Tỉnh Bến Tre: Dân tố chủ toạ phiên tòa "cưỡi ngựa xem hoa" nên xử án gây oan sai (!)
Đơn thư bạn đọc 19/08/2020 08:03
80 cây lấy gỗ của nguyên đơn bị cả 2 cấp tòa "bỏ quên" |
Đất đang tranh chấp vẫn thoải mái chuyển nhượng (!)
Kèm theo tài liệu, chứng cứ, bà Trần Như Phấn, đại diện 7 đồng nguyên đơn của vụ án, trình bày: Phần đất hương hỏa khoảng 7.500m2 tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, có nguồn gốc của cụ Hàng Hội Ngươn (ông ngoại bà Phấn). Ngày 24/7/1974, cụ Ngươn lập “Tờ chúc ngôn tương phân” cho con gái Hàng Ứng Mai (sinh năm 1924, mẹ bà Phấn) để thờ cúng ông bà tổ tiên. Do cụ Mai ở Sài Gòn nên cụ Ngươn đem phần đất hương hỏa cho 2 người thuê. Trong đó, ông Phạm Văn Phường thuê khoảng 4.500m2; bà Trương Thị Ngà thuê khoảng 3.000m2.
Sau khi ông Phường mất, giao phần đất cho con nuôi là bà Trương Thị Đầm canh tác rồi kê khai để được cấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ) năm 1998, thuộc thửa 60 tờ bản đồ 13 xã Phú Sơn với 4.450m2.
Thay vì trả lại đất cho cụ Mai, bà Đầm lại trả đất cho bà Nguyễn Thị Cẩm Bình, trong khi bà Bình không có giấy tờ gì chứng minh liên quan đến thửa đất này. Năm 2010, bất chấp có sự tranh cản của cụ Mai, ông Huỳnh Thanh Truyền, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn vẫn cho bà Đầm chuyển thửa đất sang tên bà Bình, nhận lại 60 triệu đồng “hỗ trợ tiền cải tạo đất”. Bà Bình chuyển nhượng thửa đất tranh chấp cho ông Đặng Vũ Thường ngày 31/12/2015.
Về phần đất bà Ngà thuê: Bà Ngà cho cháu Nguyễn Thị Tuốc mượn canh tác. Tuy nhiên, sau đó bà Ngà đòi lại đất để trả lại cụ Mai, nhưng bà Tuốc không trả mà tự kê khai để được cấp sổ đỏ năm 1999, thuộc thửa 44, tờ bản đồ số 13 xã Phú Sơn với 3.150m2. Bà Tuốc chết, con là Nguyễn Công Nghĩa sử dụng thửa đất, đến 19/01/2013 thì bán cho vợ chồng bà Phan Thị Thảo nhưng chưa sang tên.
Gia đình bà Phấn khởi kiện, yêu cầu các bị đơn gồm bà Bình, ông Thường, ông Nghĩa trả lại hai thửa đất hương hoả. Xét thấy phía bị đơn có thời gian sử dụng lâu và có công cải tạo đất nên gia đình bà chỉ yêu cầu trả lại 1/2 thửa đất, diện tích theo kết quả đo đạc thực tế.
Thua kiện, mất cả con đường tồn tại suốt 80 năm !
Vụ kiện đã đựợc TAND huyện Chợ Lách thụ lý ngày 17/6/2014, nhưng “ngâm” đến hơn 5 năm mới mở phiên toà. Hội đồng xét xử (HĐXX) do thẩm phán Lê Chí Hậu làm chủ toạ, tuyên Bản án số 153/2019/DS-ST ngày 4/11/2019, bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Đồng thời HĐXX công nhận “đường ranh đất” (thực chất là đường đi công cộng) chạy dài theo hai thửa đất cho phía bị đơn. Cụ thể: Một đoạn “đường ranh đất” diện tích 111,9m2 thuộc thửa số 44 của ông Nghĩa; một đoạn diện tích 185,1m2 thuộc thửa 60 của ông Thường.
Trên phần đất 111,9m2, bà Phấn có trồng 20 cây xoài và 1 cây dừa; trên phần đất 185,1m2, bà Phấn trồng 4 cây xoài và 7 cây dừa. Đây là cây trồng lâu năm, không thể di dời nên phía ông Nghĩa và ông Thường bồi hoàn giá trị các cây trồng cho bà Phấn. HĐXX xác định cả 25 cây xoài là loại 1 nhưng “không có năng suất” nên bồi hoàn theo giá cây xoài loại 3 (!?). Theo đó, ông Nghĩa trả cho bà Phấn 6,06 triệu đồng; ông Thường trả cho bà Phấn 1,62 triệu đồng.
HĐXX công nhận Hợp đồng chuyển nhượng đất ngày 19/1/2013 giữa ông Nghĩa với vợ chồng bà Thảo.
Theo HĐXX, phần đất mà nguyên đơn khởi kiện đã được UBND tỉnh Bến Tre giải quyết bằng Quyết định số 89/QĐ-UB ngày 10/1/2000. Liên quan đến tờ Chúc ngôn tương phân ngày 24/7/1974, HĐXX cho rằng không có chữ ký của cụ Ngươn và các hàng thưa kế nên không chấp nhận.
