Người dân tiếp tục tố cáo thêm nhiều sai phạm
Pháp luật - Bạn đọc 16/07/2021 10:04
Tại Quyết định 252/QĐ-TTg ngày 9/3/2001, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định cho Công ty TNHH Thương mại – Xây dựng Hoàn Cầu thuê đất đầu tư xây dựng Khu du lịch và giải trí Sông Lô (dự án Sông Lô), xã Phước Đồng, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, thời hạn là 50 năm.
Trong qua trình phê duyệt, triển khai dự án, hơn 200 hộ dân có diện tích đất bị thu hồi phải nhận tiền đền bù rẻ mạt, gây khiếu kiện gay gắt và kéo dài 20 năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Quyết định số 2330/QĐ-UB phê duyệt sử dụng đất xã Phước Đồng, TP Nha Trang (giai đoạn 1996-2010) kèm theo Bản đồ do Phân viện qui hoạch và thiết kế Miền Trung thực hiện. Quy mô dự án khu du lịch Sông Lô là 104 ha. |
Chưa từng nhận Quyết định thu hồi đất(!?)
Quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ, ông Nguyễn Văn Bình và ông Phùng Thanh Hải (trú tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đại diện cho người dân có đất bị thu hồi cho biết: “Trong suốt quá trình thu hồi đất dự án Sông Lô, UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang và Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng chưa từng gửi bất cứ quyết định thu hồi đất nào đến các hộ dân kể cả Quyết định số 252/QĐ-TTg, nhưng họ lại tiến hành giao đất cho Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Hoàn Cầu thực hiện dự án là vi phạm Luật Đất đai nghiêm trọng”.
Tại Mục 1, Phần I, B văn bản Kết luận thanh tra số 489/BC-TTCP ngày 7/3/2006 của Thanh tra Chính phủ, giải quyết khiếu nại tố cáo của các hộ dân thuộc dự án Sông Lô đã chỉ rõ sai phạm của UBND tỉnh Khánh Hòa như sau: “Về Quyết định 252/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra chính phủ nhận thấy: Đối tượng bị thu hồi đất không được nhận quyết định và nội dung quyết định cũng không nêu danh sách kèm theo. Sau đó các cơ quan thẩm quyền của tỉnh Khánh Hòa cũng không ban hành quyết định thu hồi đất cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất….’’.
Trang 3, Mục 1, phần I, B văn bản Kết luận thanh tra số 489/BC-TTCP ngày 7/3/2006 của Thanh tra Chính phủ, giải quyết khiếu nại tố cáo của các hộ dân thuộc dự án Sông Lô đã chỉ rõ sai phạm của UBND tỉnh Khánh Hòa |
Tuy nhiên, sau khi chỉ ra được sai phạm, Kết luận thanh tra số 489/BC-TTCP ngày 7/3/2006 phải đưa ra chế tài để xử lý sai phạm, trả lại quyền lợi cho người dân, nhưng Thanh tra Chính phủ lại bỏ qua để sai phạm kéo dài, quyền lợi người dân đến nay chưa được xem xét.
Việc giao đất được tiến hành vội vã đến mức không có bản đồ cắm mốc. Khi có bản đồ cắm mốc lại là Dự án Khu du lịch và Giải trí Nha Trang, trong khi Thủ tướng phê duyệt cho thuê đất Dự án Khu du lịch và Giải trí Sông Lô. Và ngày 6/11/2001 Sở Địa chính mới ký hợp đồng thuê đất với Công ty TNHH Hoàn Cầu, năm 2007 – 2009 UBND tỉnh Khánh Hòa cấp GCNQSDĐ cho Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang – một pháp nhân khác, hoàn toàn độc lập với Công ty được Thủ tướng phê duyệt cho thuê đất?; giao đất chưa sạch, chưa thuộc về Nhà nước do chưa thu hồi đất (Các quyết định phê duyệt phương án bồi thường được ban hành nhiều đợt từ ngày 4/9/2001 đến 26/8/2005 mới kết thúc) là có dấu hiệu vi phạm Điều 21 Luật Đất đai năm 1993: “Việc quyết định giao đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”.
