Khấp khởi... lên đời !
Trong mắt người già 08/12/2022 10:10
Trước đó, ngày 21/11, hội nghị lần thứ 10, BCH Đảng bộ TP Hà Nội khóa XVII cũng đã xem xét nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Hà Nội sẽ lấy sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm với thiết kế đô thị hài hòa hai bên sông.
Đặc biệt, Hà Nội sẽ xây dựng thành phố phía Bắc sông Hồng, gồm huyện Mê Linh, Đông Anh và Sóc Sơn, lấy sân bay Nội Bài là trung tâm phát triển của thành phố này.
TP Hà Nội xem xét Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 |
Còn thành phố phía Tây gồm vùng Hòa Lạc, Xuân Mai, sẽ là thành phố khoa học công nghệ và giáo dục - đào tạo. Hà Nội cũng mong muốn, khi có thêm “hai thành phố nhỏ trong lòng thành phố lớn” qua đó sẽ sử dụng các công cụ để điều tiết, kiểm soát chặt chẽ sự gia tăng dân số đô thị, giãn một phần dân nội đô, đặc biệt là khu vực phố cổ.
Việc các huyện ngoại thành “đòi” lên quận hay thành phố ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội thành lập hai thành phố là câu chuyện vui. Nhưng dư luận cho rằng, đừng quá nóng vội việc lên thành phố mà coi nhẹ quy hoạch bài bản, căn cơ, cũng như cơ chế thu hút các nguồn lực xã hội hình thành các khu đô thị văn minh, hiện đại. Theo đó, cần khẩn trương nghiên cứu, tổ chức không gian các huyện, các vùng nhằm khai thác lợi thế của mỗi địa phương, hình thành vùng động lực, cực tăng trưởng mới thúc đẩy kinh tế của hai thành phố phát triển bền vững và hiệu quả. Nhiệm vụ quan trọng là tập trung nghiên cứu giải pháp quy hoạch không gian, hình thành bộ khung về kết cấu hạ tầng, các trục giao thông quan trọng, tuyến đường huyết mạch, khu đô thị lớn cùng với thiết chế văn hóa - xã hội đi kèm...
Để một khu vực nông thôn thành đô thị là câu chuyện không đơn giản chút nào. Việc tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo rồi công bố thông tin khi hạ tầng chưa được đầu tư có thể khiến thị trường nhiễu loạn, giá đất tăng ảo. Việc ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ, đô thị vệ tinh thông qua các mối liên kết đô thị xanh là hướng đi đúng nhưng cần có lộ trình phù hợp. Từ các huyện ngoại thành lên quận, lên thành phố là giấc mơ “lên đời”, nhưng từ giấc mơ thành hiện thực rất khác nhau. Bài học thành phố mới Thủ Đức của TP Hồ Chí Minh có thể giúp cho Hà Nội nhiều điều bổ ích. Đến nay, thành phố trẻ tuổi này vẫn còn rất bề bộn, nhất là hệ thống giao thông, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, cấp thoát nước…
Mọi người dân mong rằng, khi “lên đời” họ phải được sống trong các đô thị thông minh, có hệ thống giao thông công cộng ưu việt, các tiêu chí văn hóa đô thị, con người đô thị, quản lí nhà nước, kinh tế đô thị và hạ tầng đô thị đầy đủ. Có như thế, người dân các quận và thành phố nằm trong hai thành phố lớn nhất của đất nước mới được thụ hưởng cuộc sống tốt đẹpn