Cần được xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm
Pháp luật - Bạn đọc 20/11/2020 10:53
Ngày 27/8/2009, Công an huyện Tĩnh Gia khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, khởi tố bị can Ngọc rồi bàn giao cho Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT), Công an tỉnh Thanh Hóa. Theo cáo buộc, ông Ngọc đã có hành vi lừa dối khi nói với các hộ gia đình ở địa phương về diện tích đất của họ không được đền bù khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án. Các hộ dân muốn hưởng hỗ trợ phải để ông Ngọc “chạy” mới được đền bù. Ngày 19/3/2010, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh khởi tố bổ sung ông Ngọc tội “Làm môi giới hối lộ”. Cơ quan CSĐT cho rằng, ông Ngọc nhận làm dịch vụ 4 sổ đỏ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của ông Lê Văn Luật. Ông Luật viết đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất đưa Chủ tịch UBND xã kí, chuyển hồ sơ cho ông Ngọc cùng 80 triệu đồng. Ông Ngọc chuyển hồ sơ và 75 triệu đồng cho ông Hoàng Văn Chúc. Ông Chúc gặp ông Vũ Đình Thám là cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đưa hồ sơ và 54 triệu đồng nhờ làm sổ đỏ. Trong khi đó, ông Ngọc không hề biết ông Thám là ai và cũng không biết việc ông Chúc nhờ ông Thám.
Ông Nguyễn Văn Ngọc trao đổi với phóng viên. |
Ngày 2/11/2010, TAND huyện Tĩnh Gia tuyên ông Ngọc 9 năm tù (7 năm về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và 2 năm về tội “Làm môi giới hối lộ”); ông Hoàng Văn Chúc 15 tháng tù cho hưởng án treo về tội “Làm môi giới hối lộ”; ông Vũ Đình Thám 2 năm về tội “Nhận hối lộ”.
Không đồng ý với bản án sơ thẩm, nên ông Ngọc đã kháng cáo toàn bộ bản án. Người được cho là bị hại cũng kháng cáo khẳng định mình không phải là bị hại, đề nghị tuyên ông Ngọc không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại Phiên tòa phúc thẩm ngày 12/1/2011, Viện KSND tỉnh Thanh Hóa đề nghị tăng nặng hình phạt đối với ông Ngọc. TAND tỉnh Thanh Hóa bác kháng cáo của các bị cáo và người liên quan, chấp nhận kháng nghị của Viện KSND tỉnh.
Bản án sơ thẩm khẳng định: “Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 21/7/2010, các hộ dân đều cho rằng mình không bị chiếm đoạt tài sản. Số tiền họ đưa cho Ngọc là hoàn toàn tự nguyện” (trang 6). Tuy nhiên, tòa suy đoán và giải thích pháp luật rằng, họ (bị hại-PV) nhầm tưởng có công ông Ngọc “chạy”, mới được đền bù, để xét xử ông Ngọc.
Bản án phúc thẩm cho rằng: “Từ năm 2007-2009 là khoảng thời gian chờ đợi cấp có thẩm quyền xét duyệt chi trả bồi thường cho các hộ dân lấn chiếm đất, không có giấy tờ hợp pháp, Ngọc đã đến một số gia đình nói dối nếu không “chạy” sẽ không được đền bù” (trang 7). Việc trên là hoàn toàn suy đoán, giải thích pháp luật không đúng bởi Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều kiện được bồi thường đất là “phải có tên trong sổ đăng kí ruộng đất, sổ địa chính”. Trong khi các hộ dân được UBND xã cho rằng, đất của họ lấn chiếm, không được đền bù, hỗ trợ. Các hộ dân xác định là đã nhờ và hứa nếu ông Ngọc “đòi” được đền bù, hỗ trợ, sẽ chia cho một nửa. Ông Ngọc tới Văn phòng đăng kí đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa và được cung cấp bản đồ thể hiện số thửa của các hộ dân trong bản đồ địa chính chính quy. Vì vậy, cho rằng các hộ dân đã đủ căn cứ cơ sở để được hưởng đền bù, nên ông Ngọc đã tư vấn cho họ làm đơn đề nghị tới cơ quan chức năng. Sau đó, các hộ dân mới tự nguyện cảm ơn ông Ngọc như họ đã hứa. Việc cảm ơn bằng tiền được công khai và nhiều người chứng kiến.
