Cần nhanh chóng xem xét giải quyết chế độ, chính sách cho người có công với nước
Đơn thư bạn đọc 18/08/2020 08:13
Cụ Đặng Văn Bình kể về chiến công của cụ Phạm Thị Biên |
Sự kiện đánh cháy kho xăng Nại Hiên
Cụ Phạm Thị Ngân (Phạm Thị Biên), sinh năm 1912, sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng, nguyên quán thôn 3, làng Thanh Nhứt, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam. Chồng cụ Ngân là cụ Nguyễn Văn Biên (Hai Biên), sinh năm 1909. Gia đình cụ Hai Biên (ông nội bà Nhung) tham gia cách mạng trong vai trò tiếp tế, nuôi dưỡng và hỗ trợ chiến sĩ cách mạng tại căn hầm bí mật trong ngôi nhà của cha mẹ ruột của cụ Biên. Cụ Biên bí mật hoạt động cách mạng từ những năm 1925-1946.
Vào năm 1946, khi giặc Pháp tái chiếm Đà Nẵng, chúng đã đốt nhà của gia đình cụ Biên và phát hiện ba hầm bí mật là cơ sở nuôi giấu cán bộ hoạt động cách mạng trong nhà. Vì vậy cụ Nguyễn Văn Biên và gia đình đã bí mật chuyển vào thôn An Đông, thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định để sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng. Công việc lúc đó là tiếp tế, nuôi dưỡng, may áo trấn thủ cho bộ đội. Năm 1955, gia đình cụ Biên trở về Đà Nẵng tiếp tục hoạt động. Năm 1957, cụ Biên bị địch bắt giam ở nhà tù Bốt Con Gà, đến năm 1957 thì được thả tự do. Sau đó, cụ được cấp trên điều động lên Đăk Lắk tiếp tục hoạt động cách mạng và bị địch bắt giam tại nhà tù Buôn Ma Thuột. Tại đây, cụ Biên bị địch tra tấn dã man và hy sinh tháng 12/1964.
Còn cụ Phạm Thị Ngân, thời điểm đó đã tham gia công tác phụ nữ, cơ sở binh, địch vận, biệt động thành Đà Nẵng. Năm 1951, cụ Ngân tổ chức lực lượng đánh kho xăng dầu Sell của Pháp tại Nại Hiên, tiêu hủy 2 triệu lít xăng, 160.000 lít dầu và làm chết 5 lính gác… khiến thực dân Pháp hoang mang, lo sợ. Sau đó, cụ tham gia tiếp tế cho các chiến sĩ cách mạng tại chiến khu, bị địch bắt và đưa lên nhà tù Buôn Ma Thuột, bị địch tra tấn và hy sinh năm 1962.
Vợ chồng cụ Nguyễn Văn Biên và cụ Phạm Thị Ngân (Phạm Thị Biên) |
Liệt sỹ Nguyễn Văn Hùng, con trai ruột của vợ chồng cụ Biên, sinh năm 1944 (tuổi thật là sinh năm 1940), hy sinh 1972 tại chiến trường Tây Nguyên. |
Sự kiện đánh cháy kho xăng Nại Hiên tây Đà Nẵng của thực dân Pháp đã tạo được tiếng vang lớn không chỉ trong địa bàn TP Đà Nẵng mà còn cả vùng Liên khu V và cả nước lúc bấy giờ. Sự kiện được thông tin chính thức tại tờ Thông tin số 2 ra ngày 15/9/1951 của Ban Chính trị Thành đội Đà Nẵng, được ghi lại như sau: “Để phối hợp kế hoạch khuếch trương chiến quả và hoàn thành chương trình hai tháng “Xuân lập công” dân quân Khu Nam đã đốt được một kho dầu của địch tại Đà Nẵng lúc 16 giờ 30 phút ngày 19/4/1951. Một nữ du kích bí mật Khu Nam vào đặt mìn cháy chậm ở kho dầu. Đúng 17 giờ mìn nổ lửa bốc cháy. Tiếng thùng phuy nổ xé trời, những vòi khói đen nghịt mãi đến 4 giờ sáng ngày sau mới hạ. Địch thiệt hại: 1 khẩu liên thanh 12 ly 7, chết 1 Tây chủ kho, 1 Tây đen, bị thương 3 tên Ma rốc, 2 triệu lít xăng và 160 ngàn lít dầu hỏa cháy”. (Tờ Thông tin số 02-có ảnh chân dung cụ Phạm Thị Biên kèm theo, đăng trong cuốn Truyền thống Cảng Đà Nẵng do Nhà xuất bản Giao thông vận tải in năm 1991, trang 128).
