Viết tiếp bài: Bến Tre: Chi cục THADS huyện Chợ Lách “đánh trống bỏ dùi”: Trách nhiệm thuộc về ai?
Đơn thư bạn đọc 23/01/2021 15:01
Quyết định cưỡng chế thi hành án số 02/QĐ-CCTHADS ngày 8/10/2020 của Chi cục THADS huyện Chợ Lách. |
Ngày 20/1, game bài đổi thưởng tiền that nhận được văn bản phúc đáp thông tin liên quan đến kết quả giải quyết tổ chức thi hành án đối với ông Nguyễn Công Ơn và bà Đỗ Thị Mỹ Linh theo Quyết định cưỡng chế số 19/QĐ-CCTHADS ngày 17/9/2020, Quyết định số 02/QĐ-CCTHADS ngày 08/10/2020. Tuy nhiên nội dung phúc đáp không đúng với nội dung yêu cầu cung cấp thông tin mà game bài đổi thưởng tiền that gửi Chi cục THADS huyện Chợ Lách? Phải chăng đây là cách Chi cục THADS huyện Chợ lách cố tình “trốn tránh” trách nhiệm?
Công văn của Chi cục THADS huyện Chợ Lách trả lời game bài đổi thưởng tiền that |
Theo công văn trả lời của Chi cục THADS huyện Chợ Lách với nội dung: Chi cục THADS huyện Chợ Lách đang thụ lý thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 01/2020/ QĐ-BPKCTT ngày 17/9/2020, văn bản số 431/CV-TA ngày 6/10/2020 của TAND huyện Chợ Lách. Theo Quyết định thi hành án số 1167/QĐ-CCTHADS ngày 17/9/2020, Quyết định số 01/QĐ-CCTHADS ngày 08/10/2020 của Chi cục THADS huyện Chợ Lách với nội dung: Buộc ông Nguyễn Công Ơn, sinh năm 1973 và bà Đỗ Thị Mỹ Linh, sinh năm 1975, địa chỉ ấp Vĩnh Chính xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre phải tháo dỡ và bứng ( nhỏ) toàn bộ 3 trụ sắt có đường kính mỗi trụ là 90 mm, có chiều cao tính từ mặt đất là 1,6m, cùng hàng rào lưới B40 hàn cố định vào khung sắt có chiều dài 6m, chiều cao (chiều rộng) 1,5m ra khỏi phần lối đi vào nhà nghỉ Bình An.
Hơn 3 tháng chưa xây dựng xong kế hoạch cưỡng chế 6m lưới B40?
Công văn phúc đáp nêu rõ: Ngay sau khi thụ lý, chấp hành viên được phân công tổ chức thi hành án đã làm việc yêu cầu ông Ơn, bà Linh thực hiện nghĩa vụ thi hành án nhưng ông bà kiên quyết không thực hiện. Qua quá trình tiếp xúc giải quyết thi hành án, chấp hành viên nhận thấy, vụ việc án này người phải thi hành án (ông Ơn, bà Linh) rất bức xúc, kiên quyết không thi hành án, nhận định khi tiến hành cưỡng chế sẽ có nhiều khả năng phát sinh sự chống đối, cản trở từ phía người phải thi hành án và người thân của họ, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Do đó, để đảm bảo việc cưỡng chế thi hành án an toàn, đúng quy định pháp luật, chấp hành viên đã xây dựng kế hoạch cưỡng chế thi hành án, đề nghị công an huyện Chợ Lách phối hợp xây dựng kế hoạch bảo vệ cưỡng chế tại Văn bản số 737/CCTHADS ngày 25/11/2020. Qua đó, vào ngày 29/12/2020, Chi cục THAD đã phối hợp với công an huyện, viện kiểm sát nhân dân huyện và đại diện chính quyền địa phương xã Vĩnh Thành, họp bàn trao đổi ý kiến thống nhất thực hiện việc cưỡng chế thi hành án; trước mắt , tiếp tục làm việc động viên ông ơn, bà Linh tự nguyện thi hành án, công an huyện sẽ báo cáo xin ý kiến lãnh đạo cấp trên về việc bảo vệ cưỡng chế? Tiếp đó, ngày 05/01 vừa qua, Chi cục THAD huyện Chợ lớn tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương làm việc động viên ông Ơn, bà Linh tự nguyện thi hành án nhưng không thành công, ông bà vẫn kiên quyết không thi hành án.
