Huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh: Tiếng kêu oan … như xé lòng của một cựu Bí thư Huyện ủy!
Đơn thư bạn đọc 25/07/2021 09:30
Ông Huỳnh Hiếu Bi khẳng định mình bị oan, vẫn liên tục gửi đơn mong được xem xét lại vụ án. Ảnh: Ngọc Long |
Có “kẻ trộm” cạy cửa, nhưng không khởi tố (?!)
Như game bài đổi thưởng tiền that đã phản ánh: Ông Huỳnh Hiếu Bi, tham gia kháng chiến chống Mỹ năm 14 tuổi, với lòng nhiệt quyết “trong đấu tranh thà hi sinh không để bị bắt…”. Năm 1973, lúc mới 18 tuổi đầu, ông Bi trở thành Đảng viên trẻ tuổi nhất ở xã Hiệp Mỹ, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Năm 2005, là Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang có nhiều triển vọng, thế nhưng ông “bị bắt” bởi đồng đội của mình. Việc gì đã đến với ông?.
Bắt đầu từ thời điểm Đại hội Đảng bộ huyện Cầu Ngang, đương kim Chủ tịch Huỳnh Hiếu Bi được xem là cán bộ sáng giá, có trình độ, tài đức, nhiều triển vọng. Trước Đại hội hàng loạt những tin đồn thất thiệt nhằm “hạ bệ” Chủ tịch huyện. Ngay thị trấn Cầu Ngang hàng ngàn tấm giấy “truyền đơn” được vung, rãi khắp nơi, với lời lẽ xấu xa, xuyên tạc, vu khống… Thế nhưng Chủ tịch Huỳnh Hiếu Bi vẫn đắc cử với số phiếu tín nhiệm. Đại hội đã bầu ông làm Bí thư Huyện ủy Cầu Ngang.
Đến Đại hội tỉnh Đảng bộ Trà Vinh: “kẻ xấu” lại tiếp tục “chơi bài” cũ với những lời lẽ “mạnh bạo” hơn. Và lần này có “hiệu quả”. Ông Huỳnh Hiếu Bi không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Trà Vinh. Dẫu vậy, ông Bi vẫn đảm nhiệm chức Bí thư Huyện ủy. Ai đã từng tung tin làm chuyện “trẻ con” đó, cán bộ và Nhân dân Cầu Ngang thừa hiểu nhưng không làm gì được họ, vì những người “giỏi nhất thế giới” không điều tra ra. Đây là “điều” không may cho ông trên con đường hoạn lộ.
Đơn tố cáo Bí thư Huỳnh Hiếu Bi liên tục gửi đến các cơ quan chức năng. Ban đầu là nặc danh, sau đó là xưng danh.
Từ tháng 3/2006, Thanh tra tỉnh Trà Vinh tiến hành thanh tra toàn diện huyện Cầu Ngang trong suốt thời gian Huỳnh Hiếu Bi làm Chủ tịch UBND huyện từ năm 1999 đến năm 2005. Chưa phát hiện vi phạm tài chính, đoàn thanh tra “moi” những sai sót về tổ chức, hành chính, những thứ lặt vặt trong văn bản…
Và bất ngờ, trong thời gian thanh tra có “sự cố” xảy ra, là phòng làm việc UBND huyện có “kẻ trộm” cạy cửa. Lập tức Công an tỉnh Trà Vinh thành lập Ban chuyên án, do Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh làm Trưởng ban. Sau thời gian tìm tòi, điều tra, cuối cùng những người “giỏi nhất thế giới” này không tìm được thủ phạm. Ông Bi biết thực sự Công an đã tìm được “thủ phạm”, kẻ đó vào để lục soát hồ sơ thao tác dựng hiện trường giả để gây áp lực cho công tác thanh tra và cho rằng ông Bi và người thân tẩu tán tài liệu, nhưng Công an không khởi tố. Ông Bi khiếu nại về việc bao che của Giám đốc Công an tỉnh. Nhưng thay vì lí giải vì sao không khởi tố “kẻ trộm”, thì tháng 1/2008, Công an tỉnh Trà Vinh quyết định khởi tố vụ án, đối với “bị can” cựu Bí thư Huyện ủy Huỳnh Hiếu Bi về tội “tham ô” và “cố ý làm trái”
Ngày 26/12/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh mở phiên xét xử. Hàng trăm người dân, phần đông là những gia đình chính sách, cách mạng lão thành đến dự khán tại phiên tòa hô vang “Sáu Bi không có tội”, “lo cho gia đình chính sách có tội gì?”
