Có nhiều tình tiết để xem xét giám đốc thẩm
Đơn thư bạn đọc 24/05/2022 18:34
“Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm” của ông Nguyễn Công Tấn và bà Phan Thị Bế |
Nội dung vụ án
Tại phiên tòa, nguyên đơn trình bày:
Ngày 16/3/1986, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Minh Hải ra Quyết định (quyết định không số) giao đất ở, nhà ở cho ông Tô Quang Khuynh, 1.003m2, tọa lạc tại khóm 4, phường 6, thị xã Cà Mau, tỉnh Minh Hải (nay là TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Tại Điều 3 quyết định nêu “khi không còn nhu cầu sử dụng phải giao lại cho Ban CHQS tỉnh Minh Hải. Không được giao nhượng lại cho ai khác”.
Đến năm 2005, vợ chồng ông Khuynh được UBND TP Cà Mau cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), 1 giấy số AC 025310 ghi thửa số 106, tờ bản đồ số 02, 300m2 và 1 giấy số AC 025313 ghi thửa số 407, tờ bản đồ số 02, 771m2. Đất này ông Khuynh, bà Hòa tách làm 3 thửa chia cho các con, gồm: Tô Hoàng Nam, Lâm Thị Thía: 180m2; Tô Hoàng Đông, Mã Lê kiều:180m2; Tô Lan Phương, Trịnh Văn Toán: 180m2, phần còn ông Khuynh, bà Hòa quản lý, sử dụng.
Năm 2013, ông Khuynh, bà Hòa chuẩn bị xây nhà ở thì phát hiện trên đất cắm trụ xi măng và rào lưới B40 lấn sang phần đất của ông bà 321,3 m2 (23,8m X 13,5m). Ông Khuynh, bà Hòa và các con khởi kiện yêu cầu ông Tấn, bà Bế giao trả lại 376,4m2 (đo thực tế) và tháo dỡ công trình trên đất.
Tại phiên tòa, bị đơn trình bày:
Năm 1971, bà Nguyễn Thị Đồng được chế độ cũ cấp giấy chứng khoán và chứng thư cấp quyền sở hữu, đến ngày 22/2/1983 thì làm giấy chuyển nhượng lại cho ông Tấn, bà Bế, tổng diện tích 10.957,5m2, trong đó: Đất thổ cư 365m2 (7,3m x 50m); đất vườn 1.200m2 (12m x 100m); đất ruộng 9.392,5m2 (32,5m x 289m) có Trưởng khóm 4 và UBND phường 6 ký xác nhận. Ông Tấn, bà Bế quản lý, sử dụng đất đến nay. Ông Tấn đã cắm cột bê tông, làm hàng rào lưới B40 và dây chì gai bao quanh phần đất từ năm 1983 chỉnh và hiện nay hàng rào, cột bê tông vẫn còn, những người làm hàng rào cho ông Tấn có xác nhận cung cấp cho Tòa án.
Ngày 22/2/1983, bà Nguyễn Thị Đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Công Tấn và bà Phan Thị Bế |
Ông Tấn, bà Bế được UBND thị xã Cà Mau cấp GCNQSDĐ năm 1993, diện tích 8.600m2. Ông Tấn, bà Bế cất nhà trọ cho thuê, trồng cây ăn trái như mít, ổi, ... sử dụng ổn định trên 25 năm, không có tranh chấp. Ông Tấn là thương binh 2/4 được miễn nộp thuế sử dụng đất; không có quyết định thu hồi Giấy chứng nhận hay một phần diện tích đất nào và ông Tấn, bà khẳng định không ký tên nhận tiền bồi thường đất.
Năm 1993, ông Nguyễn Công Tấn và bà Phan Thị Bế được UBND thị xã Cà Mau cấp GCNQSDĐ với 8.600m2 |
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 14/2018/DS-ST ngày 18/1/2018, TAND TP Cà Mau nhận định:
“ ... Như vậy, trước đó vào năm 2005 UBND TP Cà Mau cấp 2 GCNQSDĐ cho ông Khuynh 1.071m2 là không đúng với quyết định giao đất cùa Ban CHQS tỉnh. Tại hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận của ông Khuynh về tứ cận không đúng thực tể, những người giáp ranh và ông Tấn không ký tên (tại bản vẽ đo đạc thực tế phần đất phía hậu giáp ranh với ông Tấn 3 cạnh). Điều này cho thấy khi quyết định giao đất và cấp Giấy chứng nhận cho ông Khuynh chỉ căn cứ vào giấy tờ, không xuống thực tế phần đất cắm cột mốc bàn giao ranh giới”.
Qua đó, tuyên xử: “Không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn’’.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2019/DS-PT ngày 22/2/2019 của TAND tỉnh Cà Mau, tuyên xử: “Buộc ông Tấn, bà Bế trả lại 376,4m2 đất và tháo dỡ di dời toàn bộ vật kiến trúc và tài sản gắn liền trên đất”.
Có nhiều tình tiết để xem xét giám đốc thẩm
Một, về tố tụng.
Theo Hợp đồng ủy quyền lập ngày 15/4/2016, thể hiện nội dung: Bên A (các nguyên đơn trong vụ án) đồng ý ủy quyền cho bên B (bà Nguyễn Thị Hòa) tham gia tố tụng tại TAND các cấp, trong vụ tranh chấp quyền sử dụng đất với ông Tấn, bà Bế, tại thửa 407,415, 413,414 tờ bản đồ số 02, phường 6, TP Cà Mau.
Trong quá trình giải quyết vụ án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn yêu cầu độc lập vào ngày 5/8/2016, nội dung yêu cầu các nguyên đơn phải trả lại phần đất lấn chiếm 449 m2 thuộc các thửa đất nêu trên và thửa 106 tờ bản đồ số 02, tại phường 6, TP Cà Mau. Ở các cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm, bên B (theo giấy ủy quyền) đã tự quyết định giải quyết các vấn đề về yêu cầu độc lập mà không có văn bản thể hiện sự đồng ý của các nguyên đơn, là thể hiện vượt quá phạm vi ủy quyền, vi phạm tố tụng.
Hai, về Quyết định không số.
Ông Tấn có ý kiến: Tại Biên bản không ngày tháng năm về việc thông qua phương thức bồi hoàn đất (BL số 552), có ghi “Đồng chí Hai Thành thông qua quyết định của UBND tỉnh về việc thu hồi đất để quy hoạch dân cư và Quyết định số 03 của UBND tỉnh về giá thu mua lúa ngày 9/1/1987”. Như vậy, biên bản không ngày tháng năm này có thể cùng ngày hoặc sau ngày 9/1/1987 (tức ngày có Quyết định 03 về giá thu mua lúa) và ngày này được xác định ngày công bố quyết định của UBND tỉnh về thu hồi đất có hiệu lực pháp luật.
Qua đó, đối chiều về mặt thời gian thì Ban CHQS tỉnh cấp đất cho ông Khuynh tại Quyết định không số ngày 16/3/1986 là cấp trước ngày công bố triển khai quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh. Tức chưa có quyết định thu hồi đất của Cơ quan có thẩm quyền, Tỉnh đội đã ra Quyết định cấp đất cho ông Khuynh trên phần đất chưa bị thu hồi là không thể chấp nhận.
Đồng thời, tại Điều 3 của Quyết định không số quy định: “Khi không còn nhu cầu sử dụng phải giao lại cho Ban CHQS tỉnh Minh Hảỉ. Không được giao nhượng lại cho ai khác”. Điều này cho thấy, quyết định giao đất ở, nhà ở cho ông Khuynh là có điều kiện, chứ không phải giao sử dụng vĩnh viễn. Ông Khuynh, bà Hòa làm hồ sơ để được cấp GCNQSDĐ và tặng lại cho các con một phần diện tích đất được cấp là vi phạm Điều 3 cùa Quyết định!
Ba, đất đang tranh chấp vẫn cấp GCNQSDĐ cho ông Khuynh, bà Hòa:
Quyết định không số, không nêu vị trí phần đất giáp ranh, hình thể thửa đất, chiều ngang, chiều dài. Đo đó dựa vào cơ sở nào cho rằng phần đất cấp theo Quyết định không số có vị trí được xác định tại đơn xin xác nhận nguồn gốc đất của ông Khuynh vào ngày 31/12/2003 là 1.071 m2 lớn hơn 68 m2 nêu trong Quyết định không số (BL số 316).
Trong đơn xin xác nhận nguồn gốc đất có phần xác nhận của các hộ kế cận theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc nhưng không có ai ký tên kế cận, mặc dù có ghi tên. Như vậy, đơn này có hợp lệ và đảm bảo khách quan hay không? Nội dung đơn còn nêu nguồn gốc đất: Do Ban CHQS tỉnh Cà Mau cấp vào năm 1986 sử dụng ổn định đến ngày nay (thời điểm làm đơn năm 2003), tức thời gian sử dụng từ năm 1986 đến năm 2003 là 17 năm. Tại phiên tòa ông Cường, ông Tấn khẳng định không có ông Khuynh, bà Hòa đến đây khai thác hay sử dụng phần đất tranh chấp và đến nay cũng không. Lời khai của ông Tấn, ông Cường phù hợp với phần nội dung nêu trong Công văn số 245/CV-TA ngày 8/5/2015 của TAND TP Cà Mau, có đoạn nêu “...Tại đơn khởi kiện và biên bản hòa giải đều thể hiện từ khi được Ban CHQS tỉnh Cà Mau cấp đất và khi làm thủ tục để được cấp GCNQSDĐ, ông Khuynh, bà Hòa không có ở trên phần đất này, mà đến tháng 9 năm 2013 ông bà mới đến phần đất được cấp để cất nhà thì xảy ra tranh chấp” (BL số 163,164).
