Với sự năng động, nhạy bén, dám nghĩ, dám làm, ông Phan Văn Mạ ở thôn Đồng Đặng, xã Sơn Dương, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã gây dựng mô hình kinh tế trồng nhiều thứ cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như mít Thái Lan, cam Vinh, ổi Đài Loan… mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Rời quân ngũ với thương tật 2/4, nhiều lúc trái gió, trở trời vết thương luôn làm ông Nguyễn Hải Đảo nhức nhối, nhưng phẩm chất người lính Cụ Hồ trong ông luôn không bao giờ phai. Đặc biệt là khi Binh đoàn 16 thành lập, năm 2000 ông làm đơn tình nguyện tham gia vùng dự án kinh tế quốc phòng của Binh đoàn.
Đầu năm 2010, bà Trương Thị Phương Trang, ở tổ dân phố số 3, phường Hoa Lư, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai nhận quyết định nghỉ hưu.
Cụ Đào Nguyên là thương binh, cựu chiến binh (CCB) luôn được nêu gương trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở cụm dân cư số 4A, phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội.
Tốt nghiệp Đại học Văn khoa khoá đầu tiên (1957), thầy giáo Dương Huy Thiện về dạy Văn ở Trường phổ thông cấp 3 (nay là THPT) Hùng Vương.
Lương y Trần Đình Niên, 72 tuổi, ở phường Bình Thuận, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng say mê trồng cây thuốc Nam và bào chế các bài thuốc để chữa bệnh, đem lại hiệu quả thiết thực, được Hội Đông y thành phố đánh giá cao.
Ông Lê Đình Cảnh, hội viên Hội NCT ở thôn Lục Dung, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh là một tấm gương làm kinh tế vườn đồi, trồng cây na dai mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Kỉ niệm 74 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2019), Đảng bộ xã Phú Thịnh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên có thêm niềm vui mới khi ông Đoàn Văn Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thay mặt Tỉnh ủy về trao Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Thị Vì, 101 tuổi, cựu nữ du kích Hoàng Ngân.
Bà Nguyễn Thị Huệ, 62 tuổi ở phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế tâm huyết với cây chổi đót.
Hơn 4 năm qua, không kể trời nắng hay trời mưa, ngày nào thương binh Bùi Văn Huy, thôn Yên Khánh, xã Yên Đức, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh cũng lặng lẽ một mình cùng với chiếc xe và chiếc bao tải đi nhặt rác quanh làng.
Sinh ra tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, nhưng lại "có duyên" với quê hương thứ hai ở tỉnh Tuyên Quang, ông Nguyễn Tăng Đậu, 63 tuổi không chỉ làm giàu chính đáng mà còn đảm nhiệm nhiều cương vị trong hệ thống chính trị.
Do tuổi cao, sức khỏe yếu nên ông Trần Văn Ngữ, ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang chọn mô hình nuôi gà lôi để phát triển kinh tế gia đình. Tuy chưa thể làm giàu, nhưng mô hình đã giúp ông có thêm thu nhập và phát triển chăn nuôi thêm heo, gà ta…
Khi đồi cà phê bung hoa trắng ngát sườn đồi, hoa pơ lang nở nhuộm đỏ mái nhà rông, hoa cúc quỳ nở vàng trên các quả đồi, đàn ong mật tỏa về các cánh rừng tìm hoa, thì thầy cúng Rơ Ô Bhung bận rộn suốt từ lúc mặt trời mọc trên đỉnh núi Chư Răng, Chư Mố… cho tới lúc mặt trời "đi ngủ" sau dòng sông Ba.
Nhắc đến cụ Nguyễn Thị Hạp, thôn Vân Nam, xã Vân Trục, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, ai cũng quý mến và kính trọng, bởi cụ là một người nhiệt tình, trách nhiệm với công việc và các phong trào của xã, thôn.
Sinh ra và lớn lên ở vùng chiêm trũng xã Yên Thọ, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định "đất chật, người đông", làm lụng bao nhiêu năm nhưng kinh tế chẳng khá giả tí nào, vẫn là kẻ bần hàn nên ông Nguyễn Văn Kỳ đã cùng gia đình vào Tây Nguyên lập nghiệp.