Bao giờ vụ án Phạm Thanh Hải được đưa ra xét xử lại công minh đúng pháp luật.
Pháp luật - Bạn đọc 17/06/2020 10:10
Cần làm rõ các nội dung có căn cứ vững chắc mở đường cho công lý?
Luật sư Nguyễn Văn Chiến -Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Hà Nội, đại biểu Quốc hội bảo vệ Phạm Thanh Hải viện dẫn về trách nhiệm chứng minh trong tố tụng hình sự theo Điều 20.BLTTHS năm 2015, Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, quyết định việc buộc tội và phải chứng minh các căn cứ buộc tội. Câu hỏi đặt ra từ phiên tòa sơ thẩm qua phiên tòa phúc thẩm không có câu trả lời của cơ quan tố tụng.
Còn câu trả lời của hơn 100 người “bị hại” và cả trăm “người bị hại khác” họ thể hiện thông điệp trên băng rôn, áp phích, khẳng định “Phạm Thanh Hải không lừa đảo nhà đầu tư”, “ Chúng tôi không phải là người bị hại”, “ đề nghị phiên tòa phúc thẩm xử công khai, công bằng đúng pháp luật”; “Đề nghị thả tự do cho doanh nhân Phạm Thanh Hải”…
Những người bị hại bảo vệ bị cáo Phạm Thanh hải tại phiên tòa sơ thẩm |
Con đường công lý đã mở ra khi HĐXX coi trọng kết quả tranh tụng tại phiên tòa, tuyên hủy án sơ thẩm, trả lại hồ sơ cho cơ quan điều tra, làm rõ thêm chứng cứ, chưa đủ chứng cứ để buộc tội Phạm Thanh Hải. Tất cả lại trông chờ ở phiên tòa sơ thẩm xét xử lại, sau quá trình điều tra.
Đã hết thời hạn gia hạn điều tra vụ án Phạm Thanh Hải
Đã 1 năm từ khi vụ án phúc thẩm khép lại trả hồ sơ điều tra lại để xét xử lại, TAND TP Hà Nội vẫn chưa mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Phạm Thanh Hải. trong thời gian 1 năm qua, các nhà đầu tư (những người bị hại) vẫn kiên trì gửi nhiều đơn thư tới các cấp tố tụng đề nghị sớm đưa vụ án ra xét xử theo đúng quy định của pháp luật. Việc giam giữ Phạm Thanh Hải kéo dài đã 5 năm, gây nên hậu quả cho Công ty cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế - IDT không thể thực hiện được các dự án đã đầu tư và không thể thu về lợi nhuận của các dự án đã đi vào hoạt động để thanh toán lợi nhuận cho các nhà đầu tư đó là hậu quả đẩy doanh nghiệp đến bờ phá sản, ai, cơ quan nào sẽ phải chịu hậu quả này với các nhà đầu tư và doanh nghiệp về những thiệt hại nặng nề từ một bản án chưa đầy đủ căn cứ pháp lý?
Chưa đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo Điều 100 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003. Cái chưa đủ căn cứ ấy đã đẩy bị cáo Pham Thanh Hải bị giam giữ tới 5 năm rồi và còn giam giữ bao lâu nữa nếu thời gian điều tra kéo dài? Phóng viên chúng tôi đã nêu câu hỏi này với luật sư Lê Nguyên Giáp- Trưởng Văn phòng luật sư Lê Nguyên Giáp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội. Luật sư Giáp đã viện dẫn theo điều Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về thời hạn điều tra vụ án hình sự như sau:
"1- Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
2- Việc gia hạn điều tra được quy định như sau: (a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng; (b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng; (c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng; (d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
Trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêmtrọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng VKSNDTC có thể ra hạn thêm 01 lần không quá 04 tháng.
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 174 Bộ Luật hình sự năm 2015 quy định về thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại quy định trường hợp vụ án được trả lại để điều tra lại thì thời hạn điều tra và gia hạn điều tra được thực hiện theo quy định Điều 172 BLHS 2015.
Qua viện dẫn căn cứ pháp luật như và xét bản án phúc không có nội dung nào đề cập Phạm Thanh Hải phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, do vậy từ khi bản án phúc thẩm có hiệu lực ngày 10/5/2019 đến nay đã 13 tháng hết thời gian gia hạn điều tra, cần phải đưa vụ án ra xét xử lại ở phiên tòa sơ thẩm.
Nếu bị cáo và những người có quyền lợi liên quan xin cho bị cáo được tại ngoại bằng khoản tiền cơ quan điều tra thu giữ nhiều tỷ đồng để bị cáo được tại ngoại có quy định nào của pháp luật cho phép bị cáo được tại ngoại?
Câu hỏi này được luật sư Lê Nguyên Giáp viện dẫn căn cứ theo Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, một người có thể được tại ngoại khi:
- Tội phạm gây ra không phải tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng;
- Nếu là tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng thì phải:
+ Không vi phạm biện pháp ngăn chặn khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh,…
+ Có nơi cư trú rõ ràng hoặc xác định được lý lịch của bị can rõ ràng;
+ Không phải bị bắt theo quyết định truy nã;
+ Không có dấu hiệu bỏ trốn;
+ Không có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này…
Từ căn cứ pháp luật trên cho thấy trong vụ án của Phạm Thanh Hải phạm tội “ lừa đảo chiếm đoạt tài sản” nhưng chưa đủ căn cứ, xét nội dung bản án phúc thẩm không đề cập Phạm Thanh Hải phạm tội đặc biệt nghiêm trọng , do đó bị cáo Phạm Thanh Hải và các nhà đầu tư (những người bị coi là “người bị hại” có thể gửi đơn xin được tại ngoại đến ông Chánh án TAND tối cao và Hội đồng thẩm phán để được xem xét theo Điều 122 Bộ Luật Tố tụng hình sự: Đặt tiền để bảo đảm khi bị cáo có khả năng về tài chính để đặt bảo đảm theo quy định. Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.