Nguyên đơn kháng cáo chỉ rõ hàng loạt bất thường, sai phạm của bản án sơ thẩm, lộ rõ oan sai. Tuy nhiên, tại Bản án phúc thẩm số 168/2020/DS-PT ngày 8/6/2020, HĐXX phúc thẩm TAND tỉnh Bến Tre với các thẩm phán gồm Huỳnh Ngọc Dũng (chủ toạ), Hồ Thị Thanh Thuý và Nguyễn Thị Ngọc Hương, tuyên y án sơ thẩm.
Có căn cứ để giám đốc thẩm, tránh oan sai …
Không chỉ khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Bản án phúc thẩm số 168/2020/DS-PT ngày 08/6/2020 của TAND tỉnh Bến Tre, bà Phấn liên tục có đơn tố cáo hành vi ra bản án trái pháp luật. Trong đơn tố cáo và trình bày với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that , Ngày mới online, bà Phấn chỉ rõ những bất thường, sai sự thật của hai cấp toà. Cụ thể, đối với Bản án sơ thẩm số 153/2019/DS-ST ngày 4/11/2019 của TAND huyện Chợ Lách:
Thứ nhất, HĐXX cho rằng, hai thửa đất gia đình bà Phấn tranh chấp đã được giải quyết bằng Quyết định số 89/QĐ-UB ngày 10/1/2000 . Tuy nhiên Quyết định số 89 của UBND tỉnh Bến Tre giải quyết tranh chấp liên quan đến phần đất khác, không phải phần đất hương hoả.
Thứ hai, HĐXX cho rằng Tờ Chúc ngôn tương phân ngày 24/7/1974, không có chữ ký của cụ Ngươn và các hàng thừa kế là thể hiện cố tình bịa đặt, hoàn toàn sai sự thật. Tờ Chúc ngôn tương phân gia đình bà Phấn đang lưu giữ có chữ ký rõ ràng của cụ Ngươn và các hàng thừa kế có ký tên đầy đủ, được chính quyền xã Phú Sơn chứng thực.
| ||
Thứ ba, gia đình bà Phấn (gồm 7 người đứng nguyên đơn) khởi kiện đòi lại hai thửa đất, nhưng cả hai cấp toà xử luôn cả phần tranh chấp “đường ranh đất” do ông Nguyễn Công Nghĩa đứng nguyên đơn, thực chất đây là con đường đi công cộng tồn tại suốt 80 năm từ đời ông bà, cha mẹ đến đời con. Khi giải quyết vụ án, thẩm phán đã khảo sát thực địa, thấy rõ đây con đường đi liên quan đến 7 hộ dân, nhưng không triệu tập các hộ dân làm rõ là vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Bản án tuyên khiến các hộ dân bị mất con đường đi đã có từ hàng chục năm qua.
Chưa hết, trên con đường ngoài xoài và dừa, gia đình bà Mai còn trồng 80 cây lấy gỗ đã hàng chục năm tuổi, trị giá gần 200 triệu đồng nhưng cả hai cấp toà đều “bỏ quên”, gây thiệt hại lớn cho bà Phấn. Chưa hết, cả mấy chục cây xoài loại 1 cũng bị thẩm phán Lê Chí Hậu “hô biến” thành loại 3 để hạ giá trị bồi hoàn nhằm có lợi cho bị đơn.
Tờ Chúc ngôn có đầy đủ chữ kí |
Và đối với Bản án phúc thẩm số 168/2020/DS-PT ngày 08/6/2020 của TAND tỉnh Bến Tre:
Một, khi xét xử, nguyên đơn đã trình cho thẩm phán Huỳnh Ngọc Dũng xem cho kỹ tờ Chúc ngôn có chữ ký của cụ Ngôn và các hàng thừa kế, nhưng HĐXX phúc thẩm phớt lờ.,
Hai, bà Phấn đã nêu rõ 80 cây lấy gỗ trồng trên con đường, nhưng HĐXX cũng không xem xét và không nói gì trong bản án. Nguyên đơn có đơn xác nhận cam kết của 7 hộ có liên quan đến con đường đi và 7 hộ này yêu cầu Tòa phúc thẩm xem xét giải quyết cho họ có lối đi. Thế nhưng HĐXX phúc thẩm “không cần biết, không cần nghe, và không cần thấy” (!)
Ba, Chủ tọa Huỳnh Ngọc Dũng không đi xác minh thực tế, thể hiện sự thiếu trách nhiệm, vô cảm trước nỗi khổ đau, oan ức của người dân; xử án theo kiểu “thương thì trái ấu cũng tròn, ghét bồ hòn cũng méo”! Không riêng vụ án này, thẩm phán Huỳnh Ngọc Dũng còn liên quan đến nhiều vụ án có dấu hiệu oan sai khác, điển hình là vụ cụ Ngô Thị Vấn (78 tuổi, ngụ ấp 2B, xã Nhơn Thạnh, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre) mà dư luận đã lên tiếng. HĐXX phúc thẩm trong đó có thẩm phán Dũng buộc cụ Vấn phải trả món nợ khủng 5,56 tỷ đồng cho con nuôi, gây nỗi oan thấu trời, khiến cụ suýt mất mạng vì bị sốc nặng…
Bà Phấn bức xúc: “Bản án sơ thẩm số 153/2019/DS-ST ngày 4/11/2019 và Bản án phúc thẩm số 168/2020/DS-PT ngày 8/6/2020 lộ rõ dấu hiệu trái pháp luật, có dấu hiệu tiêu cực. Do đó, gia đình tôi đã có đơn đề nghị Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng Viện KSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xem xét, kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm, hủy hai bản án nêu trên để xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật, giải oan cho gia đình tôi và 7 hộ dân”.