Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Từ cậu bé nghèo trở thành Anh hùng Quân đội

Cựu chiến binh Kiều Văn Niết sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó có 10 anh chị em, tại xã Bàu Trai, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An. Năm lên 8 tuổi, Kiều Văn Niết phải đi ở đợ, cắt cỏ, coi trâu, mỗi năm nhà chủ trả cho 15 giạ lúa.
Năm 1967, khi mới 16 tuổi, Kiều Văn Niết xin tham gia du kích xã, làm giao liên xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi, rồi chuyển sang đơn vị C15 bộ đội địa phương huyện Củ Chi, với nhiệm vụ liên lạc của đại đội. Ngoài nhiệm vụ liên lạc, Kiều Văn Niết còn thâm nhập ấp chiến lược nắm tình hình địch, gài mìn, cắm chông chặn đánh địch, đưa cán bộ vào ấp tuyên truyền giáo dục đồng bào.

Sau 3 tháng làm nhiệm vụ liên lạc, Kiều Văn Niết được đơn vị điều động sang vị trí chiến đấu. Từ đầu năm 1969 đến tháng 9/1970, Kiều Văn Niết cùng với đơn vị đánh 18 trận lớn nhỏ, diệt 300 tên địch, bắn cháy và hư 25 xe, trong đó có 10 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay trực thăng, thu hàng trăm súng. Riêng Kiều Văn Niết diệt 8 tên Mỹ, 18 tên ngụy, trong đó có 1 tên thượng sĩ ác ôn, bắn cháy 1 xe tăng, thu được 4 súng AR15. Trong các trận đánh, ông nhớ nhất trận đánh ngày 30/9/1970. Trận đánh đó, trong tổ 3 người, do đồng chí Hai Dân, Chính trị viên phó đại đội làm tổ trưởng; các đồng chí Vách, Trung đội phó và Kiều Văn Niết, tiểu đội trưởng làm tổ viên vào ấp chiến lược Bàu Tre đánh bọn biệt kích.

Ông Kiều Văn Niết tại buổi họp mặt đưa tiễn đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang dự đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Ông Kiều Văn Niết tại buổi họp mặt đưa tiễn đoàn đại biểu tỉnh Kiên Giang dự đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Ấp chiến lược Bàu Tre thuộc xã Tân An Hội gần thị trấn Củ Chi. Bọn biệt kích ở đây đêm nào cũng bung ra rình rập, theo dõi, phục kích cán bộ ta ra vào trong ấp tuyên truyền, vận động, gây cho ta nhiều tổn thất. Theo phương án đã định, tổ 3 người ém quân tại quán cà phê, bán đồ nhậu ven đường 22, để phục kích bọn địch trên ấp chiến lược rút về đồn. Khi tổ đến điểm phục kích thì bọn địch đã đến quán nhậu từ trước. Trước tình huống bất ngờ, mọi người nổ súng tấn công địch. Trong lúc chiến đấu, một quả cối rơi cách Kiều Văn Niết gần 5m, cánh tay phải trúng mảnh đạn cối phạt gần đứt còn dính lại một ít da, bị tê dại, khẩu súng văng ra, mặt mày Kiều Văn Niết choáng váng.

Cắn răng chịu đau, Kiều Văn Niết dùng tay trái nhặt khẩu súng khoác vào vai, rồi nắm chặt vết thương trên cánh tay phải cho đỡ chảy máu rút khỏi trận địa, tìm đến nhà chị Tư, một cơ sở của ta nhờ băng hộ vết thương rồi tìm đường rút về căn cứ. Vừa đi đường Kiều Văn Niết vừa tính khả năng sẽ lại đụng địch, cánh tay bị thương chưa đứt hẳn nên nó ngủng ngoẳng rất vướng víu, khó chịu, gây khó khăn nếu phải chiến đấu nên Kiều Văn Niết quyết định đặt cánh tay lên bờ ruộng dùng bàn chân trái đạp lên bàn tay bị thương rồi dùng bàn tay còn lại giật mạnh cánh tay bị thương cho nó đứt ra nhưng không đứt được đành để vậy đi về thì gặp đồng đội ở đơn vị đang đi tìm. Trận đánh này, Kiều Văn Niết tiêu diệt 3 tên, làm bị thương 2 tên, trong đó có tên thượng sĩ ác ôn.

