Chính quyền huyện Lệ Thủy cần nhanh chóng giải quyết để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của dân
Đơn thư bạn đọc 24/11/2021 08:27
Người dân mang bệnh hiểm nghèo... còn
Như Tạp chí game bài đổi thưởng tiền that , Tạp chí Người Cao Tuổi ngày 10/8/2021 đã phản ánh, nhiều năm nay, ông Nguyễn Thành Dưng, 66 tuổi, ở thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình quá bức xúc về việc bị gây khó khăn khi đi làm giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Theo đó, mảnh đất của ông Dưng có số thửa 241, tờ bản đồ số 07, ở thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, với diện tích 1.807,7m2 mà ông Dưng cùng vợ con đã khai hoang, từng làm nhà ở và sản xuất hoa màu liên tục từ 1984 đến nay. Đặc biệt, trong suốt quá trình sử dụng đất, ông Dưng chưa bao giờ bị tranh chấp với bất cứ ai, cũng như không hề bị thu hồi hay thông báo biến động về diện tích đất của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Thế nhưng đến khi đề nghị cấp sổ đỏ thì nhận được thông báo của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy cho rằng, đất của ông Dưng bị chồng lấn vào rừng phòng hộ!?.
Sau phản ánh của game bài đổi thưởng tiền that , đến ngày 10/9/2021, UBND huyện Lệ Thủy tiến hành cấp sổ đỏ thửa đất 241, tờ bản đồ 07 cho gia đình ông Nguyễn Thành Dưng, bà Hoàng Thị Dục. Nhưng chỉ với diện tích là 1068,2 m2, phần còn lại hơn 739 m2 thì phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy vẫn cho rằng chồng lấn đất rừng phòng hộ nên vẫn không cấp sổ đỏ cho ông Dưng (!).
Tuổi đã cao, lại mắc bệnh đau tim nhưng ông Nguyễn Thành Dưng không biết đợi đến bao giờ đất của gia đình mới được cấp sổ đỏ? |
Ông Nguyễn Thành Dưng bức xúc nói: “Đất tôi khai hoang, đường đường chính chính làm nhà ở, sử dụng và bảo vệ từ năm 1984 đến giờ không hề tranh chấp, không bị Nhà nước thu hồi mà bảo bị chồng lấn, nói như vậy thì hóa ra tôi đã có hành vi lấn chiếm rừng phòng hộ à? Bây giờ bóc tách ra làm xấu thửa đất của tôi, ảnh hưởng đến việc canh tác, muốn chuyển nhượng để kiếm ít tiền hưởng tuổi già hoặc cho con cái cũng không được, trong khi hiện tại tôi đang đau bệnh tim, sức khỏe rất yếu, không biết sống chết ra sao mà họ bảo tôi chờ thì chờ đến bao giờ”?
Huyện bảo đợi tỉnh (!?).
Phóng viên tiếp tục làm việc để có câu trả lời thỏa đáng cho người dân, nhưng vẫn chỉ nhận được sự thơ ơ hay những câu trả lời thiếu trách nhiệm của Phòng Tài nguyên và Môi trường, và chính quyền huyện Lệ Thủy
Theo ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy: trước mắt không phải là không cấp, mà cấp phần đất không liên quan đến rừng phòng hộ, còn lại phần liên quan đến rừng phòng hộ thì họ tiếp tục sử dụng, đến khi có rà soát lại quy hoạch ba loại rừng trên địa bàn toàn huyện thì tiếp tục xem xét cấp phần còn lại.
Một câu hỏi đặt ra, trong thời gian bao lâu nữa thì được giải quyết, hiện tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như chính quyền huyện Lệ Thủy đã có văn bản, kế hoạch đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, rà soát để giải quyết cho người dân chưa?
Ông Nguyễn Xuân Tường trả lời vòng vo, thoái thác trách nhiệm: “Trên tinh thần phải tổng hợp từ xã lên sau khi có các kiến nghị như vậy, còn tôi ngành Tài nguyên và Môi trường thì tôi không thể đề xuất điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng. Sau khi có kiến nghị tổng hợp từ xã lên để báo cáo UBND huyện và UBND huyện sẽ chỉ đạo giao cho phòng Nông nghiệp, hoặc hạt Kiểm lâm hoặc ngành nào đó phối hợp để kiến nghị với cấp có thẩm quyền. Còn lại việc cấp giấy thì theo thủ tục hành chính thôi, khi nào người dân nộp đầy đủ hồ sơ thì chúng tôi cấp, không thì thôi”
Ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy |
Còn ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho rằng: quy hoạch 3 loại rừng là do Sở Nông nghiệp của tỉnh, có đơn vị tư vấn có xác minh với xã, việc chồng lấn quy hoạch này là do hồ sơ trước đây. Còn lại việc điều chỉnh sắp tới đây mà Sở Nông nghiệp có chủ trương điều chỉnh quy hoạch thì huyện chấp hành theo tỉnh và huyện sẽ ban hành văn bản chỉ đạo các xã, thôn, các hộ gia đình về vướng mắc để điều chỉnh theo quy hoạch?
