từ khai mạc đến bế mạc. Điều đó động viên các đội bóng của tỉnh phát huy được tiềm năng, giành kết quả tốt.

Đến thăm nhà ông Hoan, chúng tôi được nếm chén rượu ngô Ba Bể và đĩa hồng không hạt là những đặc sản của tỉnh. Rượu được ủ bằng thứ men làm từ hơn 20 loại lá rừng, thơm nức, uống rất êm. Hồng ngâm không hạt, thịt vàng giòn, ngọt mát, trồng nhiều ở các huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn; được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lí và chứng thư thẩm định đạt top 100 thương hiệu nổi tiếng.

Bắc Kạn còn là vùng đất có nhiều di tích, thắng cảnh như An toàn khu Chợ Đồn, Vườn Quốc gia Ba Bể, hồ Bản Chang, động Hua Mạ, thác Bạc bản Vàng, ao Tiên… Tỉnh cũng có nhiều đặc sản như gạo nếp Khẩu nua lếch, quýt, miến dong, bí xanh thơm… Dọc Quốc lộ số 3, đoạn qua xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, có nhiều hàng quán bán các loại bánh củ chuối, bánh hoa chuối, bánh ngải cứu, cơm lam…. Bà Hà Thị Sinh, dân tộc Tày, ở thôn Bản Đồn, trạc 50 tuổi, vừa gói bánh, vừa bán hàng, kể: Chồng mất sớm, bà cùng vợ chồng người con trai mở quán phục vụ khách qua đường. Dạo Covid-19 bùng phát, hàng bán khó khăn, nhưng bây giờ khá hơn. Ngày thứ 7, Chủ nhật, nhiều khách, phải thuê thêm từ 3 - 5 người đến gói bánh, lam cơm, bán hàng với tiền công 200.000 đồng/người/ngày. Bình quân gạo làm nguyên liệu mỗi loại bán được 10kg/ngày. Nhẩm tính, đó là một khoản thu không nhỏ, vậy mà trên đoạn đường mấy cây số này có đến vài ba chục hàng quán.

Lan man, tôi cứ nghĩ, đến củ chuối rừng, lá ngải cứu, đọt hoa chuối… mà người dân nơi đây còn làm ra những món bánh đặc sản độc đáo, hái ra tiền, thì với nguồn lợi thiên nhiên phong phú, người dân cần cù, sáng tạo, Bắc Kạn đâu có cạn tiềm năng.

Bài và ảnh Văn Minh

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là ánh sáng soi đường cho phát triển giáo dục nước ta trong thời gian qua và cả trong giai đoạn sắp tới, là di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, vấn đề cơ bản nhất là việc xây dựng và hoàn thiện con người thông qua hoạt động giáo dục và tự giáo dục...
Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Đôi điều về chuyện làm quan ngày xưa...

Ngày xưa, bố tôi được gia đình nuôi học chữ Nho từ nhỏ (Thầy dạy gia sư), hơn 10 năm mới đọc thông, viết thạo. Tốn kém bao nhiêu tiền bạc nuôi thầy và công sức bỏ ra. Bố còn được học ở trường Tây, có bằng Sơ học yếu lược.
Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lòng dân quyết định thành công xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và thực tiễn cách mạng Việt Nam gần một thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Đảng đã minh chứng, Nhân dân có vị trí, vai trò và sức mạnh vô cùng to lớn.
Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Đồng chí Võ Trung Thành - người suốt đời vì nước, vì dân

Tại lễ kỉ niệm 100 năm ngày sinh và lấy ý kiến Nhân dân đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho cố Bí thư Tỉnh ủy Võ Trung Thành (14/4/1924 - 14/4/2024).
Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Tuyên ngôn Độc lập đưa ra cơ sở vững chắc cho nền độc lập của nước ta

Trong Tuyên ngôn Độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn vững chắc cho nền độc lập của nước ta.

Tin khác

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền

Học tập đạo đức của Bác Hồ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền
Xây dựng chính quyền đi đôi với bảo vệ chính quyền là một trong những tư tưởng trọng yếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong điều kiện Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Ngọn đuốc soi đường cho chúng ta đi!
Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa đã 55 năm (1969-2024). Cũng ngần ấy năm bản Di chúc của Bác được công bố chính thức, trở thành di sản thiêng liêng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”

Tấm lòng của các doanh nhân trong “Tuần lễ vàng”
“Tuần lễ vàng” (từ ngày 17 đến 24/9/1945) để góp vào Qũy Độc lập đã phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là tầng lớp doanh nhân.

