Tỉnh Bình Phước: Công ty TNHH Cao su Lộc An nợ thuế, ai chịu trách nhiệm?
Đơn thư bạn đọc 19/09/2020 08:03
Đơn kiến nghị của Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Đồng Nai |
Đơn kiến nghị của Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Đồng Nai |
Đơn kiến nghị của Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Đồng Nai |
Thất thoát tiền thuế nhà nước
Trong công văn này bà Nguyễn Ngọc Oanh nêu rõ căn cứ vào các tài sản đượcphân chia tại quyết định phá sản số 01/2019 ký ngày 12/9/2019 của TAND huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước thì Tòa án vẫn chưa thực hiện việc phân chia các tài sản là tiền mặt và hàng tồn kho do tại thời điểm Tòa án tuyên bố phá sản chưa có chứng cứ liên quan đến các tài sản nêu trên, do hành vi không cung cấp chứng từ kế toán, báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty Cao su TNHH Lộc An.
Công văn này cũng nêu rõ: Căn cứ chứng cứ do Cục Thuế tỉnh Bình Phước cung cấp về báo cáo tài chính năm 2019, bản nộp cho Cục Thuế tỉnh Bình Phước. Và để đảm bảo quyền lợi ích chính đáng của Cục Thuế tỉnh Bình Phước, liên quan đến khoản nợ thuế của Công ty Cao su Lộc An phải nộp cho Ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Phước với số tiền là 40 tỷ đồng.
Trên cơ sở nghiên cứu về báo cáo thuế, căn cứ theo quy định của pháp Luật tại Khoản 2, khoản 3, Điều 127 của Luật Phá sản năm 2014. Bà Oanh đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh ra quyết định thu hồi các tài sản bao gồm: tiền mặt, hàng tồn kho được nêu tại báo cáo tài chính năm 2019 của Công ty TNHH Cao su Lộc An, của TAND huyện Lộc Ninh, đồng thời ra quyết định phân chia theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ.
Và với tinh thần cầu thị để việc thi hành án đúng quy định của pháp luật đồng thời tránh thất thoát tiền thuế của nhà nước, bà Oanh đề nghị Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh ban hành văn bản đề nghị Cục Thuế tỉnh Bình Phước, ông Nguyễn Văn Mừng (cựu Giám đốc) cung cấp các chứng cứ kế toán mà Công ty TNHH Cao su Lộc An đã kê khai, báo cáo tài chính năm 2019 để làm rõ nội dung tại khoản mục: Phải thu ngắn hạn với số tiền hơn 38 tỷ đồng. Việc yêu cầu Cục Thuế tỉnh Bình Phước làm rõ, số tiền này đã được thu hồi hay chưa? Đồng thời để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các chủ nợ. Đặc biệt, là số tiền nợ thuế phải nộp cho Ngân sách Nhà nước tỉnh Bình Phước không bị thất thoát.
Quả bóng trách nhiệm… bao giờ hết lăn?
Ngày 21/7/2020, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước ra Công văn số 560/CTHADS-KNTC trả lời về việc Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh Lý tài sản Đồng Nai nêu: “ Đối với việc mời Cục Thi hành án dân dự tỉnh Bình Phước tham gia giao tài sản vào ngày 24/7/2020, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Phước không tham gia do luật không quy định”.
Trước đó, Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Đồng Nai có Văn bản số 396/2020 ngày 17/6/2020 gửi cho Tổng Cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư Pháp nêu những vướng mắc gặp phải khi phải thi hành án doanh nghiệp theo Luật Phá sản, và có những kiến nghị tháo gỡ vướng mắc.
Ngày 29/7/2020, ông Nguyễn Thắng Lợi, Vụ trưởng, Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo, Tổng Cục Thi hành án dân sự ký Công văn số 101/PC-TCTHADS trả lời: “ Căn cứ theo quy định của pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự chuyển văn bản trên của Công ty Hợp danh Quản lý và Thanh lý tài sản Đồng Nai đến Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh để kiểm tra xem xét và trả lời Công ty theo đúng quy định của pháp luật”.
Quyết định chỉ định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản số 01/2017/QĐ/CĐ, Quyết định tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Cao su Lộc An cũng do TAND huyện Lộc Ninh ban hành, và theo quy định tại Điều 2, Luật Thi hành án dân sự năm 2014, tại Điều 482,Luật Tố tụng dân sự năm 2015. Và phải chăng việc Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh đang “Cố ý chây ỳ” chính là đang thể hiện việc vi phạm tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Điều 379, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào có thẩm quyền mà cố ý không ra quyết định thi hành án hoặc không thi hành quyết định thi hành bản án, quyết định của Tòa án thuộc các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 đến 3 năm. Điểm d, Khoản 1, quy định: Dẫn đến người bị kết án, người phải chấp hành án, người có nghĩa vụ thi hành án tẩu tán tài sản và không thi hành án được nghĩa vụ thi hành án với số tiền từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng”.
Việc Quyết định số 01/2017, quyết định chỉ định doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và quyết định số 01/2019 tuyên bố phá sản với Công ty TNHH Cao su Lộc An của TAND huyện Lộc Ninh đang có hiệu lực pháp luật nhưng không được Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh thi hành. Nhưng không hiểu vì sao Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh ra Quyết định số 19/QĐ/CCTHADS ngày 2/10/2019, Quyết định thi hành án chủ động nhưng mãi cho đến hôm nay vẫn chưa thi hành án theo Luật Phá sản năm 2014? Phải chăng, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lộc Ninh đang cố ý xâm phạm hoạt động tư pháp, trong đó việc “cố ý” không thi hành Quyết định số 01/2019/QĐ/PS của TAND huyện Lộc Ninh.
Chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền nhanh chóng vào cuộc để tránh tình trạng thất thoát tiền thu ngân sách nhà nước từ thuế của Công ty TNHH Cao su Lộc An , cũng như bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật.