TAND quận 7, TP Hồ Chí Minh: Sao lại “ngâm” hồ sơ bản án bị kháng cáo?
Đơn thư bạn đọc 13/04/2021 16:25
Đơn kháng cáo của ông Phong từ ngày 2/2 đến nay TAND quận 7 vẫn không chuyển cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định. |
game bài đổi thưởng tiền that , Tạp chí Ngày mới nhận đơn của ông Nguyễn Duy Thanh Phong, ngụ ở quận 7, phản ánh: Có dấu hiệu TAND quận 7 “ngâm” hồ sơ vụ án bị kháng cáo. Theo đó, ông Phong là nguyên đơn trong vụ án ly hôn do TAND quận 7 giải quyết bằng Bản án sơ thẩm số 64/2021/HNGĐ-ST ngày 29/1/2021 do Thẩm phán Bùi Viết Bình xét xử. Theo quyết định của bản án này, về tài sản, Hội đồng xét xử xác định ông Phong và bà Thanh có tài sản chung 1.178 m2 đất (864 m2 và 314 m2 đất trồng cây lâu năm đang chờ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thuộc thửa 13, tờ bản đồ số 1a, xã Tân Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp (Văn bản số 6792/SĐ/VPĐKĐĐHCT ngày 29/10/2019 của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Châu Thành).
Tuy nhiên, Thẩm phán Bùi Viết Bình chỉ công nhận 864 m2 nằm trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cơ quan chức năng cấp và chỉ chia quyền sử dụng phần đất này. Còn diện tích 314 m2 đất liền kề được xác định là diện tích ngoài sổ khi đo đạc thực tế, chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Bùi Viết Bình không chia. Dù diện tích 314 m2 đất này đã được ông Phong sử dụng ổn định, lâu dài từ năm 2000 (thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho đến nay.
Trong khi 314 m2 đất trên, được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Khoản 5, Điều 98, Luật Đất đai năm 2013 quy định nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế, cụ thể: “…Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.”
Căn cứ điểm b, Khoản 2, Điều 203, Luật Đất đai năm 2013, quy định trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khi xảy ra tranh chấp thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. “…2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây”: “…b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”. Theo quy định này, 314 m2 đất đang xảy ra tranh chấp giữa ông Phong và bà Thanh, thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tuy nhiên, khi tuyên án, Thẩm phán Bình không công nhận diện tích 314 m2 là tài sản chung để chia, nên ngày 2/2/2021, ông Phong kháng cáo một phần bản án trên. Ông Phong đề nghị TAND cấp phúc thẩm đưa 314 m2 chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào làm tài sản chung của ông Phong và bà Thanh để làm cơ sở phân chia.
Ngày 3/3/2021, Thẩm phán Bùi Viết Bình ban hành Thông báo số 10/TB-TA về nhận đơn kháng cáo của ông Phong. Ông Phong chỉ kháng cáo một phần bản án, nhưng Thẩm phán Bình lại ghi ông Phong yêu cầu hủy toàn bộ bản án sơ thẩm. Sau đó, ông Phong yêu cầu Thẩm phán Bình sửa lại thông báo, thì Thẩm phán Bình ban hành Thông báo số 10A/TB/TB-TA sửa lại đơn theo yêu cầu kháng cáo của ông Phong. Ông Phong cho rằng, Thẩm phán Bình đã gây chậm trễ khi thụ lý đơn kháng cáo.
Tại thông báo của TAND quận 7, có ghi: Sau khi nhận được thông báo này, các đương sự được quyền liên hệ làm việc với Tòa án cấp phúc thẩm để được giải quyết vụ án. Nhưng cho đến nay đã gần 2 tháng, TAND quận 7 vẫn không chuyển hồ sơ vụ án lên cho Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo thẩm quyền. Ông Phong và người đại diện ủy quyền đã nhiều lần đến làm việc với Thẩm phán Bùi Viết Bình và Thư ký phụ trách vụ án là bà Trần Thị Hoài Thu thì được trả lời, “đang làm thủ tục chuyển”, hoặc do “nhiều việc”, …
Trong khi, Điều 283, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, quy định Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thế nhưng, đến nay đã gần 2 tháng hồ sơ vẫn “bất động” tại TAND quận 7.
Có thể thấy, việc kháng cáo bản án sơ thẩm nói trên, đã được làm đúng thời hạn pháp luật quy định! Nhưng đến nay hồ sơ vụ án lại đang bị TAND quận 7 “ngâm” (không chuyển cho Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo thẩm quyền), là thể hiện có dấu hiệu vi phạm tố tụng; ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự - ông Nguyễn Duy Thanh Phong.