Từ việc một người dân gốc Xuân Đỉnh, TP Hà Nội vào lập nghiệp, đưa cây hồng xiêm vào trồng, đến nay nhiều nơi ở tỉnh Nghệ An trồng hồng xiêm. Điển hình như thôn Khe Tín, xã Yên Khê hiện diện tích trồng hồng xiêm khoảng 3 ha...
Cụ Nguyễn Thị Mùi, sinh 1914, tại làng Mậu Hòa, xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, là mẹ của liệt sĩ Hồ Văn Bàn, hi sinh 1966 khi đang là Đại Đội phó đại đội pháo cao xạ bảo về đập Đô Lương, tỉnh Nghệ An…
Nhân dịp huyện Ngọc Hiển tổ chức kỉ niệm 128 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2018) tại Đền thờ Bác Hồ, thuộc xã Viên An - nơi đầu tiên ở Cà Mau xuất hiện Đền thờ Bác vào năm 1969 (ngay sau khi Bác mất 10 ngày). Tại đây, có 19 cá nhân và 5 tập thể được tuyên dương thành tích “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Trong đó có ông Quách Văn Ngãi, Bí thư Chi bộ, kiêm Trưởng ấp Cồn Mũi, xã Đất Mũi.
Nhiều người ở khối 9, phường Trung Đô, TP Vinh, tỉnh Nghệ An gọi ông Hồ Xuân Hùng và bà Võ Thị Lý là cặp đôi hoàn hảo. Năm nay ông bước sang tuổi 80, bà 78 nhưng vẫn khỏe mạnh, là hạt nhân chủ lực của CLB Văn nghệ, CLB Thể dục dưỡng sinh phường. Gia đình ông bà kinh tế bình thường nhưng 15 năm liên tục đạt gia đình văn hóa tiêu biểu thành phố, được bà con khối phố quý trọng.
Ông Nguyễn Đình Quang (sinh năm 1948) là cựu thanh niên xung phong (TNXP) tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ tháng 8/1978. Tháng 10/1979 hoàn thành nhiệm vụ, ông giải ngũ về quê (thôn Trừng Xá, xã Trừng Xá, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh), bắt tay vào việc phát triển kinh tế gia đình, tham gia xây dựng quê hương.
Huyện Thanh Chương là địa phương có truyền thống cách mạng, có nhiều tấm gương nghĩa liệt hy sinh vì đất nước, trong đó có gia đình cụ Nguyễn Quang Duyện, ở xã Thanh Chi.
Xã Hải Hà, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định vốn là xã thuần nông, mươi năm gần đây phát triển thêm các cơ sở sản xuất công nghiệp - kinh doanh dịch vụ, thương mại... trở thành một "điểm sáng" về mô hình xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu "Sáng, xanh, sạch, đẹp để phát triển bền vững" của huyện.
Đối với Báo Người cao tuổi, cộng tác viên (CTV) luôn là tai mắt, là cánh tay nối dài để quan sát, chắt lọc và ghi nhận những tâm tư, nguyện vọng của NCT. Vì thế, CTV là thành phần không thể thiếu đối với tòa soạn…
Từ nhiều năm nay, Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người dân nông thôn, trong đó có người dân xã Thạch Hội. Nên việc hiến đất, tự tháo dỡ hàng rào, tường rào, góp công của để xây dựng NTM được đông đảo người dân nhiệt tình ủng hộ. Tỉnh Hà Tĩnh sau những năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, nhiều huyện, xã đã khởi sắc rõ rệt, cánh đồng mẫu, các tuyến giao thông nông thôn được bê tông, kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng sung túc.
Trước khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2012, chỉ còn một bộ phận người Cao Lan tại xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang còn nâng niu, gìn giữ những làn điệu Sình ca truyền thống của dân tộc.
Tỉnh Bình Dương có 81.388 NCT. Góp phần nâng cao đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần cho các cụ, công tác chăm sóc NCT được các cấp Hội trong tỉnh triển khai đồng bộ, sâu rộng và đạt nhiều kết quả. NCT cũng phát huy vai trò giáo dục con cháu, góp sức xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh...
Từ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, tôi chạy xe máy 40km đến làng Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, một làng quê vẫn còn những ngôi nhà ngói 5 gian rêu phong cổ kính, rào hoa dâm bụt và bờ tường, bậu cửa trơ ra lớp gạch tổ ong mốc thếch.
Ông Trần Văn Nhạ sinh năm 1954, ở xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Năm 1972, ông tham gia quân đội, năm 1979 ông phục viên, về làm Bí thư Đoàn xã. Từ năm 1984 - 2010, ông là Phó Chủ tịch, Chủ tịch UBND, Phó Bí thư, Bí thư Đảng ủy xã. Sau khi nghỉ hưu, ông lại được bầu làm Chủ tịch Hội NCT nhiệm kì 2016 - 2021, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã.
Gần 28 năm nay, căn nhà nằm trong hẻm nhỏ 63/50 Phạm Thị Liên, phường Kim Long, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, được cụ Huỳnh Thị Diệp 86 tuổi, cho gần 200 sinh viên nghèo ở trọ miễn phí. Tình cảm đôn hậu, chất phác, nghĩa cử cao đẹp của cụ làm cho các sinh viên vô cùng xúc động và đều gọi cụ với cái tên trìu mến “O Diệp”.
Là cán bộ ngành Nông nghiệp huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, năm 1991 ông Đỗ Văn Chuyên nghỉ hưu ở xã Tam Hồng rồi đảm nhận chức Bí thư Chi bộ thôn Phù Lưu. Từ năm 2010 đến nay, ông là Chủ tịch Hội NCT xã, góp phần xây dựng Hội thành điểm sáng toàn diện của huyện 8 năm liền (2011- 2018.