Có nhiều tình tiết mới để tái thẩm!
Đơn thư bạn đọc 16/02/2022 17:10
Một số hình ảnh về tài sản của Công ty TNHH Điều dưỡng du lịch Vũng Tàu |
Ông Lô Chiu Hồng, sinh ngày 15/7/1957, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty Medicoast; địa chỉ 183 Nguyễn An Ninh, phường Thắng Nhì TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh, mã số Doanh nghiệp: 3500542655 do Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đăng ký lần đầu ngày 24/2/2010, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 14/9/2020.
Ông Lô Chiu Hồng có đơn (kèm theo hồ sơ vụ án Kinh doanh thương mại ở TP Vũng Tàu) gửi Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và game bài đổi thưởng tiền that , với đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm đối với Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 53/2013/QĐST –KDTM ngày 12/8/2013 của TAND TP Vũng Tàu (Sau đây gọi là Quyết định số 53), vì có dấu hiệu vi phạm Bộ luật tố tụng dân sự trong giải quyết vụ án Kinh Doanh Thương Mại, gây thất thoát vốn góp và tài sản Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của công dân, doanh nghiệp.
Quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự số 53/2013/QĐST –KDTM ngày 12/8/2013 của TAND TP Vũng Tàu |
Lí do ông Hồng đề nghị cụ thể như sau:
Có phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty TNHH Điều dưỡng Du lịch Vũng Tàu (Công ty Medicoast).
Công ty Medicoast, địa chỉ: 165 Thùy Vân, phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu, tỉnh BR-VT, có Chủ tịch HĐTV là bà Nguyễn Thị Mai.
Công ty Medicoast đăng ký thay đổi lần 3: Ngày 27/8/2012; mã số doanh nghiệp: 3500542655; vốn điều lệ: 35 tỷ 450 triệu đồng; có hai doanh nghiệp và một người dân có góp vốn tham gia từ năm 2002, gồm: Công ty CP Du lịch tỉnh BR-VT (ông Trần Tuấn Việt đại diện), tỷ lệ vốn góp: 7,12%; bà Nguyễn Thị Hải, tỷ lệ vốn góp: 2,13% và Công ty TNHH An Đức (bà Nguyễn Thị Mai đại diện), tỷ lệ vốn góp: 90,75%.
Công ty Medicoast đăng ký lần đầu ngày 24/2/2010; đăng ký thay đổi lần 3: Ngày 27/8/2012 |
Công ty CP Du lịch tỉnh BR-VT là doanh nghiệp 100% vốn của Nhà nước; là đại diện phần vốn của Nhà nước tại Công ty Medicoast. |
Thứ hai: Nhiều dấu hiệu sai phạm về việc TAND TP Vũng Tàu tổ chức hòa giải và ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.
Năm 2010, Công ty Medicost ký hợp đồng tín dụng với Ngân hàng TMCP Phương Nam (nay là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank), số tiền vay là 45.000.000.000 đồng. Đến năm 2011, Ngân hàng TMCP Phương Nam yêu cầu Medicost ký hợp đồng vay vốn với số tiền là 60.000.000.000 đồng. Mục đích vay thêm 15 tỷ đồng là dùng để trả nợ lãi cho khoản nợ 45 tỷ đồng nói trên.
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Phương Nam khởi kiện Bị đơn: Medicost ra TAND TP Vũng Tàu để thu hồi nợ (vụ án Kinh doanh thương mại thụ lý số 85/2013/TLST-KDTM ngày 12/7/2013).
Ngày 2/8/2013, tại TAND TP Vũng Tàu, Ngân hàng TMCP Phương Nam và Medicost tiến hành hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ án; Thẩm phán, Chủ trì phiên hòa giải là ông Nguyễn Thanh Sơn.
Biên bản hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ án, lập ngày 2/8/2013 tại TAND TP Vũng Tàu |
Tuy nhiên, có những sai sót thể hiện trong quá trình giải quyết vụ án trên.
Có dấu hiệu về thu thập chứng minh và chứng cứ chưa đúng quy định Bộ luật Tố tụng dân sự.
Theo Nghị quyết số 04/2012/HĐ-TP ngày 3/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (Có hiệu lực 1/7/2013) về “Chứng minh và chứng cứ”, khi giải quyết vụ án dân sự, kinh doanh, thương mại, cho thấy: Toà án thu thập chứng cứ không đúng quy định, không tiến hành đo đạc, thẩm định tài sản tranh chấp theo đúng quy định tại chương VII của Bộ luật Tố tụng dân sự (TTDS); thẩm phán Nguyễn Thanh Sơn xác định không đúng, không đầy đủ, xác định sai tư cách, bỏ sót người tham gia tố tụng trong vụ ; và
Có dấu hiệu sai phạm quy định về hòa giải trong tố tụng dân sự và ra Quyết định số 53.