Đối với tội danh “Làm môi giới hối lộ”, ông Ngọc cho rằng, mình không phạm tội. Trong các phiên tòa xét xử ông Ngọc đều khai, do không biết chủ trương của tỉnh Thanh Hóa thời điểm đó không cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở Khu kinh tế Nghi Sơn nên đã nhận làm dịch vụ đối với 4 bìa đỏ cho ông Lê Văn Luận với giá 20 triệu đồng/sổ. Theo tính toán của ông Ngọc, số tiền nộp thuế, chuyển đổi mục đích… theo quy định là 18 triệu đồng/sổ. Ông Ngọc đã chuyển 75 triệu đồng cho ông Hoàng Văn Chúc để nộp tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đích cho 4 sổ của ông Luật. Ông Ngọc không biết ông Chúc đưa tiền cho ông Thám và cũng không nhờ ông Chúc đưa tiền cho ông Thám để chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho 4 sổ đỏ của ông Luật.
Bản án sơ thẩm (trang 4) khẳng định: Thám tự viết bìa đỏ cho ba hộ dân, nhưng không đề ngày, tháng, năm. Lợi dụng sơ hở thiếu kiểm tra, Thám đã đưa cho Chủ tịch UBND huyện Lê Minh Thông kí Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời ghi lùi lại thời gian cấp.
Ông Ngọc cũng cho rằng, Tòa án không áp dụng đối với ông Thám tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mà lại áp dụng tội Nhận hối lộ là có lí do. Bởi, nếu áp dụng tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì Chủ tịch UBND huyện Lê Minh Thông phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cũng trong hồ sơ vụ án, Văn bản số 21/UBND ngày 18/4/2010 của UBND xã Hải Hà gửi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đề nghị xử lí vi phạm ông Ngọc là văn bản không đúng quy định pháp luật. Bởi văn bản trên bên trái đóng dấu Đảng ủy do ông Đào Văn Tình kí, bên phải lại đóng dấu UBND xã Trần Văn Phú trái điểm b, Khoản 1, Điều 156 Bộ luật Tố tụng hình sự. Vì, Cơ quan CSĐT đang điều tra ông Ngọc gần 8 tháng vẫn chưa kết tội được ông Ngọc, nhưng văn bản trên đã thay Cơ quan CSĐT kết tội ông Ngọc, nội dung: “Ông Ngọc lừa đảo chiếm đoạt của các ông Lê Hữu Việt, Hoàng Thái Sâm… với số tiền 477,400 triệu đồng. Hành vi ông Ngọc là nghiêm trọng bị dư luận lên án…”. Trong khi đó, các hộ dân có tên ở trên lại khai là mình tự nguyện cảm ơn vì ông Ngọc giúp được hưởng tiền hỗ trợ, đền bù.
Thông tin trên báo chí, ông Lê Duy Vẻ, nguyên thẩm phán TAND huyện Tĩnh Gia, người hai lần xét xử sơ thẩm vụ án của ông Ngọc cho biết: “Tôi day dứt từ lúc tuyên bản án… Tôi day dứt nhất về việc kết án ông Ngọc phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đúng ra, tôi phải tuyên ông Ngọc không phạm tội lừa đảo vì không có bị hại… Bản thân tôi cũng không đồng tình với quyết định của chính mình, nhưng vì nhiệm vụ phải làm… Từ đó đến nay, tôi luôn mong chờ sẽ có cơ quan nào đó có thể làm sáng tỏ việc này”.
game bài đổi thưởng tiền that đề nghị Viện KSND Cấp cao, TAND Cấp cao xem xét lại vụ án có dấu hiệu “oan sai” bảo đảm tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật.