Xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa: Tranh chấp đất đai tại thôn Chén, đâu là sự thật?
Đơn thư bạn đọc 28/12/2020 17:56
Nguồn gốc đất rõ ràng và chuyện “đất đẻ" và "đất mất”
Ngày 24/10/1994, huyện Cẩm Thủy, cấp cho gia đình ông Phạm Văn Lợi (bố chồng của bà Phạm Thị Phường) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) số: E041181151, có diện tích đất nông nghiệp 6.618m2, trong đó có đất 2 lô thuộc thửa số 472, tờ số 01, bản đồ 299 (lô thứ nhất là 1.267m2, lô thứ 2 là 753m2). Hai lô đất này biến động tăng lên 1.613m2 và 1.004m2 trên thực địa (do bãi bồi và phương pháp đo).
Trong số đỏ của hộ bà Phường, ngày 10/5/2017, ghi biến động lô thứ nhất, thửa số 472 tờ số 01 (bản đồ 299), trên thực địa chính là thửa số 218, tờ bản đồ số 2, số đo 1.613m2 (loại đất BHK), được thu hồi theo Quyết định số 608/QĐ/UBND ngày 8/5/2017 của huyện Cẩm Thủy, thực hiện Dự án nhà máy Thủy điện Cẩm Thủy 1, giai đoạn 2, gia đình đã nhận đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng.
Bà Phường chỉ vị trí thứ nhất thửa 472 của gia đình đã bị thu hồi |
Lô thứ 2, đo thực địa 1.004m2 (chưa bị thu hồi), của gia đình bà Phường, liền kề với gia đình bà Lê Thị Năm, bị nhập vào đất bị thu hồi của hộ bà Năm. Sự biến động này dẫn đến gia đình bà Phường còn đất trên sổ đỏ, nhưng bị mất đất trên thực địa. Ngày 20/10/1994, gia đình bà Năm, được cấp sổ đỏ số E0418168, tại thửa số 472, diện tích 1.004m2, nhưng Quyết định số 608/QĐ/UBND của UBND huyện Cẩm Thủy lại thu hồi 2.058m2 (loại đất BHK) của gia đình bà Lê Thị Năm, tờ trích đo số 2 số thửa 179. Như vậy, đất của gia đình bà Năm từ 1.004m2 theo sổ đỏ số E0418168 tại thửa số 472 năm 1994, đã “đẻ ra” 1.054m2 vào năm 2017, (khi thành thửa số 179).
Vì chuyện “mất đất" và "đẻ đất” nên gia đình bà Phạm Thị Phường đã khởi kiện UBND huyện Cẩm Thủy, thu hồi đất của gia đình bà, nhưng lại bồi thường cho gia đình bà Lê Thị Năm.
Tòa sơ thẩm, chưa thuộc pháp luật hay vì động cơ gì?
Ngày 19/12/2019, TAND tỉnh Thanh Hóa đã xét xử sơ thẩm bản án hành chính khiếu kiện Quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai, nguyên đơn là bà Phạm Thị Phường, bị đơn là UBND huyện Cẩm Thủy; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là UBND xã Cẩm Thạch và gia đình bà Lê Thị Năm. Bản án số 106/2019-HC-ST trang 9 ghi rõ: “Bà Năm đã chết, bà Nhị (là vợ của ông Hùng) ủy quyền cho ông Phạm Mạnh Hùng (con trai bà Năm), nên ông Hùng là đại diện của hộ bà Năm”. Nguồn gốc đất gia đình bà Năm và bà Phường được tòa ghi nhận tại trang 4 và 9 Bản án số 106/2019-HC-ST.
Gia đình bà Phường chứng minh được nguồn gốc đất theo pháp luật, số đỏ số E041181151 và biến động đất đai sau ngày 8/5/2017, còn lô thứ 2 (từ 753m2 đã chứng minh tăng lên 1.004m2 loại đất BHK) không bị thu hồi.
