Ngỡ ngàng trước những tác hại khi ăn mì ăn liền sai cách
Sống khỏe 01/09/2021 07:48
Thời gian gần đây, thông tin về một số lô mì xuất khẩu của các thương hiệu nổi tiếng như mì Hảo Hảo của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam hay mì khô vị bò gà của Công ty cổ phần thực phẩm Thiên Hương bị cơ quan chức năng thu hồi do có chứa chất cấm khiến người tiêu dùng không tránh khỏi sự lo lắng, bất an.
Mặc dù mì ăn liền hay mì gói từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc và thường xuyên của người dân Việt Nam, song, ít ai biết rằng thói quen ăn mì úp tưởng chừng nhanh gọn, tiện lợi lại ẩn tàng những nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Hiện nay, mì gói được sản xuất theo quy trình hiện đại, hoàn toàn tự động với nhiều công đoạn khép kín, thời gian trung bình mất khoảng 20 - 25 phút. Quá trình này bắt đầu từ việc lựa chọn nguyên liệu là bột lúa mì và các thành phần trong gói gia vị như rau, củ sấy các loại, bột nêm, dầu tinh luyện, tôm, thịt gà, thịt heo sấy…
Bột mì sau khi được chọn lọc, kiểm tra kỹ lưỡng có thể được phối trộn với nguyên liệu tạo màu, rồi được cán tấm một cách tự động. Khi đạt được độ mỏng như ý, bột sẽ được tự động cắt sợi theo độ to nhỏ, khác nhau tuỳ theo tính chất của từng sản phẩm, đồng thời tạo nên những gợn sóng đặc trưng.
Sợi mì lúc này được hấp để làm chín sơ bộ bằng hơi nước rồi tiếp tục di chuyển đến khu vực cắt định lượng, bỏ khuôn (vuông, tròn hoặc định dạng cho các loại mì ly, tô, khay…). Bước tiếp theo, mì sẽ được đưa vào chiên trong hệ thống tự động, khép kín.
Chuyên gia cho rằng, việc ăn mì ăn liền bằng cách đổ nước sôi trực tiếp vào cốc mì có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người. |
Trao đổi với PV game bài đổi thưởng tiền that , một vị chuyên gia Hóa học cho biết, nhiệt độ lý tưởng để chiên mì dao động trong khoảng từ 145 - 155 độ C. Nếu chiên mì trong nhiệt độ sôi vượt quá 160 độ, nhất là trong khoảng 200 - 210 độ C thì sẽ gây ra phản ứng peroxit hóa các chất, gây nguy cơ ung thư. Vì lẽ đó, nếu nhà máy sản xuất mì chiên qua dầu trong nhiệt độ quá cao thì tất nhiên, chất lượng mì sẽ không đảm bảo, khi ăn nhiều trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Chuyên gia cho rằng, cách ăn mì ăn liền phổ biến hiện nay như đổ nước sôi trực tiếp vào cốc mì rồi ăn là chưa chính xác. Thay vào đó, mọi người nên trần mì qua một lượt nước sôi rồi đổ bỏ nước đó đi. Sau đó mới mang mì đi chế biến thành nhiều cách khác nhau như xào, nấu, trộn,... Tùy theo sở thích và khẩu vị của mỗi người, có thể thêm trứng, thịt bò, thịt lợn, tôm, rau cải, cà rốt, cà chua,... vào xào chung với mì cũng khá ngon.
Với một số băn khoăn của người tiêu dùng như ăn nhiều mì gói gây nóng trong, có hại cho gan thận,... chuyên gia cho rằng, điều này chưa có đủ cơ sở để kết luận. Bởi lẽ, không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu, ăn sai cách thì sẽ trở thành không tốt. Về mặt bản chất, mì ăn liền cũng như cơm, phở, bún, bánh mì… đều là thực phẩm cơ bản, không hề gây hại cho sức khỏe. Điều quan trọng là chúng ta kết hợp thêm các nguyên liệu như thế nào để có được bữa ăn đủ chất, cân bằng dinh dưỡng.
Ví dụ như khi chế biến món ăn từ mì ăn liền, có thể thêm vào món mì xào một ít cải thìa, giá đỗ, thêm vào món mì tôm chua cay một ít cà chua, rau sống… Đây là cách giúp bổ sung chất xơ, vitamin và khoáng chất cho món mì gói. Trong trường hợp không có rau củ gì bổ sung vào món ăn thì ta sẽ chọn cách bổ sung khác, gọi là bổ sung trong ngày, ví dụ như ăn thêm trái cây, sữa chua,... vào bữa phụ, để đảm bảo tổng lượng dinh dưỡng trong ngày được cân đối.
Mì tôm chua cay Hảo hảo và miến Good của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam bị thu hồi do chứa chất cấm. |
Hiện nay, sản phẩm mì ăn liền cũng được nhà sản xuất bổ sung thêm mè (vừng), rong biển, các loại rau củ, thịt, trứng… Hàm lượng bổ sung này tuy không nhiều nhưng cũng hỗ trợ đa dạng thực phẩm, tạo sự cân bằng dinh dưỡng cho bữa ăn.
Ngoài ra, tương tự như nhiều thực phẩm khác, nên ăn mì gói đúng thời điểm. Việc mọi người thường chọn một cốc mì ăn liền làm bữa ăn khuya thật sự không tốt cho sức khỏe. Bởi lẽ, bản thân mì gói không gây tăng cân nhưng nếu người tiêu dùng dùng thường xuyên ăn mì sau 8 giờ tối thì việc rối loạn chuyển hóa các chất dinh dưỡng gây tăng cân, béo phì, tim mạch, cao huyết áp là rất dễ xảy ra.
Trước đó, cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) đã thông báo thu hồi một số sản phẩm bao gồm mì ăn liền Hảo Hảo và miến ăn liền Good, mì khô vị bò gà của Công ty CP thực phẩm Thiên Hương đều nhập khẩu từ Việt Nam do có chứa chất Ethylene Oxide (EO). Thông tin tới báo chí, lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, mì tôm chua cay nhãn hiệu Hảo Hảo của Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam chứa chất Ethylene Oxide trên hệ thống cảnh báo RASFF số 2021.4233 là 0,066 mg/kg còn mì khô vị bò gà của Công ty Cổ phần thực phẩm Thiên Hương số 2021.4177 là 0,052 mg/kg. Trong khi đó, theo chỉ thị số 91/414/EEC của EU, hàm lượng Ethylene Oxide trong các loại thực phẩm này phải dưới 0,05 mg/kg. Như vậy, theo quy định của EU, 2 sản phẩm này bị cảnh báo ở mức rủi ro nghiêm trọng (serious risk), nên phải thu hồi, tiêu hủy. Hiện cơ quan chức năng vẫn đang trong quá trình làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự việc trên. |
Thủ tướng yêu cầu báo cáo vụ mì Hảo Hảo bị phản ánh chứa chất cấm Liên quan tới phản ánh mì Hảo Hảo chứa chất cấm, Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Công Thương kiểm tra, có văn bản ... |
Văn phòng SPS Việt Nam thông tin về cảnh báo của EU về 2 sản phẩm mỳ Ngày 28/8, Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Cục An toàn thực phẩm ... |
Bộ Công Thương xác minh thông tin mì Hảo Hảo và miến Good của Acecook chứa chất cấm Ngày 28/8, Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (//moit.gov.vn/) công bố thông tin cho biết, Bộ Công Thương đang khẩn trương xác minh ... |