Trở lại vụ việc đòi lại tài sản hợp pháp của gia đình ông Lê Ngọc Quốc Ân: Tài sản cầm ngân hàng sao không trả lại?
Đơn thư bạn đọc 07/06/2021 13:21
Giấy xác nhận số 432/CN-HCM06 ngày 2/11/2006 của NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh |
Năm 1965, cụ Lê Ngọc Dân, cụ Lê Thị Mai (cha, mẹ của ông Ân) mua phần đất diện tích 20.735m2, Bằng khoán số 757 ngày 11/10/1967 của Công ty Điền địa Gia Định, tại số 199/1004, xã An Nhơn, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định (sau năm 1975 là số 94/1056 (nay là số 496/101), đường Dương Quảng Hàm, phường 17, quận Gò Vấp).
Ngày 26/10/1967, cụ Dân, cụ Mai đem phần đất trên thế chấp tại Ngân hàng phát triển Nông nghiệp (chế độ cũ) vay 2.500.000 đồng. Năm 1968, do chiến tranh có xác nhận của chính quyền cũ, Ngân hàng cho gia đình cụ Dân, cụ Mai hoãn trả tiền nợ vay. Sau năm 1975, số tiền nợ được chuyển thành nợ Ngân hàng Nhà nước (NHNN)-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh theo quy định. Điều này được thể hiện: “Đến ngày 4/7/2006, được ủy quyền của cha mẹ là cụ Dân, cụ Mai, ông Lê Ngọc Quốc Ân đã thanh toán trả tiền nợ vay trên cho NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, quy đổi thời điểm trả nợ là 52.571.428 đồng. Tuy nhiên, toàn bộ hồ sơ thế chấp đã bị thất lạc, nên NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh không thể hoàn trả giấy tờ thế chấp (chủ quyền nhà và đất của cụ Dân, cụ Mai). Trước khi trả nợ, ông Ân đã biết sự việc và có đơn đề nghị trả dứt nợ cũ” (giấy xác nhận số 432/CN-HCM06 ngày 2/11/2006 của NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh).
Như vậy, tính đến ngày 2/11/2006, NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh xác nhận tài sản thế chấp trên, thuộc diện tiếp quản trong danh sách khách nợ ngân hàng chế độ cũ và đang do NHNN Chi nhánh TP Hồ Chí Minh quản lí, nhưng đã bị thất lạc hồ sơ. Sự thật này thể hiện: Tài sản thế chấp ngân hàng trên có nguồn gốc rõ ràng, thuộc chủ quyền sử dụng đất và sở hữu nhà hợp pháp của gia đình ông Ân.
Tuy nhiên, lấy lí do diện tích đất trên thuộc diện quản lí của Nhà nước, UBND TP Hồ Chí Minh thu hồi giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kĩ thuật chăn nuôi để xây dựng trại vịt giống (Quyết định số 326/QĐ-UB ngày 22/5/1991) và một số hộ gia đình của các cá nhân khác.
Trong khi, hồ sơ nhà đất đang do NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh quản lí nên không thể coi là “thuộc diện quản lí của Nhà nước”; và UBND TP Hồ Chí Minh đã thu hồi đất này mà không có quyết định, thỏa thuận đền bù chính đáng rồi đem giao, cấp cho người khác. Mặt khác, tài sản là nhà trên đất đang do NHNN-Chi nhánh TP Hồ Chí Minh quản lí hợp pháp, tại sao không nói gì đến? Đây là cơ sở để gia đình ông Ân liên tục có đơn khiếu nại.
Ở bài viết đăng số 57 (2417) ngày 9/4/2019, căn cứ nội dung đơn (kèm theo hồ sơ) của gia đình ông Ân, Báo Người cao tuổi chuyển nội dung phản ánh trên đến Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Sau bài báo trên, ông Ân liên tục có đơn cầu cứu các cơ quan chức năng có thẩm quyền, yêu cầu được xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc. Trao đổi với phóng viên, ông Ân cho biết: “Thực tế gia đình tôi đã bị mất tài sản một cách oan ức!”
Theo hồ sơ, có thể hiện ông Ân trình bày: Quá trình sinh sống và làm ăn tại diện tích đất 20.735m2 nói trên, gia đình đã nuôi dưỡng cán bộ cách mạng và dùng một phần tiền vay đó mua thuốc men, góp tiền bạc cho cách mạng. Đến ngày giải phóng gia đình ông Ân cho Đội Cảnh sát Hình sự, Công an quận 1 mượn thửa đất này trồng lúa và đào ao nuôi cá để cải thiện cuộc sống, đến năm 1984 thì trả lại. Sau đó UBND phường 17 (nay là phường 6) quận Gò Vấp do ông Tư Bình làm Chủ tịch, đến gặp ông Dân để mượn đất cho phường đội trồng lúa để cải thiện cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ của phường. Tuy nhiên sau một thời gian đến năm 1986, 1987 gia đình ông Ân có nhu cầu sử dụng đã nhiều lần viết đơn xin được trả lại nhưng không được.
Trong đơn, ông Ân viết: “Việc Nhà nước có hỏi mượn tạm miếng đất của cụ Dân (cha tôi) ở Gò Vấp, nhiều người biết, như: Bác Lê Khanh, cựu Phó Ty tỉnh Thanh Hoá được biệt phái vào Nam; ông Mai Văn Nhâm, cựu Đội trưởng Đội hình sự, Công an quận 1; Thượng tá Vũ Đình Chiến, cựu Đội trưởng Đội trật tự Công an quận 1; ông Hoàng Khắc Hội, cựu cán bộ Đội Cảnh sát hình sự, Công an quận 1. Tất cả những người này đã trực tiếp canh tác đất để cải thiện đời sống cho đơn vị từ năm 1978 đến năm 1982, như trồng rau, trồng lúa, đào ao nuôi cá (ao cá hiện nay vẫn còn đó). Và trong suốt hành trình đòi lại tài sản hợp pháp gia đình, chúng tôi luôn thắc mắc: “Tại sao quá trình giải quyết đơn yêu cầu trả lại tài sản cho gia đình tôi, lãnh đạo chính quyền và cơ quan chức năng không mời, không nói gì đến việc những người này biết rất rõ nguồn gốc và biến động về quản lí sử dụng tài sản tranh chấp”.
Nhiều cán bộ về hưu, nhất là những người chứng kiến sự việc, từng tham gia mượn đất và trực tiếp canh tác trên mảnh đất này cũng tỏ ra xót xa trước thực trạng cho gia đình ông Ân trong hơn 30 năm qua. Người cha (ông Dân) kêu cứu rồi lâm bệnh mất, đến mẹ (bà Mai) cũng vậy, liên tục đi tìm công bằng cho đến khi nhắm mắt cũng chưa được cứu xét; rồi giờ đến người con trai là ông Ân hiện cũng đang bị tai biến nằm nhà nhờ người thân kêu cứu. Nhưng ông Ân vẫn tin sẽ được xem xét, giải quyết công tâm, bảo vệ quyền, lợi chính đáng cho gia đình.
Tạp chí điện từ game bài đổi thưởng tiền that , kiến nghị lãnh đạo TP Hồ Chí Minh xem xét, giải quyết dứt điểm vụ việc phản ánh trên.