Ông Bi cho biết: “Tôi xin được đối chứng, đối chiếu, nhưng ông Lê Thành Thái (em ruột Giám đốc Công an tỉnh), Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang không chấp nhận, không cho những người có liên quan tham gia đối chiếu, đối chất và cũng không được cung cấp chứng cứ cho tôi”.
Bản án số 58/2008/HSST ngày 26/12/2008, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh tuyên xử ông Bi phạm tội “Tham ô tài sản” và tội “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng” xử phạt 3 năm tù, cho hưởng án treo.
Vụ án có nhiều tình tiết mới!
Một, về số tiền gọi là “cố ý làm trái” 155.000.000 đồng. Trong đó có 77.000.000 đồng (tròn số) là tiền chi thăm hỏi, trợ cấp cho gia đình chính sách; phần còn lại là chi tiếp khách, cước điện thoại. Nhưng thực tế tổng số tiền bị coi là làm trái này, đều có sổ sách, chứng từ ghi chép đầy đủ và đã được duyệt chi hợp pháp.
Mặt khác, số tiền bị quy tội cố ý làm trái là tiền chi thăm hỏi, quà tặng, thuốc men cho những gia đình chính sách, cán bộ lão thành về hưu, ốm đau bệnh tật. Đây là công việc thể hiện sự “ơn đền nghĩa trả” của Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Số tiền này nếu có thất thoát vì được trao tận tay những gia đình chính sách trong lúc cực kì khó khăn.
Trong khi, thực tế ngân sách năm 2005, Văn phòng HĐND và UBND huyện cầu Ngang được phân bổ kinh phí số tiền 1.937.386.821 đồng. Và đã được quyết toán qua Kho bạc Nhà nước đủ số tiền 1.937.386.821 đồng. Các khoản mục chi đã được chủ tài khoản là Chánh, Phó Văn phòng quyết định duyệt chi, quyết toán, đối chiếu hợp pháp. Hội đồng nhân dân huyện Cầu Ngang ra Nghị quyết phê chuẩn thu, chi.
Như vậy, ngân sách Nhà nước năm 2005 cấp cho Văn phòng HĐND và UBND huyện cầu Ngang không bị thất thoát, không có hậu quả xảy ra. Do đó không có chuyện “… hậu quả nghiêm trọng”. Đây là tình tiết mới thứ Nhất của vụ án.
Ông Huỳnh Hiếu Bi, Chủ tịch UBND huyện Cầu Ngang, kí duyệt chi cho các đối tượng gia đình chính sách năm 2003 thì bị coi là phạm tội “Làm trái". |
Hiện giờ, UBND huyện cầu Ngang đang chi thăm hỏi, trợ cấp cho gia đình chính sách, thì không bị coi là phạm tội “Làm trái". |
Hai, về số tiền gọi là tham ô 8 triệu đồng (chính xác là 7.950.000 đồng). Hồ sở thể hiện: Ông Bi bỏ tiền túi ra mua điện thoại tặng cho ông Lâm Thanh Bình (cựu Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Thủy sản Trà Vinh). Và vì việc này ông Bi còn bị trừ mất một tháng lương (2.450.000 đồng). Như thế này, chẳng lẽ ông Bi có hành vi tham ô 10.400.000 đồng của cá nhân mình! Trong khi, pháp luật không có điều khoản nào quy định về truy cứu hành vi này của ông Bi. Đây là tình tiết mới thứ Hai của vụ án.
Ba, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/QĐVKSNDTC/V3 ngày 6/5/2010 trong đó khẳng định “Do việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án phiến diện, không đầy đủ và có vi phạm tố tụng hình sự như đã nêu trên, nên chưa đủ căn cứ để khẳng định Huỳnh Hiếu Bi có phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” hay không. Vì các lẽ trên Quyết định kháng nghị bản án hình sự Bản án phúc thẩm số 381/2009/HSPT ngày 27/5/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm, hủy bản án hình sự phúc thẩm và bản án hình sự sơ thẩm số 58/2008/HSST ngày 26/12/2008 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh, để điều tra lại theo quy định của pháp luật”.
