Cần xử lý dứt điểm, tránh tình trạng bao che, gây bức xúc dư luận xã hội
Đơn thư bạn đọc 29/04/2021 07:46
Ngày 22/3/2021, Tạp chí game bài đổi thưởng tiền that có bài: “Cần xử lý nghiêm Cục trưởng Cục THADS tỉnh Lai Châu sử dụng văn bằng giả để thăng tiến”. Phản ánh việc ông Trần Công Hướng, Cục trưởng Cục Thi hành án (THADS) tỉnh Lai Châu sử dụng bằng giả để thăng tiến là hành vi gian dối, suy đồi đạo đức, tha hóa về nhân cách, chính trị, vi phạm nghiêm trọng luật công chức…
Sau khi đăng bài phản ánh về Cục trưởng Cục THADS tỉnh Lai Châu sử dụng văn bằng giả để thăng tiến. Tạp chí nhận được nhiều thông tin phản hồi của bạn đọc đề nghị Tạp chí tiếp tục đưa tin và đề nghị Tỉnh Ủy Lai Châu, Bộ Tư pháp, Tổng Cục Thi hành án Dân sự cần vào cuộc kiểm tra xác minh, xử lý nghiêm, dứt điểm tránh tình trạng những con người có tầm ảnh hưởng ở một phạm vi mà lại có những hành động gây ảnh hưởng, tiền lệ xấu gây bức xúc trong xã hội.
Như đã nói, để “đẹp” hồ sơ thăng tiến, ông Trần Công Hướng, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Lai Châu đã “tạo” một Văn bằng (Anh văn - B2) do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp, với nội dung: GS.TS Giang Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cấp Chứng chỉ năng lực tiếng anh cho ông Trần Công Hướng, sinh ngày 12/10/1972; trình độ 4* (B2); ngày kiểm tra 29/9/2018; ngày cấp chứng chỉ 23/10/2018; vào sổ 235/QDD3777-18HL105HN. Tuy nhiên, theo TS. Trịnh Tuấn Anh Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội không ký, không cấp Chứng chỉ năng lực tiếng Anh cho ông Trần Công Hướng, sinh ngày 12/10/1972; trình độ 4* (B2). Như vậy, việc ông Trần Công Hướng sử dụng Văn bằng (Anh văn - B2) là giả, là trái các quy định pháp luật. Thậm chí khi làm việc với phóng viên, ông Trần Công Hướng cũng thừa nhận Văn bằng (Anh văn –B2) do một người bạn làm cho ông, sau đó ông nộp Văn bằng đó vào hồ sơ để thi Chấp hành viên Cao cấp.
Cục THADS tỉnh Lai Châu |
Theo Tổng Cục thi hành án Dân sự: “Việc ông Trần Công Hướng sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp, Tổng cục THADS đã nhận được báo cáo, kiểm điểm của ông Trần Công Hướng. Tổng cục THADS đã tổ chức kiểm điểm, tham mưu Bộ trưởng ban hành Quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Trần Công Hướng hình thức khiển trách (Quyết định số 2263/QĐ-BTP ngày 10/11/2020) và Quyết định hủy kết quả thi nâng ngạch công chức và hủy quyết định bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp đối với ông Trần Công Hướng (Quyết định số 257/QĐ-BTP ngày 23/02/2021). Hiện tại Chứng chỉ tiếng Anh trình độ B2 của ông Trần Công Hướng đang được lưu trong hồ sơ kỷ luật của ông Trần Công Hướng. Việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp để tham gia thi nâng ngạch của ông Trần Công Hướng, Tổng cục THADS đã xử lý như đã nêu ở trên. Việc xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan công an. Tổng cục THADS sẽ phối hợp với cơ quan công an nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm hình sự”.
Về vụ việc trên, Luật sư Trần Đình Thắng, Công ty TNHH Luật KoCi, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Căn cứ vào Điều 12, 13, Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức về việc công chức sử dụng văn bằng giả:
“Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 Nghị định này;
3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục
hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.
Điều 13. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh
đạo, quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
3. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Trình tự xử lý kỷ luật công chức
Như vậy trong trường hợp công chức sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ sẽ bị xử lý hình thức kỷ luật cách chức; nếu công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị thì sẽ bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc. Ngoài ra, Hành vi sử dụng bằng giả là vi phạm pháp luật Căn cứ Điều 16, Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định:
"Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác hoặc sử dụng văn bằng chứng chỉ bị tẩy, xóa, sửa chữa.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.
Ngoài bị phạt tiền, người sử dụng bằng giả còn bị tịch thu bằng giả đã sử dụng.
Bên cạnh đó trong trường hợp việc mua bán văn bằng, chứng chỉ đủ yếu tố cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017".
Việc ông Trần Công Hưởng sử dụng Văn bằng giả để thăng tiến cần thiết phải truy đến nguồn gốc. Cái gốc ở đây không chỉ theo nghĩa là nơi sản xuất, làm ra giấy tờ giả, mà là việc các cơ quan chức năng xử lý những người làm công tác tổ chức, công tác quy hoạch vì lý do gì đã “lấp liếm” những hành vi sai trái, dung túng, thậm chí "tiếp tay" cho sai phạm. Bởi ông Hướng làm ra được “bằng giả” thì cũng có thể lừa dối được việc khác, những việc “khuất tất” có thể gây nguy hiểm cho xã hội, cho Nhân dân…. Do vậy. Tỉnh ủy Lai Châu, Bộ Tư pháp cần phải vào cuộc làm rõ những sai phạm trên, cần thiết thì chuyển hồ sơ sang Cơ quan điều tra, Công an tỉnh điều tra xử lý đúng quy định pháp luật.
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin