Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Tiếng âm thanh cồng chiêng vang vọng núi rừng cùng với điệu múa xoang của đồng bào dân tộc thiểu số được lưu giữ đến hôm nay là nhờ các thế hệ trẻ kế cận. Hiện nay các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức cho thế hệ trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng mãi ngân vang.
Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Lễ hội cồng chiêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Định

Sợi dây liên kết thế hệ

Tập chơi cồng chiêng, múa xoang từ nhỏ, anh Mai Văn Ty là người đồng bào Chăm Hroi ở xã Canh Hòa, huyện Vân Canh, rất yêu thích không khí tưng bừng của lễ hội truyền thống dân tộc. Ở đó, âm thanh tiếng cồng chiêng vang rền đã nuôi dưỡng tâm hồn, tuổi thơ anh cho đến lúc trưởng thành.

“Tôi rất thích hình ảnh cả làng mặc trang phục truyền thống, thanh niên say sưa biểu diễn những nhịp điệu cồng chiêng, kết hợp cùng điệu múa xoang uyển chuyển tạo nên hình ảnh đẹp đầy ấn tượng không thể nào quên. Khi ấy, tôi theo người lớn trong làng ghi nhớ các nhịp điệu, học cách chơi cồng chiêng sao cho đúng, cho hay. Giờ trưởng thành, tôi thật hạnh phúc tự tin biểu diễn cồng chiêng, múa xoang phục vụ cộng đồng bản làng”, anh Mai Văn Ty vui vẻ nói.

Em Đinh Thị Linh là người đồng bào Ba Na, đang sinh hoạt trong CLB Cồng chiêng nữ ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, có cơ duyên được nghe các bà, các mẹ kể lại những câu chuyện xa xưa về nhạc cụ cồng chiêng. Từ những câu chuyện ấy đã hun đúc niềm đam mê của Linh với nghệ thuật cồng chiêng.

Chia sẻ với chúng tôi, em Đinh Thị Linh bày tỏ: Với em, cồng chiêng là sợi dây kết nối thiêng liêng giữa các thế hệ. Là thành viên đội múa xoang nhưng em được các bà, các mẹ khuyến khích tập luyện làm quen với cồng chiêng. Theo sự phát triển của xã hội, một số quan niệm cũ cũng dần thay đổi, nhất là quan niệm chỉ đàn ông được chơi cồng chiêng. Sự cởi mở, ân cần dìu dắt ấy đã giúp lớp trẻ như em bớt rụt rè và gần gũi với cồng chiêng hơn.

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Thanh thiếu niên đồng bào dân tộc thiểu số đam mê tiếng cồng chiêng

Tỉnh Bình Định: Bảo tồn để nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang

Thế hệ trẻ kế cận giữ gìn nghệ thuật văn hóa cồng chiêng

Để âm thanh đại ngàn mãi ngân vang

Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Bình Định, là nơi hội tụ tất cả thanh thiếu niên đến từ các huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định, bởi vậy việc tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, tập luyện giữ nếp sinh hoạt văn hóa chơi cồng chiêng luôn được nhà trường quan tâm.

Hiện tại, đội cồng chiêng và múa xoang của nhà trường có khoảng 150 thành viên, chia thành các nhóm nhỏ tương ứng với từng cách chơi của người Ba Na, Hrê, Chăm Hroi để tập luyện hằng tuần. Nhờ sự quan tâm của phụ huynh lẫn giáo viên, đội được các nghệ nhân truyền dạy thành thạo có thể hướng dẫn các em khối nhỏ hơn cùng luyện tập.

Em Đinh Văn Trường là người đồng bào Ba Na, học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Bình Định cho hay: Do dành nhiều thời gian học tập và rèn luyện, sống xa gia đình, chúng em ít tiếp xúc với cồng chiêng, nên sự gắn kết vì thế mà vơi đi ít nhiều. Tuy nhiên, mỗi khi có thời gian thư thả, chúng em cố gắng thu xếp lịch tập cồng chiêng đều đặn, để không quên đi bản sắc riêng vốn có của dân tộc mình.

Ông Sô Lan Tài, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vân Canh chia sẻ: Từ bao đời nay, cồng chiêng được coi là tài sản quý giá linh thiêng, trở thành bản sắc văn hóa riêng của đồng bào vùng cao. Không chỉ là sợi dây kết nối giữa các dân tộc anh em, giữa con người với thế giới thần linh mà còn là tiếng lòng của bà con gọi mời bạn bè bốn phương về khám phá mảnh đất văn hóa của mình trong các dịp lễ hội. Tiếng cồng chiêng như thôi thúc mọi người hòa mình vào bầu không khí vui tươi của các lễ hội như đâm trâu, mừng lúa mới.