Theo ông Bình, trong tất cả các tài liệu liên quan đến bồi thường giải tỏa, thu hồi, cưỡng chế ... “không có một tài liệu nào nêu rõ số hiệu thửa đất bị thu hồi và số hiệu tờ bản đồ Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định”... Sau khi trình Thủ tướng phê duyệt 7 tờ bản đồ trích đo, UBND tỉnh Khánh Hòa không dùng các bản đồ này vào bất cứ việc gì từ việc thu hồi, đền bù, cắm mốc và giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.... Điều này cho thấy UBND tỉnh Khánh Hòa vi phạm nghiêm trọng Quyết định của Thủ tướng.
Trong một lần trả lời truyền thông, ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa từng đề nghị Thanh tra Chính phủ làm rõ việc thu hồi đất dựa trên bản đồ nào? Thậm chí trong buổi tiếp dân vào ngày 7/5/2020, ông Tuân đã chỉ đạo Sở TN&MT làm rõ cơ sở, tài liệu nào xác định thửa đất của dân là đối tượng bị thu hồi, nhưng đến nay mọi việc vẫn rơi vào "im lặng" (!?).
"Việc thu hồi đất của hơn 200 hộ dân tại xã Phước Đồng, TP Nha Trang cho doanh nghiệp tư nhân làm Dự án Sông Lô mà không có bất kỳ thông tin nào về thửa đất bị thu hồi có được xem là lộng quyền, coi thường pháp luật, coi thường nhân dân từ phía UBND TP Nha Trang và UBND tỉnh Khánh Hòa nhiệm kỳ 2000-2005?– ông Bình đặt vấn đề.
Trong Báo cáo kết quả thanh tra số 1742/TTCP-V4, ngày 23/9/2005 của Thanh tra Chính phủ có nêu: Về qui hoạch, trên cơ sở quy hoạch tổng thể UBND tỉnh Khánh Hòa đã có Quyết định 1862/UB ngày 27/6/1995 phê duyệt chi tiết Khu du lịch Sông Lô. Điều lạ lùng là chủ đầu tư của dự án phê duyệt theo Quyết định 1862/UB là Sở Du lịch Khánh Hòa, diện tích qui hoạch là 54 ha không phải do Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng Hoàn Cầu làm chủ đầu tư với diện tích triển khai là 180ha.
Như vậy, có thể nói, Dự án Sông Lô được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt chỉ bằng Thông báo số 325/TB-UB, mà không ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư cho Công ty TNHH thương mại-xây dựng Hoàn Cầu mà vẫn dựa vào quyết định phê duyệt dự án do Sở Du lịch Khánh Hòa quản lý là có "khuất tất".
Ông Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, ngày 16/4/2021, ông được chính quyền TP Nha Trang cung cấp Quyết định 2330/QĐ-UB do UBND TP Nha Trang ban hành ngày 19/12/1996, phê duyệt qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phước Đồng (giai đoạn 1996-2010) kèm theo bản đồ do Phân viện Quy hoạch và thiết kế Miền Trung thực hiện đã phát hiện thêm tình tiết sai phạm nghiêm trọng về kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, diện tích đất để xây dựng khu du lịch Sông Lô là 104 ha.
Diện tích đất 104 ha xây dựng khu du lịch Sông Lô theo Quyết định số 2330/QĐ-UB ngày 19/12/1996 của UBND TP Nha Trang, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phước Đồng (giai đoạn 1996-2010) kèm theo bản đồ do Phân viện Quy hoạch và thiết kế Miền Trung thực hiện. |
Tuy nhiên, UBND tỉnh Khánh Hòa thông qua và lập bản đồ trình cấp trên phê duyệt diện tích dự án Sông Lô lên 180 ha, vượt gần 80 ha so với qui hoạch sử dụng đất được duyệt ban đầu.