Tại trạm phẫu thuật tiền phương ở ấp Bào Mây, xã An Tịnh thuộc Quân y huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, Kiều Văn Niết được giải phẫu cắt tháo khớp chỏ cánh tay. Trong thời gian điều trị vết thương, Kiều Văn Niết tranh thủ học văn hoá, tập viết bằng tay trái, kéo nước, cuốc đất, trồng rau, tỉa lúa để sản xuất tự túc với đơn vị. Khi được biết Huyện đội và quân y có ý định đưa Kiều Văn Niết ra miền Bắc an dưỡng, tiếp tục học văn hoá nâng cao trình độ để phục vụ cách mạng lâu dài, Kiều Văn Niết đề nghị được ở lại chiến đấu cùng đơn vị. Trước sự quyết tâm của Kiều Văn Niết, Huyện đội đành điều về công tác tại cơ quan Huyện đội, với nhiệm vụ làm đội trưởng đội liên lạc hỏa tốc. Từ tháng 2/1971 đến cuối năm 1974, Kiều Văn Niết đã đi 22 xã trong huyện và 14 cơ quan đưa các công văn, chỉ thị của Đảng, của Huyện đội bảo đảm an toàn, bí mật tuyệt đối.

Cuối năm 1974, huyện Củ Chi thành lập Trung đoàn Gia Định 2, danh hiệu “Trung đoàn Đất Thép”, trực thuộc Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, sau đổi tên Trung đoàn 2 an ninh vũ trang (Bộ đội Biên phòng ngày nay), với biên chế 3 tiểu đoàn (1-2-3 và trung đoàn bộ có cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, thông tin, trinh sát và đội nữ, quân số trên 1.800 quân). Đội thông tin hỏa tốc có 14 đồng chí do Kiều Văn Niết làm Đội trưởng, Đồng Văn Mùi (Ba Mùi) làm chính tri viên. Tháng 1/1976 đến tháng 3/1979, Kiều Văn Niết được đơn vị điều về làm trợ lí Thông tin, Ban Tham mưu Trung đoàn; Chính trị viên C12, D4 của Trung đoàn; làm trợ lí thanh niên Trung đoàn 2, Công an Nhân dân vũ trang miền Nam (Trung đoàn 2 Gia Định).

Tháng 4/1979 đến tháng 5/1982, Trung đoàn làm nghĩa vụ quốc tế Campuchia, Kiều Văn Niết được Bộ Tư lệnh Công an Nhân dân vũ trang cử đi học văn hóa tại Trường Văn hóa II, Công an Nhân dân vũ trang tại huyện Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh và được điều về làm trợ lí chính sách, Phòng Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thường trực phía Nam.

Trao đổi với phóng viên, ông Kiều Văn Niết chia sẻ, khi thoát li gia đình đi làm cách mạng, dù ở hoàn cảnh nào bản thân ông cũng luôn cố gắng không ngừng để vươn lên hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình, để xứng đáng với phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ.

Với những thành tích cống hiến trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông Kiều Văn Niết đã vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quân đội cùng các cấp, các ngành tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương, Bằng khen, kỉ niệm chương các loại; trong đó có Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì; 1 Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì, 3 Huân chương Chiến sĩ giải phóng các hạng; 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang các hạng; các Huy hiệu 30, 40 45, 50 tuổi Đảng. Đặc biệt, ngày 24/1/1976, ông được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân.

Cuối năm 1983, ông Kiều Văn Niết chuyển về công tác tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Kiên Giang để vợ chồng được ở gần nhau, thuận lợi trong công tác. Năm 1992, ông nghỉ hưu, ở số 06 Chợ Tác Ráng, phường An Hoà, TP Rạch Giá. Sau khi nghỉ hưu, ông tích cực tham gia công tác xã hội tại địa phương. Với chức vụ Chánh Văn phòng CLB Hưu trí TP Rạch Giá, ông luôn gương mẫu đi đầu trong công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Trương Anh Sáng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Làm giàu từ đồi rừng

Làm giàu từ đồi rừng

Một ngày tháng Tư, ông Vũ Văn Thức, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Lý (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) cùng chúng tôi tới thăm gia đình NCT làm kinh tế giỏi bằng mô hình nuôi lợn siêu nạc thương phẩm và trồng thanh Long ruột đỏ ở thôn Thọ Linh…
Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chúng tôi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Vào những năm 1947, 1948, lớp thanh niên chúng tôi không đợi có lệnh mới nhập ngũ, nhiều nơi chỉ tụ tập bàn nhau rồi lên đường tìm đến những đơn vị bộ đội xin đầu quân.