Quyết định số 53 có nội dung (trích): “Căn cứ khoản 2 Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự. Căn cứ biên bản hòa giải ngày 2 tháng 8 năm 2013. Lập biên bản hòa giải thành do các đương sự đã thỏa thuận về việc giải quyết toàn bộ vụ án, như sau:
Tính đến ngày 6/6/2013, Công ty Medicost còn nợ Ngân hàng Phương Nam số tiền là 83.009.426.083 đồng.
Nay Công ty Medicost có trách nhiệm thanh toán hết số tiền nợ trên và tiền lãi suất phát sinh theo Họp đồng tín dụng số 007/05/11TV/HĐTD ngày 9/5/2011 kể từ ngày 7/6/2013 cho đến khi thanh toán hết khoản nợ.
Trong trường hợp Công ty Medicost không có khả năng thanh toán nợ thì Ngân hàng TMCP Phương Nam được quyền yêu cầu cơ quan Thi hành án phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ; tài sản thế chấp là QSDĐ diện tích đất 8.189,2 m2 tại thửa số 29, tờ bản đồ số 65, phường 02, TP Vũng Tàu và Quyền sở hữu công trình xây dựng tọa lạc tại địa chỉ 165 Thùy Vân, phường Thắng Tam, TP Vũng Tàu theo Hợp đồng thế chấp số 008/05/11TC/HĐTC ngày 9/5/2011.
Về án phí sơ thẩm: Công ty Medicost, Ngân hàng TMCP Phương Nam mỗi bên phải nộp số tiền là: 47.752.356 đồng.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành, nếu đương sự nào có thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận trên đây, thì phải làm văn bản gửỉ cho Tòa án. Nếu hết thời hạn này mà không có đương sự nào thay đối ý kiến thì Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự và Quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.”
Thẩm phán Nguyễn Thanh Sơn kí, ban hành Quyết định số 53, căn cứ biên bản hòa giải thành ngày 2/8/2013 về việc các đương sự thỏa thuận giải quyết toàn bộ vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 85/2013/TLST-KDTM ngày 12/7/2013.
Tuy nhiên, từ việc ban hành Quyết định số 53, thể hiện nhiều dấu hiệu sai phạm. Cụ thể:
Một, theo quy định tại Điều 183 BLTTDS 2004: Trước khi tiến hành phiên hoà giải, Toà án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hoà giải, nội dung các vấn đề cần hoà giải.
Tuy nhiên, Thẩm phán Nguyễn Thanh Sơn tổ chức tiến hành phiên hoà giải ngày 2/8/2013, mà không thực hiện Thông báo về phiên hoà giải cho đương sự.
Hai, căn cứ , là tài sản được các bên thỏa thuận xử lý để thực hiện nghĩa vụ là tài sản chung của nhiều chủ sở hữu, người sử dụng tài sản và trong khối tài sản này có tài sản của người thứ ba (Nhà nước). Và Tòa án chỉ căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên và giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản, để công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc xử lý tài sản, nên dẫn đến việc công nhận xử lý tài sản không đúng với thực tế (không đúng đối tượng thuộc thẩm quyền được xem xét hòa giải), làm cho không thể thi hành án được, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người thứ ba (Nhà nước), là thể hiện vi phạm quy định: Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được quy định tại , hướng dẫn chi tiết Điều 75, Điều 22 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của đã được sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ: Theo quy định tại của người thứ ba để đảm bảo thực hiện , khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm Toà án không đưa người thế chấp tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là không đúng với các quy định của pháp luật.
Thứ năm: Nội dung Biên bản hòa giải của TAND TP Vũng Tàu lập ngày 2/8/2013 thiếu chính xác, không khách quan.
Trong biên bản hòa giải có ghi phần trình bày của bị đơn và phần trình bày của nguyên đơn, hai bên có thỏa thuận đồng ý cho thời hạn 3 tháng trả nợ Ngân hàng. Như vậy việc lập biên bản hòa giải phải ghi rõ nội dung hai bên thỏa thuận trong quyết định. Nhưng Toà án lập biên bản hoà giải trong quyết định không ghi nội dung nêu trên là thể hiện thiếu chính xác, không đúng đắn khách quan khi giải quyết vụ án.
Thứ sáu: Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có nội dung ghi không đúng với nội dung của biên bản hòa giải.
Cụ thể trong biên bản hòa giải ngày 2/8/2013, có nội dung ghi: “Đối với số tiền vay gốc 60.000.000.000đồng, Lãi phát sinh trong hạn 8.385.840.811đồng và lãi quá hạn 14.400.000.000đồng tổng cộng lãi 23.009.426.083 đồng , đến 6/6/2013 Tổng số tiền còn nợ Ngân hàng TMCP Phương Nam là 83.009.426.083 đồng.