So sánh giữa bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Phước Đồng (giai đoạn 1996-2010) kèm theo Quyết định số 2330/QĐ-UB và bản đồ xã Phước Đồng năm 1996, có thể thấy, toàn bộ vùng đất tại bản đồ số 22 và phần lớn đất tại bản đồ số 23, bản đồ địa chính xã Phước Đồng năm 1996 là nằm ngoài quy hoạch khu du lịch Sông Lô. Căn cứ vào quy hoạch vùng đất tại các bản đồ địa chính đất ở nêu trên thì những nội dung mà người dân khiếu nại suốt 20 năm qua nay lại nằm trọn trong Khu du lịch và Giải trí Nha Trang là quá bất thường.
"Đây là vi phạm nghiêm trọng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại dự án trên, tương tự như dự án Thủ Thiêm nhưng với mức độ lớn hơn nhiều lần. Hơn 20 năm triển khai, dự án vẫn còn nhiều diện tích đất để hoang, không chỉ gây lãng phí tài nguyên, thất thu ngân sách mà khiến người dân không có đất sản xuất, cuộc sống điêu đứng" – ông Phùng Thanh Hải than phiền.
Cho đến nay UBND tỉnh Khánh Hòa dường như vẫn cố tình "bao che" cho chính sai phạm thời kỳ trước đây khi không cung cấp Bản đồ quy hoạch chi tiết và quyết định phê duyệt dự án đầu tư Khu du lịch và giải trí Sông Lô cho người dân với lý do đã cung cấp cho Thanh tra Chính phủ, mặc dù đây là tài liệu công khai không việc gì phải giữ bí mật? Đây là hành vi vi phạm Luật Tiếp cận thông tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền công dân - ông Nguyễn Văn Bình bức xúc.
Có ép dân nhận đền bù với giá quá thấp?
Là dự án do tư nhân đầu tư, thế nên trong nhiều báo cáo, kết luận của UBND tỉnh Khánh Hòa và Thanh tra Chính phủ đều khẳng định, dự án Sông Lô được hình thành từ nguồn vốn không phải ngân sách Nhà nước và nguồn vốn nước ngoài, vì vậy trình tự thủ tục đảm bảo trên nguyên tắc thỏa thuận.
Đây là dự án chưa được cấp có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàn Cầu và cũng không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (quy định tại Điều 27 của Luật Đất đai năm 1993 và Điều 1 Nghị định 22/1998/NĐ-CP). Vì vậy, UBND tỉnh Khánh Hòa, UBND TP Nha Trang không thể tự ý thực hiện việc thu hồi đất của các hộ dân. Thay vào đó, doanh nghiệp muốn lấy đất thực hiện dự án thì buộc phải bồi thường với các hộ dân có đất trên nguyên tắc thỏa thuận.
Dự án Sông Lô sau 20 năm đào bới, nay còn nhiều diện tích để hoang hóa nhưng không thu hồi trả lại cho dân. |
Hơn nữa, ngay cả việc bồi thường theo khung giá Nhà nước, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng áp dụng sai khung giá đền bù.
Cụ thể, ngày ngày 22/4/1999, ban hành Quyết định 106/1999/QĐ-TTg công nhận TP Nha Trang là , tuy nhiên UBND tỉnh Khánh Hòa lại áp dụng khung giá đền bù dự án Sông Lô theo Quyết định 5064/QĐ-UB ngày 29/9/1997 về giá của các loại đất ở tại tỉnh Khánh Hòa (tại thời điểm ban hành Quyết đinh 5064, Nha Trang là đô thị loại III). Các hộ không nhận đền bù đều bị cưỡng chế, mặc dù cũng như các thông báo thu hồi đất, các quyết định cưỡng chế hoàn toàn không có bất ký thông tin nào về thửa đất phải thi hành quyết định.
Có hay không việc UBND tỉnh Khánh Hòa (giai đoạn 2000-2005) đã ép các hộ dân nhận tiền đền bù theo giá Nhà nước khi thu hồi đất cho tư nhân đầu tư Dự án Sông Lô, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, người dân và làm lợi cho Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hoàn Cầu? Nên chăng Đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ đã và đang tiến hành kiểm tra, rà soát Dự án Sông Lô (theo Quyết định thành lập Đoàn số 511/QĐ-TTCP ngày 17/8/2020) và làm rõ.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ cập nhật vào các kỳ tiếp theo!