Tin khác

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai

Làm giàu từ chăn nuôi gà lai
Tuy tuổi đã cao, nhưng với sự năng động, dám nghĩ, dám làm, ông Đinh Quang Tưởng, 66 tuổi, xã Hải Đông, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thành công từ mô hình chăn gà lai, hằng năm thu lãi hơn trăm triệu đồng...

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca

Tuổi bát tuần vẫn say đắm thi ca
Có ai đó đã nói: “Tình yêu văn học sẽ không có điểm dừng, khi trái tim còn thổn thức yêu thương”. Điều này thật đúng với nhà giáo Trần Thị Tường Thư.

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”

Chi hội trưởng “kính chúa, yêu nước”
Ông Phạm Hoàng Thân hai năm liền được bình chọn là Chi hội trưởng tiêu biểu của Chi hội NCT số 12 thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Từ bí mật đến... bí mật

Từ bí mật đến... bí mật
Đời quân ngũ của Cựu chiến binh (CCB), chiến sĩ Điện Biên Phủ Ngô Quang Xem ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có những kí ức khó quên.

Có công đóng góp của người cao tuổi

Có công đóng góp của người cao tuổi
Đến nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 119/119 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM); có 6 huyện, 2 thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn NTM và hoàn thành hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Tỉnh Ninh Bình đang phấn đấu trong năm 2024 được công nhận tỉnh NTM. Những thành công trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc xây dựng NTM ở Ninh Bình có đóng góp không nhỏ của NCT, nhất là trong lĩnh vực làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo…

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả

Những cựu binh chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả
Trong phong trào phát triển kinh tế, nhiều cựu chiến binh ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp đã phát triển nghề chăn nuôi dê và lập vườn trồng cây ăn trái; nhờ đó đã thoát nghèo bền vững và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Ông Ngọc chăm việc xã hội

Ông Ngọc chăm việc xã hội
Ông Nguyễn Văn Ngọc, 73 tuổi, Chi hội phó Cựu chiến binh (CCB) kiêm chủ nhiệm CLB quân nhân địa bàn dân cư 24, phường Vĩnh Tuy ở số 2, ngách 53/23 phố Dương Văn Bé, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội nổi tiếng là người chăm việc xã hội.

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên

Bà Chi hội trưởng quan tâm đến hội viên
Không chỉ các hội viên Hội Phụ nữ, Hội NCT mà bà con địa bàn dân cư số 10 thường nói về bà như vậy. Bà là cựu giáo chức, chi hội trưởng chi hội Phụ nữ số 10 sống tại số nhà 36, ngõ 559, phố Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Người trưởng khu cần mẫn

Người trưởng khu cần mẫn
Sau 5 năm công tác trong quân đội, tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, đến năm 1982, ông Hà Văn Thành, sinh năm 1956, ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ phục viên về địa phương.

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ

Cụ chủ nhiệm câu lạc bộ hay thơ
Đó là cụ Vũ Ngọc Tuyền, 86 tuổi, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Dệt 8/3 Hà Nội (trước là Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) hưu trí Nhà máy Dệt 8/3 Hà Nội hiện ở số 82, phố 8/3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Bà Nguyễn Thị Thạnh - Người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Bà Nguyễn Thị Thạnh, hội viên Hội NCT khối Phúc Lộc, phường Vinh Tân, TP Vinh, tỉnh Nghệ An là gương điển hình luôn tâm huyết với công tác Hội và là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế gia đình, tích cực tham gia các phong trào tại địa phương. Bà xứng đáng là phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu

Một gia đình nhà giáo tiêu biểu
Xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa nổi tiếng về sự hiếu học của xứ Thanh. Mảnh đất này còn được biết đến với tên gọi là làng khoa bảng, làng tiến sĩ của Thanh Hóa. Trong các triều đại phong kiến, xã Hoằng Lộc đóng góp 12 vị tiến sĩ, trong đó có 7 tiến sĩ được khắc tên trên văn bia tại Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Chuyện về ông Chín mắm

Chuyện về ông Chín mắm
Người dân ở thôn Trường Xuân, xã Đồng Tiến, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh thường gọi ông Lê Văn Chín với cái tên thân thương như vậy. Ông không chỉ là người được bà con huyện đảo tin yêu, quý trọng vì những đóng góp cho công việc chung, mà bởi ông còn rất giỏi nghề làm mắm.