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên

Thực hiện tiên phong, gương mẫu để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
Thực hiện Nghị quyết Trung ương (NQTƯ) 4, khóa XII về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ" có những nội dung mới. Đồng thời cũng nhận diện, chỉ rõ 27 biểu hiện của việc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi mình sửa chữa và Nhân dân góp ý.

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất của cách mạng Việt Nam, mốc son chói lọi vẻ vang nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc...

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Phát huy tinh thần Cách mạng Tháng Tám trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tinh thần Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới, viết tiếp những trang sử hào hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị

Cấp phó và giảm cấp phó trong hệ thống chính trị
Cấp phó của người đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là người giúp người đứng đầu thực hiện quản lí, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ được phân công …

Bàn về lòng hiếu thảo

Bàn về lòng hiếu thảo
Trong lịch sử, lòng hiếu thảo luôn được coi trọng. Nói về lòng hiếu thảo, Hữu Tham tri Bộ Lễ Lý Văn Phức, một vị quan dưới thời vua Thiệu Trị nhà Nguyễn, đã làm thơ rằng: Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết/ Thì suy ra trăm nết đều nên...

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945

Chiếc áo Bác mặc ngày 2/9/1945
Hiện nay, tại Viện Bảo tàng Cách mạng đang trưng bày một số hiện vật liên quan đến Ngày Quốc khánh 2/9, trong đó có chiếc micro Hồ Chủ tịch sử dụng trong lễ Tuyên ngôn Độc lập, một số kèn đồng mà đội quân nhạc cử Quốc ca tại Quảng trường Ba Đình… Và đặc biệt có bộ quần áo Bác Hồ đã mặc trong ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bộ quần áo bạc màu, cổ sờn gây xúc động mạnh với mỗi người xem.

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển

Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển
Hơn 200 tấn vũ khí từ miền Bắc chi viện chiến trường Nam Trung Bộ và Tây Nguyên cập bến Vũng Rô (Phú Yên), vượt qua hành trình gian nan vào sâu trong lòng địch, những chiến sĩ trên chuyến tàu không số năm xưa đã biến điều không thể thành có thể, viết nên câu chuyện huyền thoại và mốc son đầy tự hào trong lịch sử dân tộc.

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám

Đấu tranh phản bác cách nhìn trái về Cách mạng Tháng Tám
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra và thắng lợi là do sự chuẩn bị lâu dài, chu đáo, kĩ lưỡng của Đảng ta. Bởi thế, tiếng nói lạc lõng cho rằng Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự “ăn may” chính là luận điệu trái với sự thật lịch sử.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng,  “kiến trúc sư” nền “ngoại giao cây tre Việt Nam”
Tại hội nghị đối ngoại toàn quốc trỉển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Dùng đối ngoại để phòng ngừa, ngăn chặn chiến tranh hoặc để sớm kết thúc chiến tranh trong vị thế có lợi nhất.

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch

Đôi điều về tháng Bảy âm lịch
“Tết Giêng Hai, không bằng Tết Rằm tháng Bảy"; "Cả năm được Rằm tháng Bảy, cả thảy được Rằm tháng Giêng". Trong văn hóa tâm linh người Việt, ngày Rằm tháng 7 âm lịch là ngày rất trọng đại, vì nó trùng với lễ Vu Lan báo hiếu và lễ xá tội vong nhân. Dân gian còn gọi: Tháng 7 âm lịch là mùa báo hiếu và tháng cô hồn.

Hiện tượng động đất ở nước ta

Hiện tượng động đất ở nước ta
Việt Nam không nằm trong vành đai động đất Thái Bình Dương như Nhật Bản, Philippine nhưng cũng có nhiều khu vực đứt gãy hoạt động mạnh, điển hình như đứt gãy ở Điện Biên - Mường Lay, ở sông Mã - Tuần Giáo - Lai Châu, ở khu vực Hà Nội và đặc biệt địa bàn tỉnh Kon Tum.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vững bước đi lên CNXH
Từ tháng 1/2011 đến nay, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ trọng trách Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, XII, XIII. Đồng chí đã lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng nước ta ngày càng cường thịnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên CNXH...
Xem thêm
Phiên bản di động