Chính quyền có buông lỏng quản lý và "tiếp tay" để doanh nghiệp “trộm cắp” tài nguyên khoáng sản?
Đơn thư bạn đọc 05/07/2021 10:38
Ngày 28/5/2021, UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp, do Chủ tịch Bùi Hồng Hoàng chủ trì, thành phần tham dự gồm: các Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng Công an huyện, Trưởng Phòng TN&MT, Chánh Văn phòng HĐND và UBND huyện; Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ngọc Đồng và Trưởng Công an xã này tham dự.
Cuộc họp nhằm làm rõ việc Công ty chè Ngọc Đồng, trụ sở ở khu 2, xã Ngọc Đồng, huyện Yên Lập đã lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền để khai thác vận chuyển một lượng lớn đất ra ngoài địa bàn để tiêu thụ trái phép, gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách Nhà nước và tạo dư luận xấu tại địa phương.
Công ty chè Ngọc Đồng khai thác và vận chuyển đất đẫn đến mặt đường dân sinh bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân |
Sau khi nghe các cơ quan, đơn vị báo cáo các nội dung liên quan đến thực trạng trên và ý kiến thảo luận của các đại biểu dự hội nghị; UBND huyện ban hành Văn bản số 57/TB-UBND về việc thông báo kết luận vụ việc của Chủ tịch Bùi Hồng Hoàng.
Cũng theo nội dung Văn bản số 57/TB-UBND nêu trên đã chỉ rõ: “Trong thời gian qua Công an, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng như Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân và Công an xã Ngọc Đồng chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ, xử lý công việc chưa cương quyết, dứt điểm dẫn đến tình trạng việc san gạt hạ cốt nền và vận chuyển đất dư thừa tại xã Ngọc Đồng vẫn tiếp tục diễn ra gây dư luận không tốt trong nhân dân”.
Để xử lý và giải quyết dứt điểm tình trạng trên, trên địa bàn huyện nói chung và xã Ngọc Đồng nói riêng, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các việc sau:
Đối với UBND các xã, thị trấn chỉ cho phép cá nhân, hộ gia đình san gạt hạ cốt nền đối với các trường hợp cấp thiết liên quan đến an toàn về tài sản, tính mạng và phòng chống sạt lở đất trên địa bàn
Về công tác giám sát, quản lý giao Công an huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện và Công an xã Ngọc Đồng thành lập ngay chốt kiểm tra tại địa bàn xã (từ ngày 29/05/2021), đồng thời tăng cường lực lượng cho công tác kiểm tra, giám sát tại địa bàn
Cũng trong thông báo trên, nêu rõ phải chấn chỉnh đội ngũ cán bộ để nêu cao tinh thần, trách nhiệm hơn nữa trong thực thi công vụ, bám địa bàn nắm bắt để xử lý và đề xuất xử lý những sai phạm của các tổ chức, cá nhân một cách kịp thời, đồng thời cương quyết đưa ra khỏi địa bàn xã Ngọc Đồng những máy móc thiết bị có dấu hiệu thực hiện việc san gạt, hạ cốt nền để thuận tiện cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
Việc tham mưu cho UBND huyện trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn, Phòng TN&MT huyện tiếp tục chủ động, tích cực hơn nữa, đồng thời cử cán bộ trực tiếp xuống địa bàn xã Ngọc Đồng để kiểm tra, nắm bắt thông tin, báo cáo và đề xuất xử lý kịp thời những tổ chức, cá nhân sai phạm trong việc san gạt hạ cốt nền và vận chuyển đất dư thừa trái phép.
Đảng ủy, chính quyền và Công an xã Ngọc Đồng phải tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Nắm chắc địa bàn, quyết liệt, chủ động trong giải quyết công việc nói chung và việc sản gạt hạ cốt nền và vận chuyển đất dư thừa không đúng nội dung được cấp phép của cấp có thẩm quyền.
Riêng đối với Công an xã phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc thực thi công vụ để chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã và Công an huyện có biện pháp xử lý dứt điểm, triệt để tình trạng trên.
Yêu cầu Công ty chè Ngọc Đồng dừng ngay việc san gạt hạ cốt nền và vận chuyển đất ra khỏi địa bàn xã Ngọc Đồng, đồng thời di dời máy móc, thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc san gạt hạ cốt ra khỏi địa bàn xã này.
Qua nội dung thông báo kết luận, việc Công ty chè Ngọc Đồng “trộm cắp” tài nguyên khoáng sản, đã lộ rõ dấu hiệu buông lỏng quản lý tài nguyên, đất đai của chính quyền sở tại. Dư luận đặt câu hỏi, vì sao doanh nghiệp này ngang nhiên thực hiện hành vi trên trong một thời gian dài, và chỉ đến khi người dân, báo chí phản ánh thì mới tiến hành kiểm tra?
Ngoài ra, theo nội dung thông báo kết luận trên của người đứng đầu chính quyền huyện Yên Lập, lại không thể hiện rõ việc xử lý những tập thể, cá nhân liên quan đến vụ việc.
Hơn nữa, đối với hành vi “trộm cắp” tài nguyên của Công ty chè Ngọc Đồng có bị xử phạt hay xử lý theo quy định của Luật Khai thác khoáng sản năm 2010, trách nhiệm của tổ chức cá nhân trong việc bảo vệ khoáng sản được thể hiện: Nếu hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường mà không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản, tùy từng hành vi và mức độ sẽ bị xử phạt theo theo Điều 34 Nghị định 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. 1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó, cụ thể như sau: a) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác; b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác…
game bài đổi thưởng tiền that tiếp tục thông tin đến bạn đọc!