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết

Cựu TNXP nhiệt tình, tâm huyết
Đã 75 tuổi, song ông Nguyễn Văn Ngôn, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) huyện Trực Ninh vẫn luôn tâm huyết, trách nhiệm cao trước mọi công việc của Hội, góp phần đưa phong trào thi đua của Hội Cựu TNXP huyện Trực Ninh được xếp vào tốp đầu của tỉnh Nam Định.

Giàu lên từ trồng cam

Giàu lên từ trồng cam
Cần cù, chịu khó, năng động trong phát triển kinh tế, ông Nguyễn Văn Phương, 70 tuổi, thôn Khe giáo, xã Tân Lập, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh là người tiên phong trồng cam có hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho gia đình và nhiều lao động địa phương.
Xem thêm
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và biên giới cho NCT các tỉnh Tây Nguyên

Sáng 16/4/2024, tại TP Buôn Ma Thuột, Trung ương Hội NCT Việt Nam phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, biên giới cho cán bộ, hội viên Hội NCT khu vực Tây Nguyên. Hội nghị do Hội NCT tỉnh Đắk Lắk đăng cai tổ chức.
Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và phát triển, nâng cao chất lượng hội viên

Hội NCT Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 523/TTg ngày 24/9/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hội NCT các tỉnh, thành phố hoạt động theo 2 mô hình; trong đó 13 tỉnh, thành phố và 168 huyện, thị xã thực hiện thí điểm mô hình Hội NCT từ năm 20
Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Chăm sóc sức khỏe đôi mắt để NCT tiếp tục cống hiến

Sáng 11/4, tại TP Hà Nội, Hội NCT Việt Nam và Tập đoàn Y khoa Sài Gòn tổ chức Lễ kí kết Chương trình hợp tác “Sáng mắt sáng cả niềm tin”.
Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc NCT

Nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc NCT

Trong quý 1 năm 2024, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, hướng dẫn của Hội NCT Thành phố, các hoạt động của Hội NCT từ huyện đến xã, thị trấn, ấp, khu phố trên địa bàn huyện Hóc Môn đều đạt kết qua cao, nổi bật là công tác chăm sóc NCT.
Hoạt động Hội gắn chặt với nhiệm vụ của địa phương

Hoạt động Hội gắn chặt với nhiệm vụ của địa phương

Trong nhiều năm qua, Hội NCT huyện Đức Thọ luôn chủ động tham mưu cho Thường trực Huyện ủy, UBND huyện ra các văn bản chỉ đạo việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến NCT; về đẩy mạnh công tác Hội NCT, hoạt động Hội phải gắn chặt và phù hợp với nhiệm vụ địa phương; tổ chức kí kết giao ước thi đua, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước ở các cấp Hội NCT trong huyện.
Tỉnh Lai Châu: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT vùng cao Tam Đường

Tỉnh Lai Châu: Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT vùng cao Tam Đường

Xác định việc chăm lo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NCT là nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua các cấp Hội NCT vùng cao Tam Đường triển khai nhiều phong trào, hoạt động giúp NCT sống vui, sống khoẻ, tích cực tham gia lao động, sản xuất, xây dựng Hội, bảo vệ môi trường… góp một phần sức vào sự phát triển kinh tế của địa phương, xứng đáng là “Cây cao, bóng cả”, tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.
Tận tụy với việc công

Tận tụy với việc công

Không chỉ bà con Nhân dân địa bàn dân cư mà cả hội viên Hội NCT, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) đều nói về ông như vậy. Ông là Vũ Văn Phúc, Tổ trưởng dân phố kiêm Chi hội trưởng Hội cựu TNXP và Chi hội phó Chi hội NCT khu dân cư 16, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Huy động mọi nguồn lực để chăm lo cho NCT tốt hơn

Ông Nguyễn Đình Thường, Trưởng BĐD Hội NCT huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái là tấm gương sáng, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm và tận tụy với phong trào và công tác Hội NCT. Những cống hiến của ông góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, được các cấp, các ngành và hội viên ghi nhận, đánh giá cao. Phóng viên game bài đổi thưởng tiền that có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Đình Thường. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện…
Người bác sĩ luôn tận tâm với người bệnh

Người bác sĩ luôn tận tâm với người bệnh

Bác sĩ Trần Đức Cử, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bệnh viện Hùng Cường cùng với đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ ở Bệnh viện ngày đêm lặng thầm thăm khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân...
Phiên bản di động