Đứng ở đâu?
Trong mắt người già 03/06/2023 09:44
Được biết, Dự án này do Chi cục Phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư với nguồn vốn gần 80 tỉ đồng. Đến nay sau chừng ấy năm, hai nhà văn hóa trong khu TĐC đã xây xong, không có người sử dụng nên thành nơi “sinh hoạt” của trâu bò. Gần đó, con đường nhựa nối từ đường Hồ Chí Minh vào khu TĐC (khoảng 5 km) cũng hoàn thành nhưng nay đã xuống cấp.
Bà con phải sống tạm bợ trên thuyền để chờ lên bờ tái định cư |
Vì quá mong mỏi lên bờ nên nhiều gia đình phải làm nhà tạm ngay ven sông nhằm bớt phần nguôi ngoai cảm giác lênh đênh sông nước.
Sau thành công tại SEA Games 32, thầy trò Trần Văn Sĩ, Nguyễn Thị Oanh được tờ báo nọ mời giao lưu. Có phóng viên hỏi: “Khi Nguyễn Thị Oanh thi chạy hai nội dung 3.000m và 1.500 m vượt rào chỉ cách nhau 20 phút, lúc ấy thầy đứng ở đâu”. Không cần suy nghĩ nhiều, ông Sĩ nói ngay: “Tôi đứng ở nơi Oanh cần sự giúp đỡ”. Còn Oanh giải thích: “Trước mỗi cuộc thi, thầy Sĩ tính toán điểm rơi phong độ, xác định chiến thuật, vị trí bứt tốc. Quá trình tập luyện, thi đấu với nhiều áp lực nhưng lúc khó khăn nhất là lúc em nhìn thấy thầy đứng bên đường piste đưa tay ra hiệu. Đấy là lúc em thấy mình hạnh phúc”.
Chưa có dân đến ở, nhà văn hóa Khe Mừ đang bỏ hoang và có dấu hiệu xuống cấp |
Từ thể thao có thể suy rộng ra bên ngoài cuộc sống, người dân rất cần cán bộ lãnh đạo các cấp đồng hành với họ; đến đúng lúc, đứng ở nơi họ gặp khó khăn. Nếu cán bộ huyện, tỉnh sâu sát, chỉ đạo cụ thể, quyết liệt thì đâu đến nỗi hơn 100 hộ dân vạn chài 14 năm nay phải dài cổ chờ được vào khu TĐC. Tình trạng trên không hiếm, nhiều nơi cán bộ “xa dân”: Ít sâu sát cơ sở, chủ yếu nghe, duyệt báo cáo, cả chỉ đạo nữa đều… online! Họ chỉ xuất hiện nhiều ở “chốn lao xao”, nhất là các kì cuộc hoành tráng như khởi công, khánh thành, đại hội, trao thưởng... Còn nơi dân gặp khó, nhất là các điểm nóng cán bộ thường “bận”. Vì thế, người dân nghi ngờ giữa lời nói với việc làm thiếu nhất quán của cán bộ lãnh đạo các cấp ở ta là có cơ sở.