UBND phường Đại Mỗ báo cáo về vụ việc lấn chiếm đất chùa Linh Thông
Pháp luật - Bạn đọc 13/07/2023 09:38
Như game bài đổi thưởng tiền that đã thông tin, nhiều năm nay bên cạnh tam quan chùa Linh Thông tồn tại một khoảng tường đổ dang dở, gạch ngói ngổn ngang, tiếp đến là căn nhà nhỏ úp sụp và mấy công trình cao tầng kiên cố “đè bóng” lên ngôi chùa cổ kính. Nguyên nhân được cho là trước khi khởi công xây dựng tam quan, có 5 hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng đất chùa. Trụ trì chùa, Ban lễ hội, các vãi của tất cả các thôn, nhiều người cao tuổi đã làm đơn kiến nghị sự việc gửi các cơ quan chức năng. Sau đó, các hộ dân lấn chiếm đất chùa đã bị cưỡng chế phá dỡ, tuy nhiên vẫn có một số hộ không chấp hành, điển hình là hộ gia đình bà Đỗ Thị Hiền.
Theo đó, năm 1980, bà Đỗ Thị Hiền xây dựng một gian nhà nhỏ sát khuôn viên chùa trên diện tích đất lấn chiếm và mở quán bán hàng. Vi phạm của bà Hiền đã không được xử lí kịp thời và trở thành vi phạm kéo dài, dẫn đến 16 năm đã qua việc công nhận chùa Linh Thông là di tích vẫn chưa thực hiện được. Ròng rã hơn chục năm trời, sư thầy trụ trì và nhiều người cao tuổi ở phường Đại Mỗ đã nhiều lần làm đơn gửi các cơ quan chức năng. Nhiều văn bản chỉ đạo xử lí được ban hành nhưng đến nay, vụ việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, gây bức xúc cho người dân địa phương.
Chùa Linh Thông bị lấn chiếm nhiều năm nhưng hiện nay chưa được xử lí dứt điểm. |
Liên quan đến vụ việc, ngày 1/6/2023, Thanh tra TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số: 2509/TTTP-VP, chuyển đơn thư của sư thầy Thích Diệu Phúc (thế danh Trần Thị Thẩm), trụ trì chùa Linh Thông đến Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
Tiếp đó, ngày 2/6/2023, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội cũng đã có Văn bản số: 170-GB/UBKTTU, chuyển đơn trụ trì chùa Linh Thông đến UBND quận Nam Từ Liêm để xem xét, giải quyết.
Mới đây, UBND phường Đại Mỗ đã có báo cáo gửi Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội trước thông tin vi phạm đất đai kéo dài của một số hộ dân xung quanh chùa Linh Thông.
Theo đó, nguồn gốc lịch sử đất chùa Linh Thông thể hiện qua bản đồ của nhiều năm (1960, 1986, 1992). Trong đó, bản đồ năm 1992 kèm sổ dã ngoại thể hiện thửa đất số 123, tờ bản đồ số 15, diện tích 4.063m2 chủ sử dụng là chùa Linh Thông.
Năm 2006, nhà chùa, Ban đại diện thôn An Thái có chủ trương xây dựng Tam quan và tường bao xung quanh chùa. Các bên đề nghị UBND xã Đại Mỗ (nay là UBND phường Đại Mỗ) giải phóng mặt bằng, trong đó có phần diện tích nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng. Suốt nhiều năm, việc thoả thuận giữa chùa Linh Thông, gia đình bà Đỗ Thị Hiền và UBND xã Đại Mỗ không đạt kết quả.
Năm 2000, con gái bà Hiền lập gia đình và sinh sống tại đó. Đến nay, “hiện trạng là nhà cấp bốn khoảng 25m2, xây dựng từ năm 2007. Theo quy hoạch phân khu đô thị, vị trí đất nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng thuộc vào dự án mở đường kênh ngòi Tùng Khê.
Nội dung báo cáo, UBND phường Đại Mỗ khẳng định, UBND xã Đại Mỗ trước đây và UBND phường Đại Mỗ hiện nay không xác nhận bất cứ hồ sơ liên quan đến việc sử dụng đất của các hộ tại khu vực này. Đặc biệt là phần đất của gia đình bà Hiền sử dụng. Do đó, chính quyền phường Đại Mỗ đã kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền cho gia đình bà Hiền sử dụng và giữ nguyên hiện trạng đến khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án.
Điểm chú ý, trong báo cáo trên, UBND phường Đại Mỗ không đề cập đến thông tin thửa đất 360m2 trước cổng chùa Linh Thông được phân lô, mua bán trao tay qua nhiều đời chủ (riêng căn nhà số 4 của gia đình bà Hiền nằm sát cổng Tam quan chùa Linh Thông và chưa được cấp sổ đỏ).
Qua đây có thể thấy, UBND phường Đại Mỗ vẫn còn “lúng túng” trong việc giải quyết công trình vi phạm trật tự xây dựng nêu trên và hiện chưa tìm được hướng xử lí dứt điểm. Dư luận người dân địa phương cho rằng, nếu đơn vị này thực hiện nghiêm túc Kết luận thanh tra số: 97/KL-TT ngày 12/8/1993 của UBND huyện Từ Liêm (cũ) về việc yêu cầu UBND xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) phải thu hồi lại diện tích 360m2 trước cổng chùa Linh Thông thì đã không có vụ việc phức tạp này.