Tỉnh Bình Định: Khát vọng phát triển hạ tầng giao thông về huyện An Lão
Phóng sự 05/06/2021 08:22
An Lão là huyện miền núi của tỉnh Bình Bịnh, địa hình có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển; là 1 trong 62 huyện nghèo được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ được ban hành 27/12/2008. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng mà huyện An Lão có thế mạnh phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp. Do đó, kinh tế người dân nơi đây chủ yếu dựa vào rừng núi, trồng cây keo, khai thác nguyên liệu làm giấy là chính.
Trong những năm qua, cơ sở, hạ tầng của huyện An Lão đã được đầu tư nâng cấp; vì thế bộ mặt huyện An Lão ngày một khởi sắc hơn. Tuy nhiên chính quyền và người dân nơi đây bấy lâu nay nuôi khát vọng có nhà đầu tư mở tuyến giao thông kết nối huyện An Lão với huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, nối liền với Quốc lộ 24 lên tỉnh Kon Tum để tạo điều kiện cho huyện An Lão có cơ hội đột phá, phát triển toàn diện; kinh tế người dân sẽ khấm khá hơn.
Tỉnh lộ ĐT629; là tuyến giao thông độc đạo duy nhất ra vào trung tâm huyện An Lão |
Hiện giao thông đi về trung tâm huyện An Lão, người dân không có sự lựa chọn nào khác mà duy nhất chỉ lưu thông qua lại trên tỉnh lộ ĐT 629 nối liền từ huyện Bồng Sơn; chiều dài toàn tuyến là 32 km, tính từ Quốc lộ 1A vào. Con đường “độc đạo” này buộc người dân chỉ được ra vào “một cửa” qua Tỉnh lộ 629, trong khi toàn bộ tuyến đường còn hẹp, chỉ đủ cho hai làn xe qua lại. Theo quan sát của phóng viên, Tỉnh lộ 629 có nhiều khúc cua nguy hiểm; nhiều đoạn đã bị xuống cấp; toàn tuyến đường có nhiều cầu bắc qua sông, không thuận tiện cho người dân qua lại cũng như giao thương, buôn bán. Thế nhưng để giải quyết bài toán đầu tư, phát triển, mở rộng hạ tầng giao thông kết nối với huyện An Lão là bài toàn rất nan giải.
Trao đổi với phóng viên game bài đổi thưởng tiền that ; Tạp chí điện tử game bài đổi thưởng tiền that , ông Trương Tứ, Chủ tịch UBND huyện An lão cho biết: “Bản thân tôi cũng như Đảng bộ huyện An Lão luôn khát vọng làm thế nào để tận dụng các lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, văn hóa lịch sử để đưa kinh tế địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững bắt kịp với các địa phương trong khu vực. Tuy nhiên, An Lão muốn phát triển thì phải bứt phá thế độc đạo về giao thông; đó chính là mở rộng tuyến Tỉnh lộ 629 từ huyện Bồng Sơn đi An Lão và đầu tư tuyến đường đi huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi; kết nối với Quốc lộ 24 lên tỉnh Kon Tum, như thế giao thông mới thuận lợi, kinh tế người dân mới có cơ hội phát triển”
Những căn nhà tái định cư của người dân tại xã An Dung, huyện An Lão |
Được biết, để đầu tư, mở rộng, phát triển giao thông về với huyện An Lão là điều không dễ vì nhiều lý do khác nhau, trong đó thiếu nguồn vốn đầu tư là lý do then chốt; vì thế mà khát vọng đầu tư, phát triển mở rộng giao thông của chính quyền và Nhân dân huyện An lão bấy lâu nay không trở thành hiện thực; mặc cho việc di chuyển và lưu thông hàng hóa của người dân gặp không ít khó khăn, nhất là vào mùa bão lũ; vì địa hình huyện miền núi, có sông ngòi chảy xiết, giao thông thường bị chia cắt trong mùa lũ.
Để huyện An Lão có điều kiện đột phá và phát triển kinh tế - xã hội tốt hơn, bảo đảm cho người dân có cuộc sống no ấm, hạnh phúc hơn. Thiết nghĩ, lãnh đạo tỉnh Bình Định và Trung ương cần chú trọng quan tâm hơn nữa trong việc huy động vốn đầu tư phát triển, mở đường về huyện An Lão; vì địa phương này là 1 trong 62 huyện nghèo, được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.