Cần ghi nhận từ những nhân chứng sống
Cụ Đặng Văn Bình, sinh năm 1929, thiếu tá Quân đội nhân Việt Nam về hưu, thường trú phường Mỹ An, TP Đà Nẵng, từng tham gia cách mạng cùng cụ Phạm Thị Biên, kể: “Năm 1946, tôi làm cách mạng ở đội biệt động ở TP Đà Nẵng, với nhiệm vụ giao liên cho các đồng chí cách mạng. Thời điểm đó tôi nhớ chị Phạm Thị Biên là người nhận thuốc nổ đánh cháy cây xăng Nại Hiên, thành công được tuyên dương và cử đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua quân khu V. Mặc dù đã lâu tôi không gặp lại chị, nhưng tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh người phụ nữ nhanh nhẹn, tháo vát ngày ấy.”
Giấy xác nhận của cụ Đặng Văn Bình về thành tích của cụ Phạm Thị Biên |
Giấy xác nhận của cụ Đặng Văn Bình về thành tích của cụ Phạm Thị Biên |
UBND phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng chứng thực việc cụ Đặng Văn Bình, xác nhận thành tích của cụ Nguyễn Văn Biên |
Cụ Nguyễn Thị Tám (bí danh: Hoài), sinh 1937, hiện ở tại 147/31 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng, kí “Giấy phản hồi” đề ngày 17/5/2019, phản hồi Công văn số 7659/UBND-NC ngày 16/09/2016 của Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, gửi: Văn Phòng Chính phủ; Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã hội; Bộ Quốc phòng, nội dung: “Về việc xác nhận thành tích đánh cháy kho xăng Nại Hiên - Đà Nẵng ngày 19/5/1951. Bản thân tôi lúc đó là một chiến sỹ giao liên. Sau chừng ấy năm qua đi, với danh dự một chiến sỹ cách mạng tôi đã xác nhận trong giấy “Xác nhận thành tích” cho cụ Phạm Thị Biên, sinh 1912. Ngày 5/4/2014, là hoàn toàn đúng với lương tâm trách nhiệm của tôi với dân tộc.
Trong quá trình xem xét giải quyết của các cấp, nhiều lần các đoàn cán bộ TP Đà Nẵng và các cơ quan liên quan có đến nhà tôi gặp tôi và tôi luôn khẳng định không hề thay đổi nội dung và không bao giờ rút lại lời xác nhận. Tại Công văn số 7659/UBND-NC ngày 16/9/2016 có ghi là buổi làm việc ngày 6/7/2016, tôi rút lại nội dung xác nhận thành tích nói trên là không đúng sự thật, tôi luôn giữ quan điểm của mình, còn suy luận nhận xét là do các cơ quan có trách nhiệm. Vì sự thật trong kháng chiến không thể suy luận như thời bình được. Vì vậy đây là sự xúc phạm đến bản thân tôi.
Nay tôi làm giấy này, xác nhận một lần nữa, tôi không rút lại nội dung đã xác nhận trong giấy “Xác nhân thành tích” cho bà Phạm Thị Biên ngàv 5/4/2014.”
Như vậy, vấn đề đặt ra là tại sao Công văn số 7659/UBND-NC ngày 16/9/2016 có ghi là buổi làm việc ngày 6/7/2016, cụ Tám (Hoài) rút lại nội dung xác nhận thành tích của cụ Biên? Và tại sao không làm rõ việc cụ Tám (Hoài) gửi “Giấy phản hồi” đề ngày 17/5/2019?
“Giấy phản hồi” đề ngày 17/5/2019 của cụ Nguyễn Thị Tám (bí danh: Hoài), về việc phản hồi Công văn số 7659/UBND-NC ngày 16/9/2016 của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. |
Cụ Nguyễn Thị Tám (bí danh: Hoài) |
Chưa thực hiện dứt điểm chỉ đạo của Thủ tướng!
Đơn của bà Nhung đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo giải quyết thể hiện tại 3 văn bản của Văn phòng Chính phủ (Văn bản số 2655/VPCP-V.I, ngày 23/3/2018, gửi UBND TP Đà Nẵng, với nội dung: “UBND TP Đà Nẵng xem xét, giải quyết nghiêm túc phản ánh, kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung theo đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2018"; Văn bản số 6406 /VPCP-V.I, ngày 6/7/2018, nội dung: “Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng và UBND TP Đà Nẵng kiểm tra, rà soát phản ánh, kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung liên quan đến việc khen thưởng thành tích đánh cháy kho xăng Nại Hiên năm 1951 đối với cụ Phạm Thị Ngân (tức Phạm Thị Biên), có văn bản trả lời bà Nguyễn Thị Hồng Nhung; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2018"; Văn bản số 9888 /VPCP-V.I, ngày 11/10/2018, nội dung: “Yêu cầu Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 6406/VPCP-V.I ngày 6/7/2018 của Văn phòng Chính phủ, trong đó xác định rõ người có công đánh cháy kho xăng Nại Hiên năm 1951, có văn bản trả lời bà Nguyễn Thị Hồng Nhung; báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2018.”
