Tỉnh Long An: Nhân rộng mô hình văn hóa Thư pháp
Giải trí 07/02/2023 15:28
Cụ Nguyễn huỳnh Long ( ngoài cùng bên trái) dạy học viên viết Thư pháp |
Khát vọng cho chữ
Hiện, ở tỉnh Long An có Câu lạc bộ (CLB) Thư pháp Hồn Chữ Việt và CLB thư pháp thuộc Trung tâm Văn hóa Long An, do hai anh em họ Nguyễn (Nguyễn Huỳnh Triều, 80 tuổi và Nguyễn Huỳnh Long, 77 tuổi, ở TP Tân An, tỉnh Long An sáng lập. Đó là hai anh em thuộc cháu dòng đích tôn đời thứ 7 của Đức Tiền Quân Nguyễn Huỳnh Đức, lớn lên trong không gian từ đường truyền thống với rất nhiều hoành phi, câu đối cổ, đam mê văn hóa, yêu thích Thư pháp.
Mặc dù độ tuổi “cổ lai hy” nhưng cụ Nguyễn Huỳnh Triều và em trai Nguyễn Huỳnh Long hoạt động phong trào Thư pháp sôi nổi, khát vọng của hai cụ là nhân rộng mô hình CLB, say mê “thổi hồn” Thư pháp đến với người yêu thích văn hóa viết chữ bằng bút lông, với mong muốn góp phần cho mảnh đất và con người Long An có thêm sắc màu văn hóa.
Học viên chăm chỉ học viết chữ Thư pháp tại Trung tâm Văn hóa huyện Tân Trụ |
Hằng ngày, hai ông Nguyễn Huỳnh Triều, Nguyễn Huỳnh Long đến Trung tâm Văn hóa huyện Tân Trụ và nhiều địa điểm khác trên địa bàn tỉnh Long An, dạy viết Thư pháp cho nhiều lớp học với độ tuổi khác nhau. Hai cụ còn xuất hiện ở các cuộc thi thư pháp, các lễ hội, nhất là vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc.
Ở độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng ông Nguyễn Thành Triều, Chủ nhiện CLB Thư pháp Hồn Việt cho phóng viên biết: Hai anh em chúng tôi khai sáng CLB năm 2005 đến nay, với mong muốn giữ lại nét đẹp văn hóa của cha ông để lại; đến nay anh em tôi đã dạy nhiều lớp thư pháp có nhiều tuổi khác nhau nhưng có điểm chung của các lứa tuổi là học viên rất thích thú môn học thư pháp.
Ông Nguyễn Huỳnh Triều, Chủ nhiệm CLB Thư pháp Hồn Việt; hình chụp tại đường Hạnh Phúc, huyện Tân Trụ |
Bà Trương Thị Bích Thủy (65 tuổi) thuộc CLB Thư pháp Hồn Việt, chia sẻ: Tôi đam mê Thư pháp, vì đó là món ăn tinh thần, giúp tôi thư giản, rèn luyện sự trầm tĩnh, gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình qua nhiều nét chữ, tác phẩm nghệ thuật.
Ông Trần Văn Đốc, bộc bạch: “tôi rất thích bộ môn Thư pháp, nét đẹp văn hóa này giúp người cao tuổi trầm tĩnh, thư giản, gửi hồn vào nét chữ rồng bay phượng múa, vần thơ lưu lại qua câu chữ viết bút lông
Phong trào Thư pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ trong cả nước, nhiều câu lạc bộ thư pháp được ra đời tạo thêm sân chơi mới cho nhiều người, nhiều độ tuổi đam mê môn nghệ thuật này.
Nhiều cuộc triển lãm về Thư pháp cũng giúp ích cho việc sáng tạo và phát triển không ngừng của môn nghệ thuật truyền thống này, giúp thư pháp đi sâu vào đời sống thực tại.
Đi đến đâu trên đất nước Việt chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những tác phẩm Thư pháp: biển hiệu, tiêu đề trên bao bì của một số loại sản phẩm, trên bìa các sách, trong đền chùa, trong các quán cà phê…
Nghệ thuật tao nhã viết chữ bằng bút lông
Nghệ thuật Thư pháp ra đời từ thời Trung Quốc cổ đại, sau đó du nhập vào Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Trải qua bao thăng trầm của thời gian, ngày nay nghệ thuật Thư pháp vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống, nhưng có thêm những sắc thái mới của cuộc sống hiện đại.
Thư Pháp là nghệ thuật viết chữ bằng bút lông, thể hiện sự tao nhã và vẻ đẹp thẩm mỹ trong từng nét chữ, thể hiện qua nét chữ những tâm tình và gửi gắm của người viết. Thư pháp chữ Việt không nằm trong khuôn khổ mà tự do, phá cách nhiều hơn. Tính biểu cảm trong nghệ thuật Thư pháp chữ Việt thể hiện khá rõ nét, thẩm mỹ của người viết cũng như thị hiếu của người thưởng lãm thường hướng đến sự đơn giản hài hòa bình dị, mang chất thơ, chất lãng mạn.
|
Nội dung trong Thư pháp chữ Việt thường là ca dao, tục ngữ, những lời dạy của danh nhân, những bài thơ giàu chất trữ tình… Mỗi tác phẩm Thư pháp chữ Việt tùy vào cảm xúc, suy nghĩ nội tâm của người viết mà tạo nên khi là bức thư họa với sắc thái nhẹ nhàng thanh thoát nhưng có khi là bức thư họa ảo điệu khói sương… khiến người thưởng lãm bức thư họa như lạc vào thế giới nghệ thuật trầm ảo và lắng đọng.
Những năm gần đây, “Thư pháp chữ Việt”, “Thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) bắt đầu khởi sắc và trở thành phong trào phát triển khá mạnh. Thư pháp chữ Việt không chỉ xuất hiện trên những tấm thiệp tặng bạn bè vào dịp đầu xuân, xin chữ trên lịch, trên các sản phẩm trang trí, hay trong các hội chữ dịp Tết, tranh thư pháp chữ quốc ngữ được sử dụng khá phổ biến trong các không gian như các quán trà đạo, câu lạc bộ nghệ thuật dân gian, các điểm du lịch, khu giải trí... Ngoài ra, nhiều gia đình cũng lựa chọn treo tranh thư pháp như một hình thức trang trí, tạo sự hài hòa cho ngôi nhà.
Ông Nguyễn Huỳnh Triều ( bên trái), Chủ nhiệm CLB Thư pháp Hồn Việt chụp hình lưu niệm cùng tác giả |
Để mở rộng bộ môn nghệ thuật Thư pháp, đến nay không ít câu CLB, các lớp giảng dạy Thư pháp được mở ra thu hút ngày càng nhiều độ tuổi theo học. Cụ thể như CLB Thư pháp Hồn Việt và Trung tâm Văn hóa huyện Tân Trụ cùng nhiều địa điểm khác đang “phôi thai” ở tỉnh Long An.