Trông chờ một quyết định khách quan, đúng luật của Tòa phúc thẩm
Pháp luật - Bạn đọc 19/12/2022 09:09
Tóm tắt nội dung vụ án
Ngày 21/9/2020, game bài đổi thưởng tiền that đăng bài “Huyện Phú Giáo, Bình Dương: Một vụ án có nhiều dấu hiệu khuất tất, mâu thuẫn, oan sai!”, phản ánh:
Khoảng 10h ngày 27/11/2016, ông Hoàng Minh Cường qua nhà Lê Văn Hải, xảy ra xô xát với chị Lê Thị Hà (em gái Hải) và bà Trương Thị Thiệu (mẹ Lê Văn Hải và chị Hà). Lúc đó Hải đang trút mủ cao su cùng gia đình gần đó thấy sự việc liền đi lại can ngăn, bất ngờ ông Cường cầm cục bê tông xông vào tấn công, xô Hải ngã xuống đất. Hai bên vật qua lại khoảng 1-2 phút rồi được mọi người can ngăn, hai bên cùng dừng lại và đi về.
Trong suốt quá trình xảy ra vụ việc trên, ông Cường là người cầm hung khí, chủ động tấn công, còn Lê Văn Hải chỉ tay không, phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ cho mẹ, em gái. Bản thân khi đó ông Cường đang có hành vi gây nguy hiểm, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Sau khi nhận được bản kết luận điều tra bổ sung của Viện KSND, ngày 22/9/2020, TAND huyện Phú Giáo mở phiên tòa xét xử và ngày 24/9/2020, tuyên: Lê Văn Hải phạm tội "Cố ý gây thương tích".
Dấu hiệu sai lệch hồ sơ?
Một, xét về hành vi; ông Cường là người đang có hành vi tấn công mẹ và em gái anh Hải là những người phụ nữ không có khả năng chống cự. Lê Văn Hải là người ra can ngăn, nhưng bị ông Cường cầm hung khí là cục bê tông lõi thép xông vào hành hung, khi ngã xuống đất ông Cường vẫn cầm hung khí tấn công Hải, và Hải chỉ tay không tự vệ nhằm bảo vệ bản thân, trong tâm thế bị động. Có thể thấy, khó có thể quy kết Hải có hành vi cố ý gây thương tích.
Hai, xét về thương tích của ông Cường được xác định thương tích 11% bao gồm: Rách môi: 0.75%; gãy răng 2.3: tỉ lệ 1%; gãy sống mũi: 9%.
a) Về thương tích gẫy mũi. Theo các giấy: Chứng nhận thương tích: Số 137/CN ngày 27/11/2016 của Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo; số 201600001149/CN –BVĐK của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, là 2 bệnh viện ông Cường đã điều trị sau sự việc xảy ra; và số 1036/GCNHS/2017 ngày 18/12/2017 của Trung tâm Pháp y tỉnh Đồng Nai, là nơi cơ quan công an đã gửi hồ sơ bệnh, phim chụp của ông Cường được cho là chụp tại Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Giáo để giám định. Tuy nhiên, giấy này đều không kết luận ông Cường bị thương tích gãy mũi; và qúa trình điều trị ông Cường không có hồ sơ, phim chụp tại bệnh viện chứng minh thương tích gãy mũi. Do vậy, thương tích này nếu ông Cường có, thể hiện 100% không phải do anh Hải gây ra.
Ngoài ra, Kết luận thương tích số: 16/17-Tgt ngày 23/3/2017 của Phân viện Pháp y tại TP Hồ Chí Minh kết luận ông Cường thương tích mũi tỉ lệ 9%, có điều bất ngờ là không dựa trên phim chụp ngày 27/11/2016 tại Trung tâm Y tế huyện Phú Giáo, mà dựa trên phim scanner chụp ngày 19/1/2017, cách thời điểm xảy ra vụ xô xát 53 ngày. Kết luận “nứt xương mũi”, trong khi theo TT 20/BYT, thương tích mũi được xác định ghi rõ “gãy sập xương sống mũi, vẹo vách ngăn”, thể hiện không có căn cứ pháp lý mà chỉ tự suy diễn, bởi về thuật ngữ y khoa và thương tích thì nứt và gãy là 2 khái niệm khác nhau; và tỷ lệ thương tích hoàn toàn khác nhau, không thể khẳng định “Nứt” và “Gãy” là thương tích như nhau.