Văn bản số 2655/VPCP-V.I, ngày 23/3/2018 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
|
Văn bản số 6406 /VPCP-V.I, ngày 6/7/2018 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Văn bản số 9888 /VPCP-V.I, ngày 11/10/2018 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Văn bản số 1340/BLĐTBXH-VP ngày 8/4/2019, “V/v mời họp giải quvết kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, TP Hồ Chí Minh”, nội dung: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 9888/VPCP-V.I ngày 11/10/2018 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức cuộc họp giải quyết kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung về việc xác định người có công đánh cháy kho xăng Nại Hiên năm 1951. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng kính mời đại diện quý cơ quan và công chức chuyên môn tới dự họp. Chủ trì: Đồng chí Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Thời gian: 8 giờ 30, thứ Năm, ngày 18/4/2019. Địa điếm: Phòng họp số 108, Trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 12 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Văn bản số 1340/BLĐTBXH-VP ngày 8/4/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mời họp giải quvết kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung |
Thông báo số 2376/TB-LĐTBXH ngày 14/6/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về Kết luận của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, nội dung: “Ngày 18/4/2019, tại trụ sở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng chủ trì buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Hồng Nhung để giải quyết kiến nghị của bà về khen thưởng thành tích đánh cháy kho xăng Nại Hiên năm 1951. Tham dự buổi làm việc cùng Thứ trưởng có đại diện Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an; UBND TP Đà Nẵng; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng; Công an TP Đà Nẵng; các đơn vị thuộc Bộ: Cục Người có công, Thanh tra Bộ và Văn phòng Bộ.
Sau khi nghe Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nằng báo cáo tóm tắt diễn biến sự việc, quá trình điều tra, xác minh các nội dung liên quan đến việc đánh cháy kho xăng Nại Hiên năm 1951 và ý kiến tham gia, trao đổi, phân tích của các đơn vị, các đại biểu tham dự; ý kiến của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng kết luận như sau: Đề nghị bà Nguyễn Thị Hồng Nhung cung cấp thêm các hồ sơ, tài liệu thể hiện tình tiết mới; làm rõ hơn các nội dung bà đã kiến nghị trong Đơn và ý kiến trao đổi của các đại biểu. Giao Cục Người có công chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu các hồ sơ tài liệu của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung và các cơ quan liên quan đề xuất ý kiến trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.”
Thông báo số 2376/TB-LĐTBXH ngày 14/6/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, về Kết luận của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại buổi làm việc với bà Nguyễn Thị Hồng Nhung |
Cục Người có công có Giấy mời đề ngày 18/6/2019, về việc làm rõ một số nội dung liên quan đến đơn kiến nghị của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, nội dung: “Thực hiện ý kiến chi đạo của Lãnh đạo Bộ Lao động - Thưomg binh và Xã hội, Cục Người có công trân trọng kính mời: Bà Nguyễn Thị Hồng Nhung, dự buổi làm việc để làm rõ một số nội dung liên quan đến việc bà đề nghị khen thưởng thành tích đánh cháy kho xăng Nại Hiên đối với cụ Phạm Thị Ngân (bà nội của bà Nhung) và đề nghị cung cấp tài liệu liên quan (nội dung liên quan theo gợi ý tại Phụ lục gửi kèm). Thời gian: 8 giờ 30 phút, ngày 26/6/2019. Địa điểm: Phòng họp tầng 2, trụ sở Cục Người có công, số 37A Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Lê Đại Hành, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.
Giấy mời đề ngày 18/6/2019 của Cục Người có công |
Thay lời kết
Dựa vào những thông tin doanh nhân Nguyễn Thị Hồng Nhung và các nhân chứng sống cung cấp, cho thấy Cụ Nguyễn Văn Biên, cụ Phạm Thị Ngân (Phạm Thị Biên) đã không tiếc thân mình hy sinh cho sự nghiệp vẻ vang của dân tộc, nhưng đến nay vẫn chưa được ghi nhận công lao. Và Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm vụ việc (có 3 văn bản chỉ đạo). Gia đình bà Nhung có nguyện vọng được Nhà nước công nhận quá trình hoạt động cách mạng và giải quyết chế độ chính sách cho người có công đúng với quy định hiện nay là hoàn toàn có cơ sở!