Quảng Bình: Đất rừng phòng hộ bỗng dưng chồng lên đất sản xuất, người dân chịu thiệt
Đơn thư bạn đọc 10/08/2021 14:50
Nguồn gốc thửa đất
Ông Nguyễn Thành Dưng, 67 tuổi, ở thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình phản ánh đến phóng viên game bài đổi thưởng tiền that (game bài đổi thưởng tiền that ) những bức xúc về việc bị gây khó khăn khi đề nghị cấp GNQSDĐ cho gia đình. Đó là thửa đất số 241, tờ bản đồ số 07, ở thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, với diện tích 1.807,7m2 mà ông Dưng cùng vợ con đã khai hoang, từng làm nhà ở và sản xuất hoa màu liên tục từ trước đến nay.
“Tôi không hiểu sao, đất tôi khai phá và sản xuất gần 40 năm nay đều yên bình, không ai tranh chấp, không ai thu hồi của tôi cả. Thế mà vừa rồi tôi làm thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ thì bị gây khó khăn. Bản thân tôi năm nay đã 67 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn phải lặn lội lần này lượt khác để bổ sung đầy đủ giấy tờ cho hồ sơ cấp sổ đỏ, nhưng cuối cùng họ từ chối và cho rằng đất của tôi đã lấn vào đất rừng phòng hộ”, ông Dưng bức xúc nói.
Ông Nguyễn Thành Dưng rất bức xúc khi bị cơ quan chức năng trả hồ sơ từ chối cấp GCNQSDĐ |
Tìm hiểu được biết, năm 1984, vợ chồng ông Nguyễn Thành Dưng và bà Hoàng Thị Dục đã đến khai hoang và sinh sống trên vùng đất ven biển thuộc thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy. Do điều kiện đi lại khó khăn, xa khu dân cư nên gia đình ông Dưng chỉ sinh sống tại đây được vài năm thì di dời nhà ở lên sát đường 569 để tiện bề cho con cái đi học, có thêm xóm giềng. Khi chuyển đến nơi ở mới, thửa đất cũ vẫn được gia đình ông Dưng dùng để trồng khoai và các cây rau màu khác hàng năm. Để bảo vệ cây trồng, ông Dưng đã trồng cây thông xung quanh thửa đất để chống cát bay, cát chảy vùi lấp hoa màu.
Tiếp xúc với nhiều hộ dân xung quanh, họ đều thừa nhận thửa đất nói trên do ông Dưng khai phá từ rất lâu và đến nay vẫn canh tác thường xuyên. “Trước đây vùng này hoang sơ lắm, và ông Dưng là người đầu tiên ra đây khai hoang làm nhà ở, nhưng sau đó ông Dưng chuyển nhà lên sát đường to, còn vùng này ông vẫn trồng khoai hàng năm, và xung quanh không tranh chấp hay kiện tụng gì với ai cả”, bà Nguyễn Thị Ngọ, thôn Tân Thuận, xã Ngư Thủy Bắc cho hay.
Thửa đất do ông Dưng cùng vợ con khai phá để làm nhà ở và sản xuất hoa màu từ năm 1984 đến nay |
Xác nhận nguồn gốc thửa đất, tại Văn bản số 97 ngày 19/3/2021 của UBND xã Ngư Thủy Bắc cũng nêu rõ: “Ông Nguyễn Thành Dưng và bà Hoàng Thị Dục có khai hoang và ở trên thửa đất từ năm 1984. Sau đó, vì điều kiện gia đình nên dời nhà lên phía trên sát đường 569 để ở. Phần diện tích đất cũ gia đình có trồng hoa màu”…
Trước đó, ngày 18/6/2020, để xác nhận chính xác nguồn gốc và hiện trạng thửa đất, các bên liên quan gồm: Người sử dụng đất là ông Nguyễn Thành Dưng; ông Trần Công Minh, cán bộ địa chính xã Ngư Thủy Bắc và đơn vị đo đạc là Công ty TNHH đo đạc và bản đồ Anh Quân tiến hành đo đạc, xác định vị trí, diện tích thửa đất của ông Dưng. Kết quả: Diện tích, vị trí tọa độ, ranh giới thửa đất đều trùng khớp với thông tin thửa đất mà ông Dưng đề nghị cấp GCNQSDĐ.
Kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất của ông Nguyễn Thành Dưng |
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy có "làm khó" người dân?
Để thuận tiện cho việc vay vốn, đầu tư sản xuất phát triển kinh tế trong gia đình, ngày 13/7/2020, ông Nguyễn Thành Dưng cùng vợ là bà Hoàng Thị Dục đã có đơn đăng ký cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất 241, tờ bản đồ số 07, diện tích 1807,7m2; mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng năm, với thời hạn đến ngày 1/7/2064. Sau khi thẩm định cụ thể nguồn gốc đất, đối chiếu các quy định của luật đất đai, UBND xã Ngư Thủy Bắc đã xác nhận đủ điều kiện và hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho ông Dưng.
Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ xã gửi lên, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Lệ Thủy đã chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện (ngày 17/8/2020), đồng thời Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng có giấy hẹn trả kết quả giải quyết hồ sơ vào ngày 21/8/2020. Tuy nhiên, đến ngày 1/9/2020, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy đã gửi phiếu xin lỗi và hẹn lại trả kết quả vào ngày 10/9/2020, với lí do “kiểm tra, xác minh một số nội dung liên quan đến việc cấp GCNQSDĐ”.
Người dân xung quanh cho biết thửa đất được gia đình ông Dưng khai hoang thường xuyên canh tác, không có tranh chấp với bất cứ ai. |
Trong quá trình chờ đợi, ông Dưng được Trung tâm giao dịch một cửa liên thông huyện Lệ Thủy gọi đến để hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục liên quan, và tiếp tục nhận được giấy hẹn trả kết quả vào ngày 29/3/2021. Đến ngày hẹn, ông Dưng lại được cán bộ Trung tâm Giao dịch một cửa liên thông huyện Lệ Thủy gia hạn, hẹn đến ngày 9/4/2021. Nhưng đến ngày 8/4/2021, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy có Công văn số số 172 gửi Trung tâm Giao dịch một cửa liên thông huyện Lệ Thủy thông báo trả hồ sơ. Với lý do: Một phần diện tích trong thửa 241, tờ bản đồ số 07 là rừng phòng hộ, theo bản đồ quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt năm 2018. Do đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường không xem xét cấp GCNQSDĐ cho ông Dưng.
Liên quan tới vụ việc, ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy cho biết: Đối chiếu với tờ bản đồ quy hoạch 3 loại rừng do UBND tỉnh Quảng Bình phê duyệt năm 2018 thì đất ông Dưng bị trùng lấn với đất rừng phòng hộ, diện tích là 739 m2, nên Phòng đã dừng và không cấp GCNQSDĐ cho ông Dưng. Nếu ông Dưng muốn cấp sổ thì phải bóc tách phần đất chồng lấn này ra.
“Khi chồng ghép với bản đồ quy hoạch 3 loại rừng do UBND tỉnh phê duyệt năm 2018 có phần đất bị trùng khớp thì chúng tôi không cấp được. Còn bản đồ năm 2018, cái này thuộc Sở Nông Nghiệp chứ không phải việc của bọn tôi. Chúng tôi chỉ căn cứ vào bản đồ này, nếu dính vào rừng là chúng tôi cắt hết”, ông Tường nói. Khi phóng viên đặt câu hỏi căn cứ vào những văn bản, Nghị định, điều kiện nào để khẳng định đất ông Dưng đã lấn chiếm rừng phòng hộ? Liệu khi đo đạc quy hoạch 3 loại rừng năm 2018, các đơn vị chuyên môn đã làm chính xác, không bị lấn vào đất của người dân? Ông Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy trả lời một cách vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Xuân Tường cũng khẳng định thêm: “Đất rừng phòng hộ được quy hoạch ngay từ đầu và càng ngày càng thu hẹp lại chứ không thể mở rộng ra. Trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện, toàn bộ phần này vẫn là quy hoạch đất ở, nhưng khi chồng ghép bản đồ lên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng thì có một phần dính vào”. Điều này rõ ràng mâu thuẫn với việc cho rằng hộ gia đình ông Dưng đã lấn chiếm đất rừng phòng hộ!
Mặc dù bản đồ quy hoạch 3 loại rừng ra đời năm 2018, nhưng ông Nguyễn Xuân Tường, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lệ Thủy cho rằng đất ông Dưng (khai phá năm 1984) đã lấn vào rừng phòng hộ nên không xem xét cấp GCNQSDĐ |
Mặt khác, theo Khoản 5, Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai nêu rõ: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp từ trước ngày 1/7/2004, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được công nhận quyền sử dụng đất như sau:
a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất đang sử dụng nhưng không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của luật Đất đai; diện tích đất nông nghiệp còn lại (nếu có) phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước;
b) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức thuê đất của Nhà nước đối với diện tích đất đang sử dụng; thời hạn thuê đất được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 126 và Khoản 4, Điều 210 của Luật Đất đai.
c) Đối với đất nông nghiệp trong cùng thửa đất có nhà ở, công trình xây dựng khác mà không được công nhận là đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mục đích hiện trạng đang sử dụng như trường hợp quy định tại điểm a Khoản này; nếu người sử dụng đất đề nghị chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp thì phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Luật đã rõ và đất của người dân khai hoang và sản xuất ổn định xưa nay, không có tranh chấp, không bị thu hồi, trong khi bản đồ quy hoạch 3 loại rừng ra đời sau. Vậy nên chính quyền huyện Lệ Thủy và tỉnh Quảng Bình cần vào cuộc làm rõ nguyên nhân để đảm bảo quyền lợi cho người dân.