Hội đồng xét xử sơ thẩm chưa làm rõ thương tích này nếu có thì xảy ra khi nào? Tại sao các hồ sơ điều trị ngay sau thời điểm xảy ra vụ việc xô xát không ghi nhận thương tích này? Căn cứ nào để đưa phim tự chụp ngày 19/1/2017 sau này vào để buộc tội anh Hải và cho rằng thương tích này do anh Hải gây nên? Việc đưa phim scanner ngày 19/1/2017 vào là thể hiện dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ.
b) Về thương tích gẫy răng R2.3: Căn cứ Giấy chứng nhận số: 201600001149/CN –BVĐK của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương kết luận ông Cường bị gẫy răng R2.3, nhưng không lưu lại phim chụp (trả lời đã đưa cho bệnh nhân, bệnh viện không lưu). Tuy nhiên, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương đã có xác nhận kết luận về 2 phim này (chụp Blondeau và Hirtz) tại phiếu xác nhận thông tin gửi Công an huyện Phú Giáo, ghi rõ: “Panorex kết quả bình thường” (tức ông Cường không bị gì). Trong phiên tòa sơ thẩm ngày 15 và 21/10/2019, bà Kim, vợ ông Cường bất ngờ giao nộp 2 phim này cho tòa án; ông Cường khai đưa cho Công an đi giám định tại TP Hồ Chí Minh và được công an trả lại, nhưng trong biên bản ghi lời khai thì nói đã mất.
Ngày 6/3/2020, Trung tâm Pháp y tại TP Hồ Chí Minh ra kết luận giám định (trích): “… Hai phim X quang gửi giám định đến nay còn đủ điều kiện đọc để khảo sát thương tích và không khảo sát được xương mũi; hai phim này dùng để khảo sát xương các xoang vùng mặt, cung gò má và xoang sàng, các xương vùng mặt từ hốc mắt trở xuống, lồi cầu khớp thái dương hàm, vách ngăn mũi, toàn bộ hai cung răng và xương hàm dưới. Chốt mão sứ răng 1.2: Không mất răng và không thấy hình ảnh tổn thương khác trên 2 phim giám định”.
Đây có thể là căn cứ thể hiện ông Cường không bị gẫy răng 2.3. Điều này chứng minh không phải do anh Hải gây ra thương tích gẫy răng 2.3 (nếu có) của ông Cường.
Có dấu hiệu vi phạm về giám định tư pháp
Điều 207. Yêu cầu giám định (Luật Giám định tư pháp), quy định: “Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ”.
Luật quy định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mới có quyền trưng cầu giám định, cung cấp hồ sơ chứng cứ để giám định; giám định viên không phải là cá nhân có quyền tiến hành tố tụng, có quyền tự đưa phim Scanner do ông Cường trực tiếp cung cấp cho giám định viên cũng như chỉ định cho ông Cường tự chụp Scanner sử dụng cho việc giám định. Đặc biệt trong trường hợp này, thời điểm chụp sacnner cách khi xảy ra vụ việc 53 ngày; Hội đồng xét xử cho rằng, giám định viên có quyền tự đưa, sử dụng phim chụp scanner chụp ngày 19/1/2017 không phải là phim được thu thập, cung cấp bởi cơ quan tố tụng vào giám định thương tật là hợp pháp và sử dụng kết quả này để buộc tội anh Hải, là thể hiện làm trái luật.”
Luật sư cho rằng anh Lê Văn Hải không phạm tội
Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh bào chữa cho bào chữa cho Lê Văn Hải, cho biết: “Tại phiên tòa sơ thẩm chúng tôi đưa ra nhiều chứng cứ chứng minh Kết luận giám định không tuân thủ theo quy định của pháp luật là không hợp pháp; Tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Càng điều tra càng phát sinh nhiều nhiều tình tiết có dấu hiệu bất minh thể hiện có dấu hiệu oan sai. Do đó, cần có quyết định khách quan của phiên tòa phúc thẩm tuyên xử Lê Văn Hải không phạm tội.”
Ảnh thực nghiệm hiện trường: Ví trí ông Cường cầm cục đá ném Lê Văn Hải và ôm Hải vật xuống đất |