Rõ ràng, căn cứ hồ sơ vụ án có nội dung viện dẫn, phân tích trên đây, cho thấy Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ra kháng nghị với nội dung: “Chưa đủ căn cứ để khẳng định Huỳnh Hiếu Bi có phạm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” hay không”, là hoàn toàn có cơ sở. Thế nhưng kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo đã không tìm được công lí. Quyết định Giám đốc thẩm số 05/2013/HSGĐT ngày 25/2/2013 của Tòa án nhân dân Tối cao đã “y án” bản án phúc thẩm. Đây là tình tiết mới thứ Ba của vụ án.
Trang 1 |
Trang 3 |
Kháng nghị giám đốc thẩm số 11/QĐVKSNDTC/V3 ngày 6/5/2010 của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao |
Mong được Quốc hội xem xét, minh oan!
Biết tiếng kêu oan … như xé lòng của ông Huỳnh Hiếu Bi, một số cán bộ lão thành, những Đảng viên kì cựu, gia đình chính sách và Nhân dân ở huyện Cầu Ngang cùng chung một chia sẻ: “Tội nghiệp ông Bi! Chúng tôi nghĩ rằng ông ấy không phạm tội… Cán bộ liêm khiết như ông ấy có được mấy người ở đây… Nếu có sai trong quản lí, thì xử phạt hành chính… Sao lại khởi tố, bắt giam…?”
Ông Bi xúc động: “Thanh tra toàn diện 5 năm, đối với Chủ tịch UBND huyện mà chỉ phát hiện “tham ô tài sản” số tiền 8.000.000 đồng (đã được quyết toán bằng bộ ghế salon số tiền 5.500.000 đồng và 2.450.000 đồng đã trừ vào lương và công tác phí của ông Bi) để mua điện thoại tặng bạn; và “cố ý làm trái” khoản tiền 79.502.000 đồng hỗ trợ thăm hỏi gia đình chính sách là quá khiêm tốn trong việc đem “hồng phúc” cho Nhân dân huyện Cầu Ngang. Từ năm 2008, bị khởi tố tôi bị “sốc” nặng cùng một lúc sinh ra 3 thứ bệnh, ngày càng trầm trọng. Mất chức, mất việc, gia cảnh kiệt quệ, chạy vay tiền thuốc thang, gõ cửa các cơ quan chức năng để minh oan. Dòng tộc chúng tôi có trên 20 người chiến đấu và hy sinh ngã xuống cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có 2 người anh ruột, chỉ còn một mình tôi sống sót lại sau chiến tranh. Mẹ tôi, bà cao Thị Điệp được Nhà nước truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Tôi là một Đảng viên, sống và chiến đấu gần suốt cuộc đời vì lý tưởng Cộng sản. Tôi bị oan và làm đơn kêu oan này gửi đến các ông, bà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, kính mong các ông, bà xem xét lại vụ án; vụ án có dấu hiệu trả thù cá nhân của nguyên Giám đốc Công an tỉnh Trà Vinh, Lê Thanh Đấu và xét xử oan sai của các cấp tòa. Tôi đề nghị làm rõ và giải oan, trả lại sự công bằng cho tôi, hơn 10 năm qua tôi phải gánh chịu sự oan ức. Mặc dù hiện nay có Quyết định số 01/2017/QĐ-TA ngày 20/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh miễn toàn bộ chấp hành án phạt tù còn lại cho tôi và tôi đã làm thủ tục được nghỉ hưu theo quy định, tôi xin cảm ơn! Nhưng, tôi không có tội cố ý làm trái và tham ô tài sản của Nhà nước, nay tôi mong được Quốc hội xem xét, sáng soi minh oan”.
Rõ ràng trong hồ sơ vụ án của ông Huỳnh Hiếu Bi đang thể hiện có nhiều tình tiết mới. Đây là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội xem xét, giải quyết minh oan cho một cựu Bí thư Huyện ủy, là em của 2 liệt sĩ và con của Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Thiết nghĩ đây là nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”!