Nhiều bất cập, mâu thuẫn trong văn bản của Chủ tịch UBND phường Hải Hòa cung cấp cho Tòa án!
Pháp luật - Bạn đọc 27/07/2021 08:29
Đất của “quan” được … “nở” ra?
Ông Lê Đình Thuận, thường trú tại Tiểu khu 1, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đại diện của ông Lê Đình Thông, ở huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, trong vụ kiện “Đòi lại tài sản là diện tích đất bị lấn chiếm và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại Tiểu khu 1, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bị đơn là ông Lê Minh Đức và vợ là bà Phan Thị Mai, ở số 11, đường Lê Thế Sơn lô 2, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Theo phản ánh của ông Thuận, năm 2003, ông Thông có bán một phần quyền sử dụng đất (QSDĐ) thuộc thửa 364 tờ bản đồ số 2 diện tích 811,8m2 (rộng: 22m; dài: 36,9m;) cho ông Đức, có hợp đồng chuyển nhượng, có xác nhận của UBND thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia (nay là UBND phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn). Phần đất còn lại ông Thông để làm làm đất hương hoả cho ông, bà tổ tiên. Sau đó ông Thông chuyển gia đình vào Bình Phước sinh sống, nên khó khăn trong việc quản lý theo dõi phần đất còn lại.
Ông Lê Đình Thuận chỉ tay về phía phần đất của ông Thông bị ông Đức lấn chiếm, xây dựng |
Về phía ông Đức, lúc bấy giờ là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia, sau khi nhận đất trên đã thực hiện tách thửa, xây nhà, xác lập đường đi… Điều đáng nói là đất của ông Đức lúc này đã “nở” ra thành gần 900m2, do chiều dài đã lấn chiếm qua phần đất của ông Thông. Cụ thể, căn cứ bản đồ đạc đất năm 2018 và trên thực địa, thể hiện chiều dài là 38,65m (nhiều hơn 1,75m so với 36,9m khi nhận đất của ông Thông).
Nhiều lần gia đình ông Thông liên hệ ông Đức để tìm hướng giải quyết, nhưng ông Đức bất chấp và thách thức. Tháng 9/2029, ông Thông khởi kiện ông Đức để đòi QSDĐ bị lấn chiếm và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ông Thuận bức xúc: “Là một đảng viên, cán bộ Nhà nước, từng làm việc tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường huyện và nay làm tại Ban Quản lý khu công nghiệp Nghi Sơn, lẽ ra ông Đức phải gương mẫu, tuân thủ pháp luật nhưng lại lình xình chuyện đất đai. Đã vậy, ngày 16/12/2020 đại diện của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, đại diện chính quyền địa phương thực hiện đo đạc hiện trạng thửa đất 364, ông Đức vẫn vắng mặt, né tránh ...
Chủ tịch UBND phường Hải Hòa trả lời Tòa án không khách quan?
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Thuận tiếp cận được bản số 200/UBND-TP ngày 23/7/2021, do ông Lê Trương Được, Chủ tịch UBND phường Hải Hòa ký, trả lời cho TAND tỉnh Thanh Hóa. Theo ông Thuận, sau khi xem xét và đối chiếu kỹ nội dụng vụ kiện thì Văn bản số 200/UBND-TP của UBND phường Hải Hòa có nội dung thể hiện không khách quan, bởi bất cập, mâu thuẫn:
Một, Văn bản số 200/UBND-TP khẳng định diện tích chuyển nhượng QSDĐ của ông Thông cho ông Đức là “nguyên thửa”. Nhưng trong sổ mục kê thửa đất của ông Thông ghi rõ là: 940,5m2 và chỉ chuyển nhượng cho ông Đức QSD 811,8m2 đất (hợp đồng chuyển nhượng có xác nhận), nên không thể gọi là “nguyên thửa”.
Hai, Văn bản số 200/UBND-TP lý giải và “hợp thức” diện tích đất “nở” ra tới 45,5m2 của ông Đức, như sau: “Thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Đức đo thủ công bằng thước dây và hiện trạng có nhiều cây cối trên đất nên số liệu diện tích đo đạc cấp giấy chứng nhận QSDĐ không chính xác. Đến năm 2018 khi đo vẽ bản đồ địa chính phường Hải Hòa (phê duyệt năm 2020) đo bằng máy nên diện tích hiện trạng sử dụng của gia đình ông Đức tăng so với giấy chứng nhận QSDĐ là 45,5m2, diện tích tăng nằm trong khuôn viên hiện trạng sử dụng của gia đình ông Đức được ông Thông chuyển nhượng và bàn giao hiện trạng, mốc giới từ năm 2002 cho đến nay”. Và cũng theo Văn bản này thì diện tích thay đổi từ 811,8 m2 tăng thành 857,3m2 là do đo vẽ, không lấn chiếm.
Văn bản 200/UBND-TP ngày 12/7/2021 của UBND phường Hải Hòa gửi TAND tỉnh Thanh Hóa |
Tuy nhiên, lí giải trên là không phù hợp với các văn bản pháp lý liên quan đến thửa đất. Thực tế chuyển nhượng và bàn giao mốc giới năm 2002, có ghi rõ diện tích đất là 811,8m2; và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 19/5/2004 của gia đình ông Đức cũng ghi rõ là: 811,8m2. Vậy tại sao đến nay tổng diện tích đất (bao gồm đang ở và chuyển nhượng) của gia đình ông Đức lại là 857,3m2 (tăng lên 45,5m2)?
Ba, Văn bản số 200/UBND-TP còn có nội dung như muốn “lái” sự việc của gia đình ông Thông sang diễn biến khác, rối rắm hơn, khi cho rằng “phần còn lại nằm ở phía Bắc thửa đất ông Thông chuyển nhượng cho ông Đức có hai hộ gia đình đang tranh chấp là bà Nguyễn Thị Thuôn và ông Lê Đình Quỳnh”. Trong khi thực tế, ở phía Bắc diện tích đất còn lại của ông Thông không có phần đất giáp ranh đất của bà Thuôn, ông Quỳnh thì làm sao có tranh chấp?
Việc UBND phường Hải Hòa đưa tên ông Quỳnh, bà Thuôn vào sự việc với những thông tin chứng cứ lỏng lẻo, thiếu tính pháp lý là nhằm dụng ý gì? Và thửa đất này gia đình ông Thông đã sử dụng qua nhiều thế hệ sinh sống ổn định không tranh chấp với bất cứ ai. Còn về phía ông Đức sau khi mua QSD một phần của thửa đất 364 thì đã tác động và thay đổi hiện trạng đất.
Rõ ràng, những nội dung trong Văn bản 200/UBND-TP của UBND phường Hải Hòa cung cấp cho Tòa án đang làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của công dân; đồng thời khiến dư luận nêu vấn đề có hay không việc “tiếp tay” lấn chiếm đất trên địa bàn?
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục phản ánh sự việc!