Như vậy, chứng tỏ phần đất cấp cho ông Khuynh vào năm 1986 chỉ thể hiện trên giấy tờ, chứ thực tế ông Khuynh, bà Hòa chưa đến ở và sử dụng. Do đó, trong hồ sơ kê khai cấp GCNQSDĐ cho ông Khuynh vào năm 2005, phần kê khai về nguồn gốc đất thể hiện sử dụng ổn định là chưa phản ánh đúng thực tế khách quan.
Cũng xin nói rõ thêm, theo Quyết định không số không nêu vị trí phần đất diện tích 1.003m2, nhưng tại đơn xin xác nhận nguồn gốc đất của ông Khuynh vào ngày 31/12/2003 xác định vị trí: Hướng Đông giáp đường dự kiến; hướng Tây giáp đất ông Nguyễn Công Tấn; hướng Nam giáp đất bà Nguyễn Thị Khương; hướng Bắc: bỏ trống.
Trong khi đó, tại văn bản số 1687/PHC-BDT ngày 30/7/2014 của Phòng Hậu cần, Ban CHQS tỉnh Cà Mau nêu: “Qua xem xét hồ sơ, giấy tờ, Quyết định giao đất ở, nhà ở cho ông Tô Quang Khuynh ngày 16/3/1986, cụ thể như sau: Đất 1,003m2, Đông giáp đất ông Trần Trọng Nghĩa; Tây giáp đất ông Nguyễn Minh Thông; Nam và Bắc giáp lộ dự kiến” (BL 169).
Và tại văn bản số 511/PHC-BDT ngày 27/3/2015 của Phòng Hậu cần đính chính lại vị trí phần đất ông Khuynh: Đông giáp lộ dự kiến; Tây giáp ranh đất Ban CHQS tỉnh Cà Mau; Nam giáp đất ông Trần Văn Kiểu; Bắc giáp đất ông Trần Trọng Nghĩa” (BL 170).
Đến ngày 4/5/2017 Ban CHQS tỉnh Cà Mau ban hành Công văn số 615/BCH- PHC xác định phần đất ông Khuynh: Đông giáp lộ dự kiến; Tây giáp ranh đất Bộ CHQS tỉnh Cà Mau; Nam giáp ranh đất Ban CHQS tỉnh; Bắc giáp đất ông Trần Trọng Nghĩa (BL 522).
Có thể thấy, vị trí phần đất của ông Khuynh không thống nhất và mâu thuẫn hoàn toàn với 3 văn bản của Tỉnh đội. Do đó, chưa có cơ sở xác định phần đất cấp cho ông Khuynh, bà Hòa chính xác nằm ở vị trí nào? Có phải phần đất hiện nay đang tranh chấp hay không chưa được làm sáng tỏ?
Ngoài ra, theo GCNQSDĐ số AC 025343 cấp cho ông Huynh, bà Hòa phần đất có diện tích 771m2 thuộc thửa số 407 tờ bản đồ số 02, nhưng trong sơ đồ thửa đất bản vẽ không có thửa 407 mà là thửa 387 diện tích 771m2. Như vậy, thửa 407 và thửa 387 cùng là một thửa hay khác thửa? Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập tài liệu, chứng cứ làm rõ vấn đề này.
Mặt khác, trong hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho ông Khuynh, bà Hòa xác nhận phần đất không có tranh chấp, không chồng lấn là không đúng sự thật thực tế. Bởi: Tại Công văn số 660/CV-BCH ngàý 9/5/2006 của Ban CHQS tỉnh Cà Mau về việc yêu cầu giải quyết tranh chấp 2 ha đất, Sở Xây dựng hoán đổi với Tỉnh đội năm 1987. Nội dung Công văn số 660/CV-BCH có đoạn: “... Sở Xây dựng có trách nhiệm giải tỏa bồi hoàn 2 ha đất phường 6 để làm đất ở cho gia đình cản bộ. Quá trình triển khai cấp đất ở cho cán bộ, không đường, không điện, nước gặp nhiều khó khăn và có 2 hộ chủ đất cũ cản ngăn không triển khai được như: 1- Hộ ông Nguyễn Công Tấn; 2- Phần đất của bà Hà Thị Mỹ.” Và công văn còn nêu “vùng đất 2 ha này trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng giải tỏa giao lại Tỉnh đội thực tế còn tranh chấp, những năm gần đây Bộ CHQS tỉnh có yêu cầu Sở Xây dựng xem xét giải quyết nhưng chưa được kết quả và yêu cầu tiếp tục xem xét giải quyết”.
UBND TP Cà Mau cấp GCNQSDĐ cho ông Khuynh, bà Hòa vào năm 2005 đối với phần đất vẫn đang tranh chấp, là không phù hợp quy định của pháp luật về đất đai.
Bốn, không tiến hành đầy đủ hoạt động thu thập chứng cứ.
Tại phiên tòa phúc thẩm, đơn bị ông Tấn, bà Bế phản bác yêu cầu dừng phiên tòa để đến thực địa xem xét trên phần đất tranh chấp có 2 cây mít ông Tấn, bà Bế trồng khoảng 20 năm (yêu cầu xác định tuổi cây), trồng trước thời điểm cấp GCNQSDĐ cho ông Khuynh, bà Hòa vào năm 2005. Viện Kiểm sát cũng đề nghị dừng phiên tòa, nhưng không hiểu sao Hội đồng xét xử không dừng để thẩm định?!
Chưa hết, Công văn số 1598/UBND-NC ngàỵ 6/7/2018 của Chủ tịch UBND TP Cà Mau kiến nghị TAND tỉnh phối hợp UBND phường 6 tiến hành họp dân, xác minh làm rõ thời điểm hàng rào lưới B40 có trên đất tranh chấp (BL 978), nhưng Tòa án không tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo kiến nghị này.
Nguyện vọng của thương binh cao tuổi
Ông Tấn bức xúc: “Tại phiên tòa phúc thẩm, chủ tọa phiên tòa cho rằng tôi (Tấn) không yêu cầu xem xét công sức đầu tư nên không xem xét, nói như vậỵ là không đúng, bởi vì tôi khẳng định đất tranh chấp là đất của gia đình tôi, tôi không đồng ý trả, còn ý kiến của vợ, con tôi không đồng ý nhưng Tòa án không hỏi ý kiến mà phủ quyết là không đúng.
Và Bản án phúc thẩm chưa xác minh làm rõ nguồn gốc đất của gia đình chúng tôi, không làm rõ việc hoán đổi đất giữa Ban CHQS tỉnh Minh Hải với Sở Xây dựng, tổng diện tích bao nhiêu, vị trí? Hình thể thửa đất? Từ đó làm ảnh hưởng đến phần đất của gia đình chuyển nhượng hợp pháp từ bà Nguyễn Thị Đông vào năm 1983.
Tại Công văn số 1280/BCH-VP ngày 2/7/2018 của Ban CHQSS tỉnh Cà Mau, gửi TAND tỉnh cho rằng phần đất hoán đổi khoảng 2 ha, nhưng lại liệt kê 7 hộ có tên trong danh sách được bồi hoàn 32.300m2 (chưa tính diện tích thu hồi của hộ bà Hà Thị Mỹ mẹ ông Tô Minh Cường người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án) (BL 850->852). Như vậy, diện tích thu hồi lớn hơn nhiều so với diện tích hoán đổi, có đảm bảo chủ trương cho phép hay không, chưa làm rõ?
Cấp phúc thẩm không thu thập tài liệu, chứng cứ có hay không quyết định thu hồi đất của UBND tính Minh Hải vào năm 1987, tổng diện tích thu hồi bao nhiêu m2, những hộ gia đình nào liên quan, vị trí và ranh giới cụ thể? Phần đất của gia đình tôi bị thu hồi diện tích bao nhiêu (nếu có), vị trí thu hồi nằm ở đâu?
Chúng tôi khẳng định không ký tên nhận tiền bồi thường đất, nhưng trong hồ sơ vụ án tài liệu bản phô tô có chữ ký tên “Bế” nhận tiền bồi thường là không thể châp nhận, cần phải làm sáng tỏ có hay không việc nhận tiền bồi thường ký tên "Bế".
Chúng tôi là những người cao tuổi, có công lớn với cách mạng (thương binh, bệnh binh) bản án phúc thẩm buộc vợ chồng chúng tôi phải chịu án phí 16.938.000 đồng là không đúng theo quy định của pháp luật.
Từ các lẽ trên đây, chúng tôi kính đề nghị Chánh án TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh kháng nghị giám đốc thẩm đối với Bản án dân sự phúc thẩm số 27/2019/DS-PT ngày 22/2/2019 của TAND tỉnh Cà Mau, theo hướng hủy bản án phúc thẩm và giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 14/2018/DS-ST ngày 18/1/2018 của TAND TP Cà Mau; đồng thời, có văn bản yêu cầu hoãn thi hành bản án hoặc quyết định tạm đình chi thi hành bản án nêu trên đến khi có quyết định giám đốc thẩm.”
Đơn của ông Nguyễn Công Tấn và bà Phan Thị Bế, gửi game bài đổi thưởng tiền that |