“Khi nào tỉnh có chủ trương điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng chúng tôi sẽ nắm lại, chỉ đạo xã rà soát lại toàn bộ để thực hiện quy hoạch ba loại rừng theo chỉ đạo của tỉnh chứ không làm sớm được, mai mốt lãnh đạo các xã có thay đổi thì sao? Còn bao giờ tỉnh có chủ trương thì hỏi tỉnh chứ tôi làm sao biết được. Quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh có nguồn vốn rất lớn của tỉnh để làm việc này toàn tỉnh có thẩm định, thậm chí của Bộ Nông nghiệp nữa, tôi làm sao trả lời khi nào giải quyết được việc này”, ông Nguyễn Hữu Hán nói.
Mặc dù biết nhiều hộ dân có đất bị chồng lấn với rừng phòng hộ, nhưng Ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho rằng việc đó do Sở NN&PTNT, và để điều chỉnh giải quyết thì phải chờ tỉnh nhưng không biết chờ đến bao giờ? |
Điều đáng nói, cả ông Tường và ông Hán đều khẳng định: trên địa bàn huyện Lệ Thủy không chỉ riêng trường hợp của ông Dưng mà còn nhiều trường hợp khác cũng bị chồng lấn rừng phòng hộ như vậy và người dân vẫn được phép sử dụng. Phòng chuyên môn cũng như chính quyền huyện vẫn chưa có báo cáo đề xuất hay biện pháp gì để giải quyết cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Long, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình cho biết: Việc quy hoạch ba loại rừng có sự phối hợp với chính quyền địa phương để rà soát và trên cơ sở dữ liệu đó có sự thống nhất của huyện sau đó tích hợp lên tỉnh. Trong quá trình thực hiện sẽ có những sai số vì diện tích quá lớn. Nếu trường hợp đúng họ khai hoang như thế, xác minh chính xác và chính quyền địa phương thừa nhận chỗ đề xuất quy hoạch ba loại rừng lên bị sai lệch thì có báo cáo đề xuất để cấp tỉnh biết và có phương án điều chỉnh.
Việc kiểm tra rà soát diễn biến rừng hàng năm đều thực hiện thường xuyên từ cấp Bộ đến tỉnh, huyện và cấp nào ký duyệt cấp đó. Theo ông Long, đối với trường hợp ông Dưng thì do không có rừng nên nó không thể hiện khi kiểm tra diễn biến rừng. Còn việc quản lý sử dụng đất đai thì bên lĩnh vực tài nguyên năm nào cũng có rà soát kiểm tra.
Ông Long cho biết: “Đến nay chúng tôi cũng chưa hề nhận được một văn bản, đề xuất, phản ánh nào từ huyện về việc chồng lấn cần điều chỉnh cả. Còn trường hợp của ông Dưng theo tôi ở dưới huyện cũng có Hạt Kiểm lâm, hai đơn vị là Hạt Kiểm lâm và Phòng Tài nguyên và Môi trường phải phối hợp với nhau để tham mưu cho huyện, xử lý cho người dân. Đáng lẽ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy phát hiện có nhiều trường hợp sai sót như thế thì phải tham mưu cho huyện và báo cáo tỉnh liền, đề xuất hướng xử lý như thế nào, vì anh là quản lý đất đai nên họp các ban nghành và địa phương các xã để đề nghị báo giảm đất lâm nghiệp, tăng đất thổ cư để chúng tôi biết chúng tôi có hướng xử lý. Nhưng đến bây giờ chúng tôi cũng không nhận được phản ánh nào từ địa phương cả”.
Người dân thì tuổi cao sức yếu, lại mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo đang ngày đêm mòn mỏi chờ được cấp sổ đỏ nhưng Phòng Tài nguyên và Môi trường và chính quyền huyện Lệ Thủy lại thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng có thẩm quyền tỉnh Quảng Bình vào cuộc giải quyết dứt điểm, đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh để xảy ra nhưng dư luận không tốt làm mất niềm tin trong nhân dân./.