Người tình
Trong mắt người già 04/07/2024 14:49
Câu nói của người xưa như một định hướng, một “cú hích” đưa nhiều thế hệ người Việt say mê đọc sách. Thế rồi ngày nay, khi “vật đổi sao dời”, khi thời đại số hóa và công nghệ thông tin phát triển, lượng người ham mê đọc sách “bay đi khá nhiều”.
Tuy thú đọc sách, chơi sách ngày nay của người Việt có giảm, nhưng khi đến Đường sách ở Hà Nội hay Phố sách tại TP Hồ Chí Minh mới thấy lượng độc giả không hề ít. Nhiều người đến các phố sách không chỉ tìm mua ấn phẩm mới mà còn sưu tầm những cuốn sách cũ bởi nó vẫn giữ được giá trị. Điều đó chứng tỏ, dù trong thời đại 4.0, sách in giấy vẫn có chỗ đứng khá chắc và là nguồn cảm hứng bất tận của không ít người trong xã hội.
Sách không chỉ là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn là biểu tượng của sự tinh tế, đẳng cấp và niềm đam mê văn hoá. Nếu có chí tự học, đọc sách là yếu tố tiên quyết để bảo đảm sự phát triển lâu dài của mỗi cá nhân. Vì thế, nghiện sách, tranh luận về sách, trao đổi sách… trở thành thú vui của nhiều người, nhất là người cao tuổi. Thật hạnh phúc khi được học tập, làm việc, sinh sống trong một môi trường có nhiều người đọc sách.
Ngày nay ở nước ta vẫn có nhiều người cầm sách đọc trên ghế đá công viên, trên tàu xe, máy bay. Họ đọc sách khi chờ giải quyết một việc gì đó, hoặc tranh thủ đọc vào các buổi tối. Có lẽ, cầm một cuốn sách trên tay có cảm xúc và sự thú vị riêng hơn là nhìn vào màn hình máy tính.
Muốn đất nước hùng cường phải chăm lo dân trí, phát triển đội ngũ trí thức. Trong đó, sách và việc đọc sách có vai trò quan trọng. Vì thế, khuyến đọc là con đường để hiện thực hóa yêu cầu, mục tiêu này.
Văn hoá đọc phải trở thành công việc thường xuyên, liên tục, thành việc làm tự giác của mỗi người để trở thành sức mạnh nội sinh, nét đẹp văn hóa Việt Nam. Vì thế, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc đối với việc tiếp thu, bồi đắp tri thức, nâng cao kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Cạnh đó, chú trọng đầu tư, hỗ trợ thành lập các thiết chế, hoạt động khuyến đọc trong hệ thống nhà trường, cơ quan, đơn vị từ Trung ương đến địa phương, tạo lập thói quen đọc sách trong các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, quan tâm phát hiện, cổ vũ những mô hình hay trong việc đọc, nghiên cứu và áp dụng tri thức từ sách vào cuộc sống. Đẩy mạnh công tác tổ chức các hoạt động có liên quan đến sách và văn hóa đọc tới hệ thống trường học, nhà văn hóa, điểm văn hóa, thôn bản, cộng đồng dân cư…
Với nhiều người cao tuổi, sách không thể thiếu, như là hơi thở vậy. Bởi sách không chỉ là người thầy, sách còn là người bạn và… người tình.