Lịch thi đấu mới nhất của đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022
Thể thao 24/08/2019 07:46
Dưới sự dẫn dắt của HLV Park Hang-Seo đội tuyển Việt Nam sẽ tham dự Vòng loại World Cup 2022 khu vực Châu Á từ vòng loại thứ 2. Trong năm 2019, tuyển Việt Nam sẽ có 6 lượt đấu vòng loại thứ hai World Cup 2022 vào các ngày 5 và 10/9, ngày 10 và 15/10, ngày 14 và 19/11. 4 lượt đấu còn lại vào tháng 3 và 6 của năm 2020. Như vậy, tuyển Việt Nam sẽ có 6 trận đấu trong năm 2019, trong đó 3 trận trên sân vận động quốc gia Mỹ Đình.
Ở khu vực châu Á, 40 đội tuyển quốc gia mạnh nhất sẽ được chia vào 5 nhóm hạt giống, dựa theo bảng xếp hạng FIFA mới nhất được công bố vào ngày 14/6 vừa qua. Nhóm 1 sẽ là 8 đội TOP đầu châu Á, nhóm 2 là các đội có thứ hạng từ 9-16, nhóm 3 là của các đội từ 17-24, từ thứ hạng 25 đến 32 thuộc nhóm 4. Nhóm 5 có đội thứ 33, 34 và 6 đội vượt qua vòng loại thứ nhất.
Mỗi bảng đấu sẽ có sự hiện diện của 5 đội từ 5 nhóm hạt giống khác nhau. Các đội sẽ thi đấu vòng tròn tính điểm hai lượt đi và về, 8 đội nhất bảng và 4 đội đứng thứ hai có thành tích cao nhất sẽ vào thi đấu vòng loại thứ ba (vòng loại cuối cùng) khu vực châu Á, đồng thời giành vé dự VCK ASIAN Cup 2023.
24 đội bóng có thành tích tốt nhất còn lại sẽ chia thành 6 bảng (4 đội/bảng) để tiếp tục thi đấu cạnh tranh 11 suất vé còn lại tham dự VCK ASIAN Cup 2023 (suất vé thứ 24 được dành cho đội tuyển chủ nhà VCK ASIAN Cup 2023, Trung Quốc).
12 đội tuyển lọt vào vòng loại cuối cùng của World Cup 2002 sẽ được chia thành 2 bảng (6 đội/bảng, thi đấu vòng tròn 2 lượt đi và về). Hai đội đứng đầu mỗi bảng sẽ giành vé dự VCK World Cup 2022.
Hai đội đứng thứ 3 sẽ thi đấu play-off (lượt đi, lượt về trên sân nhà và sân khách). Đội thắng sẽ giành vé chơi trận play-off với đại diện của châu lục khác để đoạt tấm vé còn lại tới Qatar dự VCK World Cup 2022.
Nhóm hạt giống bốc thăm vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á cụ thể như sau: Nhóm 1: Iran (20), Nhật Bản (26), Hàn Quốc (37), Australia (41), Qatar (56), UAE (67), Saudi Arabia (72), Trung Quốc (73). Nhóm 2: Iraq (76), Uzbekistan(82), Syria (85), Lebanon (86), Oman (86), Kyrgyzstan (95), Việt Nam (96), Jordan (98). Nhóm 3: Palestine (100), Ấn Độ (100), Bahrain (111), Thái Lan (116), Tajikistan (120), Triều Tiên (121), Đài Loan (126), Philippines (127). Nhóm 4: Turkmenistan (136), Myanmar (138), Hong Kong (141), Yemen (146), Afghanistan (149), Malpes (151), Kuwait (156), Malaysia (159). Nhóm 5: Indonesia (160), Singapore (162), Nepal, Campuchia (169), Bangladesh (183), Mông Cổ (187), Guam (190), Ma Cau (182)/Sri Lanka (202). |