Quảng Trị: Khai thác cát lậu trong lòng công trường của dự án trăm tỷ
Đơn thư bạn đọc 02/08/2021 07:52
Núp bóng thanh thải để khai thác cát trái phép...
Thời gian qua, phóng viên Tạp chí game bài đổi thưởng tiền that (game bài đổi thưởng tiền that ) liên tục nhận được phản ánh của nhiều người cao tuổi TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị về việc một số đơn vị lợi dụng thi công công trình cầu Sông Hiếu để khai thác cát trái phép. Nhiều xe chở cát từ đây đi tiêu thụ khắp nơi trên địa bàn tỉnh luôn trong tình trạng quá tải gây bụi bặm ô nhiễm môi trường và mất an toàn giao thông.
“Hàng ngày có hàng chục lượt thậm chí cả trăm chuyến xe ra vào chở cát đi các nơi tiêu thụ, mà rất nhiều xe quá tải gây ô nhiễm môi trường, nhiều đoạn đường, kè sông mới làm xong có nguy cơ hư hỏng xuống cấp, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của bà con”, một người dân (xin được dấu tên) bức xúc nói.
Công trường thi công cầu Sông Hiếu với kinh phí đầu tư hàng trăm tỷ đồng là nơi diễn ra tình trạng khai thác cát lậu |
Trước những bức xúc của người dân, phóng viên đã “mục sở thị” đại công trường xây dựng cầu Sông Hiếu để xác minh làm rõ thông tin người dân phản ánh. Tìm hiểu được biết, công trình cầu Sông Hiếu được xây dựng để kết nối khu Đô thị phía bắc Sông Hiếu với trung tâm thành phố Đông Hà. Cầu có kết cấu hệ dây văng, do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Công trình có tổng chiều dài 327 mét, trong đó chiều dài cầu là 210 mét, với thiết kế nhịp chính có tháp cao 73 mét được mô phỏng theo hình dáng búp sen. Tổng mức đầu tư hơn 311,5 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Thời gian thi công dự kiến 15 tháng, và theo kế hoạch hoàn thành tháng 6/2021? Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Trung Chính và Công ty CP Xây dựng công trình 525. Đơn vị Tư vấn Giám sát là Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cầu lớn - hầm và Công ty cổ phần Tư vấn và Xây dựng Tân Phong.
Ghi nhận của phóng viên, phía trong công trường, ngoài các tốp thợ đang thi công cầu, còn có tàu do những người mặc đồ bình thường, không bảo hộ lao động liên tục thay nhau sục những ống dài xuống đáy sông rồi hút cát lên và tập kết ngay tại chân trụ cầu nhịp chính. Sau đó cát được dùng máy múc bốc lên những chiếc xe tải đủ các cỡ lớn nhỏ vận chuyển đi khắp nơi để tiêu thụ, cứ khoảng 30 phút là có một chuyến xe vào ăn cát với khối lượng vun cao có ngọn.
Cát được một số người ngang nhiên hút lên giữa ban ngày và tập kết ngay chân trụ cầu Sông Hiếu |
Tiếp cận hiện trường, một người đàn ông xưng tên Hà cho biết, anh được Công ty Phát Đạt (có trụ sở tại TP Đông Hà) ký hợp đồng thuê thanh thải rác thải khu vực thi công cầu. Thời gian thực hiện thanh thải bắt đầu từ giữa tháng 7 đến trước ngày 20/9/2021. Trong đó công việc chủ yếu là dùng máy múc để khơi thông dòng chảy, thu gom củi, rác thải các loại để vận chuyển về bãi tập kết rác ở cầu Khe Mây, xã Cam Hiếu (huyện Cam Lộ) và bãi rác xã Gio Việt (huyện Gio Linh). Khi phóng viên đặt câu hỏi về “sự hiện diện” của một khối lượng lớn cát do tàu hút lên rồi vận chuyển đi nơi khác và có hợp pháp hay không thì vị này làm thinh không trả lời!
Và mỗi ngày có hàng chục thậm chí hàng trăm lượt xe ra vào công trường chở cát tỏa đi các nơi khác tiêu thụ |
Và sự "im lặng" kỳ lạ của đơn vị quản lý(!?)
Để có thông tin đa chiều, chính xác, phóng viên đã làm việc với ông Trương Chí Trung, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị, đại diện đơn vị chủ đầu tư dự án. Ông Trung trả lời, việc khai thác cát ngay trong công trường thi công cầu, có hay không thì ông không nắm, và ông Trung cũng không cung cấp thông tin vì cho rằng gói thầu đã giao cho Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng giao thông tỉnh quản lý giám sát toàn bộ.
Công trường thi công cầu Sông Hiếu, nơi diễn ra tình trạng khai thác cát lậu nằm trước mặt và chỉ cách trụ sở Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Trị chỉ hơn trăm mét nhưng lãnh đạo sở này vẫn không hề hay biết |
Ông Trung nói với phóng viên: “Vì dự án ODA là dự án lớn, mà công trình này nó nằm trong phần vốn dư của dự án đó, nên đối với hạng mục bổ sung này do Ban Quản lý dự án giao thông đấu thầu và quản lý toàn bộ. Còn mình kiểm tra giám sát thông qua Ban Quản lý dự án, theo đúng nhiệm vụ chức trách của chủ đầu tư. Còn tàu hút cát ở đây thì tôi không nắm, vì quản lý hàng ngày là Ban Quản lý dự án giao thông chứ mình thì chỉ giám sát ở khoảng thời gian nhất định. Những vấn đề về việc hút cát, về lĩnh vực chuyên môn kỹ thuật thì đề nghị anh làm việc với anh Luân, Giám đốc Ban quản lý Dự án giao thông, vì anh ấy là người trực tiếp triển khai, quản lý và giám sát nên sẽ trả lời phù hợp, chính xác nhất”.
Tuy nhiên sau đó, phóng viên nhiều lần gọi điện, nhắn tin và đến tận cơ quan để làm việc với ông Võ Phong Luân, Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị nhưng đều bật vô ấm tín. Chánh văn phòng của đơn vị này là ông Nguyễn Văn Cư cũng từ chối tiếp nhận việc đặt lịch và nội dung làm việc của phóng viên !?.
Phòng làm việc của ông Võ Phong Luân (dấu đỏ), Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị luôn cửa đóng then cài |
Công trường thi công cầu Sông Hiếu nằm ngay trước mặt và cách trụ sở Sở Kế hoạch và Đầu tư chừng hơn một trăm mét, và việc khai thác vận chuyển cát ngang nhiên diễn ra hàng ngày trong thời gian dài, vậy mà lãnh đạo sở này không hề hay biết? Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị cũng né tránh làm việc với báo chí?
Dư luận đặt ra câu hỏi liệu có sự bao che, tiếp tay của đơn vị quản lý công trình cho thực trạng khai thác cát trái phép, gây thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách của Nhà nước hay không? Đề nghị cơ quan chức năng và chính quyền tỉnh Quảng Trị cần vào cuộc làm rõ.