Như vây, sau hơn 4 tháng Chi cục THADS huyện Chợ Lách chỉ có thể vận động ông Ơn, bà Linh tự động tháo dỡ 6m lưới B40. Không có văn bản báo cáo vướng mắc, khó khăn với Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách? Để sự việc kéo dài trong nhiều tháng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của nhà nghỉ Bình An.
Trong khi đó căn cứ khoản 1 Điều 45 Luật Thi hành án dân sự thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định như sau: 1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Tuy nhiên, vụ việc kéo dài nhiều tháng qua nhưng bà Cao Thị Kim Nhung, chấp hành viên Chi cục THADS huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre chỉ có thể vận động tháo dỡ 6 mét rào mà không xong, cần nên xem xét khả năng hoàn thành nhiệm vụ của Chấp hành viên này.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Điều 174 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, ngày 9/9/2009 của Chính phủ, về Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện trong thi hành án dân sự quy định như sau: 1. Chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự trên địa bàn. 2. Chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. 6. Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự báo cáo công tác thi hành án dân sự ở địa phương.
Tuy nhiên, ngày 28/12/2020 (sau hơn 3 tháng) ra quyết định thi hành án, phóng viên làm việc với UBND huyện Chợ Lách, lãnh đạo UBND huyện Chợ Lách cho biết: Không nhận được báo cáo vướng mắc, khó khăn gì trong việc thi hành án từ phía Chi cục THADS huyện Chợ Lách. Bên cạnh đó, theo quy định của Nghị định số 74/2009/NĐ-CP, ngày 9/9/2009 của Chính phủ, tại Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án: 1.Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Tại điều 46. Cưỡng chế thi hành án: 1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
Công văn phúc đáp trên còn nêu rõ: Khi cơ quan công an huyện hoàn tất kế hoạch bảo vệ cưỡng chế, chấp hành viên cơ quan thi hành án sẽ thực hiện việc cưỡng chế buộc ông Ơn, bà Linh thực hiện nghĩa vụ đúng quy định . Tuy nhiên, theo Luật Thi hành án dân sự quy định tại Điều 72 như sau: 4. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kế hoạch cưỡng chế của cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp, cơ quan Công an có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và lập phương án bảo vệ cưỡng chế. Cơ quan Công an có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện cần thiết để giữ gìn trật tự, bảo vệ hiện trường, kịp thời ngăn chặn, xử lý hành vi tẩu tán tài sản, cản trở, chống đối việc thi hành án, tạm giữ người chống đối, khởi tố vụ án hình sự khi có dấu hiệu phạm tội.
Vậy tại sao hơn 4 tháng trôi qua Chi cục THADS huyện Chợ Lách không báo cáo sự việc lên Chủ tịch UBND huyện? Chi cục THDAS huyện Chợ Lách không làm theo trình tự quy định của pháp luật? Việc không thực hiện cưỡng chế 6m lưới B40 là có dấu hiệu bao che? Lấy lý do không thực hiện cưỡng chế nhằm đảm không gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương có hợp tình hợp lý không? Vậy vấn đề bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật ở đâu, sao không thấy Chi cục THDAS huyện Chợ Lách đặt ra? Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng huyện Chợ Lách đã làm tròn trách nhiệm đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa phương hay chưa? Những câu hỏi này cần được Chủ tịch UBND huyện Chợ Lạch; và các cơ quan bảo vệ pháp luật ở huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre trả lời, sớm giải quyết trả lời công khai cho người dân.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin vụ việc.
Lối vào nhà nghỉ Bình An bị ông Nguyễn Công Ơn rào lối vào nhiều tháng nay. |