Tòa sơ thẩm sử dụng chứng cứ đã bị Tòa phúc thẩm bác bỏ nhằm giảm khung hình phạt cho bị cáo?!
Pháp luật - Bạn đọc 08/04/2021 08:15
Ngày 3/7/2018, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm Vụ án hình sự phúc thẩm thụ lí số 186/2018/TLPT-HS ngày 12/3/2018, đối với bị cáo Trần Thị Nga, do có kháng cáo của bị hại đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 404/2017/HS-ST ngày 20/12/2017 của TAND quận Đống Đa. Thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có: Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ông Lưu Ngọc Cảnh, các thẩm phán Đặng Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Xuân Thu. Sau khi xem xét kháng cáo của người bị hại, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hủy toàn bộ Bản án hình sự sơ thẩm số 404/2017/HS-ST ngày 20/12/2017 của TAND quận Đống Đa.
Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định: Căn cứ vào Điều 10 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP ngày 2/3/2005 của Chính phủ về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự, nay là Điều 13 Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 7/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự, thì quá trình định giá tài sản Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa đã vi phạm quy định về việc “Các trường hợp không được tham gia định giá tài sản khi đã tham gia định giá” ở chỗ là Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa, gồm ông Vũ Đình Tam, Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch quận Đống Đa (Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản) và ông Vũ Tiến Lợi, cán bộ Phòng Tài chính - Kế hoạch quận Đống Đa (Ủy viên) đã tham gia định giá tài sản tại Kết luận định giá số 300/ĐGTS ngày 28/7/2014 của Hội đồng định giá tài sản tại Kết luận định giá lại tài sản số 273/ĐGTS ngày 8/7/2016 của Hội đồng định giá tài sản quận Đống Đa. Do vậy, việc định giá lại tài sản bị hủy hoại trong trường hợp này là không khách quan.
Bản án sơ thẩm số 358/HS-ST ngày 11/11/2020 của TAND quận Đống Đa. |
Việc Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra có vi phạm quy định của pháp luật về định giá tài sản bị hủy hoại khi trị giá tài sản bị hủy hoại làm căn cứ để định khung hình phạt đối với loại tội “Hủy hoại tài sản” trong quá trình giải quyết vụ án là đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong giai đoạn điều tra vụ án, ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết vụ án mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được. Do vậy cấp phúc thẩm cần phải hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra lại.
Tuy nhiên, suốt quá trình điều tra, truy tố lại từ năm 2018 đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Viện KSND quận Đống Đa vẫn tiếp tục lấy Kết luận định giá số 273/ĐGTS (đã bị Tòa Phúc thẩm bác bỏ tại Bản án 389/2018/HS-PT ngày 3/7/2018) để làm căn cứ truy tố bị cáo Trần Thị Nga theo Khoản 1, Điều 143 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (nay là Khoản 1, Điều 178, Bộ luật Hình sự năm 2015) là trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về chứng cứ và nguồn chứng.
Khoản 4, Điều 101 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản vi phạm quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật về định giá thì không có giá trị pháp lí và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Có thể thấy, Viện KSND quận Đống Đa với tư cách là cơ quan công tố đã và đang sử dụng một chứng cứ không có giá trị pháp lí làm căn cứ giải quyết vụ án. Có thể đây là hành vi làm “nhẹ” trách nhiệm của bị cáo liên quan đến định khung hình phạt. Bởi trước đó, với Kết luận định giá tài sản ban đầu, bị cáo Trần Thị Nga bị truy tố ở khung hình phạt cao hơn.
Để giảm nhẹ khung hình phạt cho bị cáo Trần Thị Nga tại phiên tòa xét xử sơ thẩm ngày 11/11/2020 Thẩm phán Trần Anh Tuấn, TAND quận Đống Đa đã cố tình sử dụng kết luận định giá số 273/ĐGTS ( đã bị Tòa Phúc Thẩm bác bỏ tại bản án 389/2018/HS-PT ngày 03/07/2018 ) để tuyên phạt bị cáo Trần Thị Nga được giảm nhẹ khung hình phạt theo khoản 1,Điều 143 Bộ luật hình sự năm 1999 , sửa đổi bổ sung 2009. Nay là khoản 1 ,Điều 178,BLHS năm 2015.
game bài đổi thưởng tiền that tiếp tục thông tin.