Theo như nội dung trên thì nguyên đơn và bị đơn chỉ thống nhất với nhau là Công ty Medicoast phải trả cho Ngân hàng TMCP Phương Nam số tiền gốc và lãi là 83.009.426.083đồng các bên đương sự đã trình bày trong biên bản hòa giải, nhưng tại Quyết định số 53 lại không ghi rõ: “Đối với số tiền nợ gốc là 60.000.000.000đồng, lãi phát sinh đến 06/6/2013 là 23.009.426.083đồng”.
Lẽ ra khi lập biên bản hoà giải giữa các đương sự, Toà án phải ghi cụ thể nợ vốn gốc, lãi trong hạn, lãi quá hạn bằng số tiền cụ thể rõ ràng , ghi vào quyết định công nhận sự thoả thuận giữa các đương sự thì mới thể hiện tính chính xác khi ban hành quyết định tố tụng, việc làm này của Thẩm phán đã vi phạm mẫu số 09a ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 3/12/2012 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao; dẫn đến việc đương sự cho rằng chưa đúng nội dung thỏa thuận về nợ vốn gốc và lãi trong biên bản hòa giải.
Trang 1 và trang 2 Biên bản hòa giải thỏa thuận giải quyết vụ án, ngày 2/8/2013 tại TAND TP Vũng Tàu
Thứ bảy: Công nhận việc bà Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên làm trái Điều lệ Công ty Medicoast.
Điều lệ Công ty Medicoast được lập trên những căn cứ: Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005; thỏa thuận của các thành viên tại Hợp đồng Liên doanh Liên kết Kinh tế số 10/HDLK ngày 25/2/2002 và các phụ kiện hợp đồng; Biên bản bản họp Hội đồng thành viên Công ty Medicoast số 06/BBIIĐTV ngày 19/9/2011.
Theo Điều 10 Điều lệ Công ty Medicoast: Cơ cấu tổ chức quản lý và người đại diện theo pháp luật của Công ty (Điều 46 Luật Doanh nghiệp): Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Medicoast có Hội Đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Medicoast là Chủ tịch Hội đồng thành viên. Người đại diện theo pháp luật nhiệm kỳ đầu tiên của Công ty là bà Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên.
Và theo Điều lệ Công ty tại Điều 11: Hội đồng thành viên (Điều 47 luật doanh nghiệp). Hội đồng thành viên gồm tất cả thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty.
Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây: “… Thông qua các hợp đồng ký kết liên kết với các đối tác Công ty khác; … Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.”
Theo Điều lệ Công ty tại Điều 12: Chủ tịch Hội đồng thành viên (Điều 49 luật doanh nghiệp). Hội đồng thanh viên bầu một thành viên làm Chủ tịch. Chủ tịch hội đồng thành viên có thể kiêm Giám đốc Công ty Medicoast. Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
“ … Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ Công ty. … Việc sử dụng tài sản Công ty để trả nợ hay bán, phương thức bán, giá bán... đều do Hội đồng thành viên Công ty quyết định trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.”
Thế nhưng, tại Biên bản hòa giải (căn cứ để ban hành Quyết định số 53), có thể hiện bà Nguyễn Thị Mai, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Medicoast, đã tự ý thực hiện việc sử dụng tài sản Công ty để trả nợ hay bán, phương thức bán, giá bán..., trong khi việc này không do Hội đồng thành viên Công ty quyết định. Rõ ràng đây là việc làm trái Điều lệ Công ty Medicoast.
Trích Điều lệ Công ty Medicoast |
Nguyện vọng của người cao tuổi
Ông Lô Chiu Hồng, Chủ tịch Hội đồng Thành viên, đồng thời là người đại diện theo pháp luật của Công ty Medicoast, bức xúc: “Rõ ràng, việc thỏa thuận hòa giải thành tại TAND TP Vũng Tàu giữa Ngân hàng TMCP Phương Nam và Công ty Meddicost là hoàn toàn trái luật, sai về tố tụng khi Tòa án không đưa người có quyền nghĩa vụ liên quan là bà Nguyễn Thị Hải và Công ty CP Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu – là công ty có 58,8 % vốn Nhà nước vào tham gia tố tụng nói chung và tham gia hòa giải nói riêng; và trái Điều lệ Công ty Medicoast. Việc thỏa thuận này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của các bên liên quan.
Chính vì các lẽ trên đây, Công ty Medicost đã nộp đơn lần 1 đề nghị Giám đốc thẩm, có Giấy biên nhận số 831 ngày 11/4/2016 của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Nay, doanh nghiệp và người dân chúng tôi buộc phải có “Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm” gửi đến Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và game bài đổi thưởng tiền that (Cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam); kính mong được lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét giúp đỡ để có được Quyết định kháng nghị tái thẩm và Quyết định tái thẩm theo hướng hủy toàn bộ Quyết định số 53, vì có nhiều tình tiết mới nói trên theo quy định tại Điều 352 ”.
“Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm” của người cao tuổi - ông Lô Chiu Hồng gửi Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và game bài đổi thưởng tiền that |