Bản di chúc đầy nghi vấn trong vụ tranh chấp tài sản thừa kế
Pháp luật - Bạn đọc 11/03/2022 09:16
Bản di chúc viết tay
Sau khi mất, cụ Đoàn Thị Tách, sinh năm 1930, ở thôn Hàm Dương, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng để lại mảnh đất hương hỏa rộng 747m2, đã được cấp sổ đỏ, trị giá 132 triệu đồng (định giá năm 2019). Do có tranh chấp nên việc chia mảnh đất 747m2 phải cậy nhờ Tòa án phán quyết.
Bản di chúc cụ Tách viết tay, có người xác nhận |
Ông Đ.Đ.N, một cựu binh cao tuổi và là con trai cả của cụ Tách, đưa ra 1 tờ di chúc. Đó là bản viết tay với những dòng chữ "vỡ lòng"; không ngay ngắn, thẳng thớm, gẫy gọn (của 1 người chỉ qua lớp bình dân học vụ) được lập vào tháng 11/2010 (có người kí xác nhận), nội dung: Không nhận ông M, con áp út của mình là con, do vợ chồng người này bạo hành, đối xử thậm tệ với mẹ nên mảnh đất nói trên, "dao lại" (cụ viết sai chính tả) cho 2 người con trai khác.
"Mặc dù mẹ tôi chỉ cho tôi và cậu em út, nhưng tôi vẫn yêu cầu Tòa án chia cho tất cả anh em theo pháp luật thừa kế, coi như không có bản di chúc này. Phần của cậu M sẽ tách riêng ra, do cậu ấy muốn thế, còn lại anh em chúng tôi sẽ xây nhà từ đường, sử dụng chung cho tất cả mọi người" – ông N cho biết.
Bản di chúc đánh máy
Cung cấp tài liệu, chúng cứ cho Tòa, ông M trưng ra 1 bản di chúc khác. Bản này trái ngược hoàn toàn với bản viết tay do ông N đề cập, cả về nội dung và hình thức. Bởi, đây là bản đánh máy, "Tôi để lại cho vợ chồng anh M được thừa kế đất đai của gia đình" (nêu rõ số thửa, số bản đồ, số sổ đỏ...), ghi ngày 18/4/2002. Và, tại bản di chúc hết sức "đàng hoàng", bài bản này chẳng những có chữ kí "Tách" mà còn điểm chỉ cả 2 ngón tay của người để lại di sản; chẳng những có xác nhận (bằng đánh máy) của ông Phạm Đức Can, Phó Chủ tịch UBND xã mà còn có cả chữ kí của "người nhận thừa kế", là vợ chồng ông M.
Bản di chúc đánh máy đầy nghi vấn ông M cung cấp cho Tòa |
Tuy nhiên, chẳng cần phải có "nhiều trình độ" cũng thấy bản di chúc chứa đựng nhiều nghi vấn. Vì, theo xác nhận của UBND xã Hòa Bình, ông Can đã thôi chức Phó Chủ tịch UBND xã trước đó gần 2 năm rưỡi, tức đã chuyển công tác khác từ tháng 12/2000. Đã thế, theo chính ông Can, ông chỉ xác nhận bằng chữ viết chứ không bao giờ bằng đánh máy. Chưa hết, so sánh con dấu của UBND xã tại bản di chúc với con dấu tại 1 công văn của chính quyền xã sẽ thấy có sự khác nhau rõ rệt. Đó là, nếu kẻ 2 đường chữ thập chia con dấu làm 4 phần bằng nhau sẽ dễ dàng nhận ra hàng chữ "UBND xã Hòa Bình H.Vĩnh Bảo T.P Hải Phòng" tại con dấu trên bản di chúc đã xê dịch, theo chiều kim đồng hồ, đến 3mm. Cụ thể, tại con dấu "chính thống", đường kẻ đứng đi qua ngôi sao nhỏ (bên dưới con dấu) và ngôi sao lớn (trong quốc huy) sẽ cắt đôi chữ cái V, của chữ "VĨNH". Trong khi, con dấu trên bản di chúc, đường kẻ này lại chạm vào chân chữ H (huyện). Tương tự, đường kẻ ngang vuông góc, ở con dấu "chính thống" đi sát mép dưới chữ H (của chữ "HẢI"), còn tại con dấu trên bản di chúc lại cắt vào chữ P (của chữ "T.P"). Sự khác biệt còn thể hiện rõ qua khoảng cách của 2 chữ cái viết tắt này (T.P) trên 2 con dấu...