Vị trí thứ 2 thửa 472 của gia đình bà Phường không bị thu hồi đát trên sổ đỏ vẫn còn, nhưng ngoài thực địa đã bị thu hồi nhập vào thửa đất của gia đình bà Lê Thị Năm |
Đối với gia đình bà Lê Thị Năm, chỉ chứng minh được nguồn gốc đất theo sổ đỏ số E0418168 của gia đình mình tại thửa 472 tờ số 1 bản đồ 299, diện tích 1.004m2. Không chứng minh được nguồn gốc đất thu hồi theo Quyết định 608 của UBND huyện Cẩm Thủy là 2.058m2 (loại đất BHK) theo thửa số 179. Tại Báo cáo số 213/BC-UBND, ngày 28/9/2018 của UBND xã Cẩm Thạch và Văn bản số 1435 ngày 13/11/2018 của UBND huyện Cẩm Thủy, đều ghi rõ theo sổ đỏ số E0418168 tại thửa 472, tờ số 1, bản đồ 299, diện tích 1.004m2 là của hộ bà Lê Thị Năm. Ông Hùng đại diện cho hộ bà Năm không cung cấp được loại giấy tờ nào có liên quan đến diện tích đất tăng. Nhẽ ra, căn cứ theo pháp luật tại nguồn gốc sổ đỏ được cấp năm 1994 theo bản đồ 299, trước ngày 8/5/2017 không có biến động gì, làm căn cứ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, thì tòa sơ thẩm cần làm rõ chuyện “đất đẻ” của gia đình bà Năm, có liên quan gì tới chuyện “mất đất” của gia đình bà Phường, từ đó phân định rõ để trả lại quyền lợi cho gia đình bà Phường bị mất đất. Tiếc thay thẩm phán tòa sơ thẩm chỉ căn cứ hồ sơ địa chính đo đạc năm 2007 của xã Cẩm Thạch. Theo hồ sơ này thì đất của gia đình bà Phường và bà Năm đều có biến động về diện tích và vị trí, nhưng không được ghi biến động trong sổ đỏ. Bà Phường khẳng định trước tòa, sự thay đổi này gia đình bà không được biết và vẫn sản xuất canh tác tại thửa 472 theo bản đồ 299, có 2 lô vị trí khác nhau. Theo bản án thì ông Phạm Mạnh Hùng là đại diện của gia đình bà Lê Thị Năm (vì bà Năm đã chết), nhưng thực tế bà Năm vẫn còn sống. Việc TAND tỉnh Thanh Hóa, không căn cứ vào nguồn gốc đất trên sổ đỏ và nguồn gốc đất đang canh tác trên thực địa, không xác minh được chủ nguồn gốc đất của gia đình bà Lê Thị Năm còn sống hay đã chết (khi ông Hùng không có giấy chứng tử của bà Năm), để tuyên án cho hộ bà Năm (người không chứng minh được nguồn gốc đất) thắng kiện, buộc bà Phường phải kháng cáo toàn bộ bản án.
TAND Cấp cao khu vực Hà Nội dừng xét xử để xác minh lại các căn cứ liên quan
Phiên tòa ngày 17/12/2020 do TAND Cấp cao khu vực Hà Nội xử phúc thẩm vụ án hành chính số 265/TLPT-HC “Khiếu kiện quyết định trong lĩnh vực đất đai”, người kiện là bà Phạm Thị Phường, người bị kiện là UBND huyện Cẩm Thủy. Chỉ có người đại diện của nguyên đơn đến dự. TAND Cấp cao khu vực đã đưa ra quyết định dừng xét xử để thẩm tra lại nguồn gốc đất đai liên quan đến khiếu kiện và bà Lê Thị Năm, người có liên quan đến vụ kiện, còn sống hay đã chết?
Sau quyết định của tòa phúc thẩm, PV game bài đổi thưởng tiền that đã về xã Cẩm Thạch xác minh. Tại hiện trường bà Phạm Thị Phường chỉ vị trí 2 lô đất thuộc thửa 472, bản đồ 299 của gia đình bà, trong đó lô thứ nhất diện tích 1.613m2 loại đất BHK đã bị thu hồi; lô thứ 2 cách lô thứ nhất đất của gần 30 hộ dân, diện tích hiện tại 1.004m2 không bị thu hồi, đất còn trên sổ đỏ, nhưng trên thực địa đã bị mất đất. Lô đất thứ 2 của hộ bà Phường liền kề với lô đất thửa 472 của gia đình bà Lê Thị Năm. Tại vị trí này, sổ đỏ của bà Năm chỉ có 1.004m2 nhưng khi thu hồi lại tăng lên 2.058m2.
Bà Lê Thị Năm vẫn còn sống nhưng ông Phạm Mạnh Hùng (con trai) đã khai bà chết, để ông Hùng làm đại diện gia đình nhận tiền đền bù khi bị thu hồi đất |
Ông Bùi Tiến Dũng, Chủ tịch UBND xã xác nhận gia đình bà Phường mới chỉ bị thu hồi lô thứ nhất thửa 472, còn lô thứ 2 chưa bị thu hồi, trên thực địa liền kề với gia đình bà Năm. Sự “đẻ đất" và "mất đất” giữa gia đình bà Phường và bà Năm, theo xác minh của phóng viên, chính là việc đo lại đất theo bản đồ năm 2007 địa phương, đã không căn cứ vào nguồn gốc sổ đỏ năm 1994 và không có sự điều chỉnh trên sổ đỏ của các gia đình. Dẫn đến gia đình bà Phường bị mất đất nhưng không biết, gia đình bà Năm “đất đẻ” cũng không rõ "đẻ" trên đất của ai? Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch xác nhận, bà Năm, mẹ ông Phạm Mạnh Hùng vẫn còn sống, ông Hùng cũng không có giấy ủy quyền của bà Năm để làm đại diện nhận tiền đền bù khi giải phóng mặt bằng dự án.
Với những căn cứ mới xác minh, chắc chắn phiên tòa phúc thẩm sẽ làm rõ chuyện “đất đẻ" và "đất mất”; chuyện “người sống hóa người chết” trong vụ án này, để làm rõ sự thật và công lý.