Con dấu trên bản sao di chúc (ảnh trên) và con dấu "chính thống" có nhiều khác biệt |
Không những thế, chữ kí của cụ Tách trên bản di chúc cũng lớn khác thường, cũng như dấu "sắc" và các đường nét đều chứng tỏ là của 1 người "thạo" chữ, song cố tình đi bút nguệch ngoạc (khác hẳn với chữ "Tách" trên bản viết tay). Hơn thế, nếu đã kí rồi thì không việc gì cụ Tách còn điểm chỉ cả 2 ngón tay cho phiền phức (2 dấu vân tay cũng to lớn bất thường)? Điều nữa, tại sao ông M không cung cấp được cho Tòa án bản chính mà chỉ cung cấp bản photo, có chứng thực "bản sao đúng với bản chính", ngày 26/11/2019, do Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Nguyễn Viết Hùng kí tên, đóng dấu? Và, so sánh chữ kí này với chữ kí của ông Hùng tại 3 văn bản "chính thống" cũng thấy sai khác, dị hình!...
Với những thông tin trên, phải chăng bản di chúc đánh máy đã được tạo dựng, cắt dán và giả chữ kí, con dấu của tổ chức, cá nhân? Tuy nhiên, đây mới là điều đáng nói: Văn bản ấy lại được ông M lấy làm chứng cứ, cung cấp cho cơ quan tố tụng!
Không chỉ bản di chúc ngày 18/4/2002, ông M còn cung cấp cho Tòa 1 bản di chúc đánh máy khác, đề ngày 25/8/2000 và 1 bản ủy quyền đánh máy cũng có những dấu hiệu đáng ngờ. "Anh em chúng tôi chỉ muốn xây 1 ngôi từ đường trên mảnh đất cha ông cho con cháu có nơi thờ cúng tổ tiên, nhớ về nguồn cội. Thế nhưng, cậu M không chịu mà muốn tất cả là của riêng mình, mặc dù cậu ấy đã có nhà trên Hà Nội. Thực tế, vợ chồng cậu ấy khóa luôn cổng lại, không cho anh em chúng tôi vào hương khói tổ tiên" – ông N tỏ ra buồn bã!
Quyết định giám đốc thẩm khó hiểu!
Cũng theo người cựu chiến binh cao tuổi, qua 2 cấp xét xử tại Hải Phòng, ông M được chia 159 m2 đất (trị giá gần 80 triệu đồng). Diện tích còn lại (trừ phần mở đường 82 m2) là của 5 anh em và đã xây xong nhà từ đường. Dẫu vậy, ông M vẫn không chấp nhận nên đề nghị giám đốc thẩm, và ngày 21/7/2020, Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội ra Thông báo số 377 "không kháng nghị".
Thế nhưng, gần 1 năm sau TAND cùng cấp tại Hà Nội lại kháng nghị, và ngày 30/11/2021, cơ quan này ra Quyết định giám đốc thẩm, hủy án sơ và phúc thẩm để xét xử lại. "Các cấp tòa tại Hải Phòng đã quá ưu ái khi chia tới 159/747 m2 đất cho cậu M, song chúng tôi cũng đồng ý. Vậy mà, Quyết định giám đốc thẩm lại dựa vào những căn cứ không còn tồn tại trên thực tế để cho rằng việc mở đường là "không cần thiết và ảnh hưởng tới... quyền lợi ông M". Cậu M đã lấy sơ đồ địa chính cách đây 20 năm để Tòa ra kháng nghị. Thật không sao hiểu nổi" - vị cựu binh già khẳng định!
game bài đổi thưởng tiền that sẽ tiếp tục thông tin!