“Để tiếng cồng chiêng trở thành nhạc cụ truyền thống đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thế hệ trẻ thì các ngành cần xây dựng nhà bảo tồn truyền thống, đẩy mạnh sưu tầm, vận động đồng bào thu gom các hiện vật văn hóa vật thể, phi vật thể để người dân tự hào, gắn bó, trân quý nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình”, ông Sô Lan Tài nói.

Nhằm giới thiệu quảng bá những nét đẹp văn hóa công chiêng, mới đây, tại thành phố biển Quy Nhơn, Tỉnh Đoàn Bình Định tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số năm 2024.

Anh Lý Anh Việt, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định chia sẻ: Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số lần này là dịp để giới thiệu quảng bá những nét đẹp trong văn hóa công chiêng đến đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên và bà con nhân dân. Đồng thời, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Tỉnh đoàn Bình Định chỉ đạo các cơ sở đoàn duy trì, thành lập các CLB cồng chiêng và các hoạt động giao lưu văn nghệ đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Thời gian tới, tại xã Canh Hiệp, huyện Vân Canh, CLB Cồng chiêng thanh niên làng Suối Đá sẽ được thành lập, để góp phần đưa nhịp điệu cồng chiêng mãi ngân vang.

Mỹ Bình – Trung Kiên

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Hội thi 5 vũ điệu: Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng

Tối 27/9, tại Ban Chỉ huy quân sự huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh, điểm thi đua số 4 diễn ra tranh tài vòng sơ khảo của 6 đội tham dự Hội thi 5 vũ điệu trong sinh hoạt tập thể, dân vũ trong Lực lượng vũ trang Thành phố với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ Lực lượng vũ trang Thành phố anh hùng”, do Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh phát động theo kế hoạch số 4655/KH-BTL ngày 23/7/2024.
Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Già làng Y Kông 99 tuổi vẫn mê đẽo trống Cơ Tu

Một ngày đầu Hè năm 2024, chúng tôi đến xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam để khám phá cuộc sống và nét văn hóa độc đáo của người Cơ Tu.
Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh

Ra mắt Câu lạc bộ Sân Khấu TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ Kế hoạch số 24/KH - TTVHTP ngày 23/8/2024 của Trung tâm Văn hóa (TTVH) TP. Hồ Chí Minh về tổ chức củng cố, kiện toàn các Câu lạc bộ (CLB) trực thuộc TTVH TP Hồ Chí Minh năm 2024. Sáng 25/9, TTVH TP Hồ Chí Minh tổ chức ra mắt CLB Sân khấu TP Hồ Chí Minh, với 38 hội viên.
Mẫu Sơn cảnh đẹp

Mẫu Sơn cảnh đẹp

Đường lên Mẫu Sơn quanh co và hẹp, quốc lộ 48 lên Mẫu Sơn mới cho phép xe dưới 30 chỗ. Cách đây hơn thế kỉ, cùng với núi Ba Vì, Tam Đảo, người Pháp chọn Mẫu Sơn làm nơi nghỉ dưỡng của chính quyền bảo hộ, họ xây nhiều khu biệt thự bằng đá để quan chức chính quyền thuộc địa đến đây nghỉ ngơi. Những khu nhà nghỉ, biệt thự ấy vẫn còn đang sử dụng.
“Cơm nhà bữa cuối” của nhà văn Vương Đình Trung: Góp tiếng cười nhân văn cho cuộc sống

“Cơm nhà bữa cuối” của nhà văn Vương Đình Trung: Góp tiếng cười nhân văn cho cuộc sống

Nhà văn Vương Đình Trung là cây viết nghiêng về khiếu hài hước. Ông cộng tác rất đều đặn với Báo Người cao tuổi (nay là Tạp chí) ở trang “Thư giãn”, của số phát hành ngày thứ Bảy bằng các tiểu phẩm mang chất châm biếm, phê phán những tiêu cực xảy ra trong xã hội.

Tin khác

Hãy yêu lấy vầng trăng…

Hãy yêu lấy vầng trăng…
Là một trong những nhà thơ lớn, Chế Lan Viên luôn đồng hành với Tổ quốc, với Nhân dân. Trong các cuộc kháng chiến, kiến quốc, những vần thơ của ông vút lên ở khắp mọi nơi, kịp thời biểu dương chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ngợi ca tính ưu việt của chế độ mới xã hội chủ nghĩa.

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”

T&T Group phát động cuộc thi “Sáng tạo Ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025”
Tiếp nối thành công của Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân 2024, ngày 20/9, Tập đoàn T&T Group chính thức phát động Cuộc thi Sáng tạo ý tưởng thiết kế Ấn phẩm Xuân Ất Tỵ 2025.

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai

Ra mắt sách chuyên khảo “Phủ Vân Cát – Nơi Thánh Mẫu giáng sinh” in lần thứ hai
Tỉnh Nam Định là trung tâm của tín ngưỡng thờ Mẫu, trong đó trọng tâm là khu di tích Phủ Dầy, huyện Vụ Bản, với gần 20 đền phủ lớn nhỏ phụng thờ Mẫu khói hương không dứt và trở thành nơi hành hương của thiện nam tín nữ thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong hệ thống di tích đó, Phủ Vân Cát là ngôi phủ đường bệ, cổ kính và có lịch sử lâu đời nhất, gắn liền với thần tích giáng sinh lần thứ hai của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đây cũng là nơi quốc đảo dân cầu, với các nghi lễ đặc sắc được lưu truyền từ hàng trăm năm qua.

Bà lão ở làng hương

Bà lão ở làng hương
Xuất thân dõi dòng Hoàng thất, đã từng trầm luân qua kiếp nhân sinh với khổ đau và hạnh phúc, bà lão ngoài thất thập không chỉ góp phần cho làng hương xứ Cố đô trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn, mà bà còn có một nguyện ước cuối cùng dành cho những bệnh nhân mắc ung thư...

Hương cốm tuổi thơ

Hương cốm tuổi thơ
Vào độ giữa Thu, heo may bắt đầu làm cho tiết trời se lạnh, lại càng làm cho lòng người thêm nhiều cảm xúc. Tôi chợt nhớ về tuổi thơ với biết bao kỉ niệm thân thương, tất cả như vừa mới hôm qua. Tôi nhớ về những ngày tháng 10, khi vụ mùa bắt đầu cho thu hoạch… thế mà đã cách đây hơn 30 năm. Ngày đó tôi còn là cậu bé 11 - 12 tuổi theo mẹ và chị ra đồng chăm lúa.

Đèn kéo quân

Đèn kéo quân
Mùa Thu về, đây đó trên phố phường lại rực sáng sắc đèn kéo quân, đèn ông sao, đèn lồng cùng các đồ chơi điện quang dành cho thiếu nhi vui Tết Trung thu. Trong các đèn, các em nhỏ thích nhất là đèn kéo quân, xoay tít mù với những hình người và hình con vật lung linh. Ngoài hình rối chuyển động, đèn còn phát ra tiếng lách tách rất vui tai...

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14

TP. Hồ Chí Minh: Các nghệ sĩ dâng hương Tổ Nghiệp Sân khấu lần thứ 14
Ngày 13/9, Nhà hát Bến Thành và Trung tâm Văn hoá Quận 1 tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam lần thứ XV năm 2024 và Lễ giỗ Tổ sân khấu dân tộc (ngày 12/8 Giáp Thìn), với sự tham gia của nhiều thế hệ nghệ sĩ, ca sỹ và các câu lạc bộ đội nhóm trực thuộc Trung tâm Văn hoá quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Chuyện kể trong lòng đất mẹ

Chuyện kể trong lòng đất mẹ
Trong lòng đất, có những con người đã sống để chiến đấu, đã sinh con đẻ cái, đã bảo vệ vùng đất ấy giữa những ngày ác liệt nhất của chiến tranh, để rồi tạo nên một trong những kì tích…

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu

Festival Thu Hà Nội 2024: Tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và đặc sắc của Hà Nội vào Thu
Festival Thu Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 mang đến các hoạt động phong phú, độc đáo, với mục tiêu tái hiện những khoảnh khắc lịch sử và giới thiệu nét đặc sắc của Hà Nội trong mùa thu.

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế

Đặc sắc tinh hoa võ thuật quốc tế
Tối 2/9, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bình Định tổ chức chương trình trình diễn “Tinh hoa võ thuật quốc tế”. Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào bản sắc Việt”.

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định

Đánh thức tài nguyên điện ảnh của Bình Định
Sáng 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao: Kiến tạo tương lai – đường dài chung bước”. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của Chương trình “Du lịch, Điện ảnh và Thể thao – Tự hào Bản sắc Việt”

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc

Hình ảnh Bác Hồ trong trái tim Việt Bắc
Việt Bắc - Thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, là cội nguồn cách mạng, “địa chỉ đỏ” để mỗi người dân Việt Nam hướng về trong niềm tự hào dân tộc. Từ Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến các chiến khu cách mạng trong kháng chiến ở Lạng Sơn, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai đều in đậm dấu ấn của ý chí cách mạng nơi núi rừng Việt Bắc.

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam

Tổ chức Lễ dâng hương Danh tướng Phạm Tu - Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam
Cùng với dòng Họ Phạm cả nước, ngày 24/8/2024, tại Hoàng Khang Gia Trang, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, gần 400 bà con và khách mời của hội đồng họ Phạm TP Hồ Chí Minh đã tham dự Lễ Dâng hương lần thứ 1479 của Danh tướng Phạm Tu – Thượng Thủy Tổ họ Phạm Việt Nam.

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông - Một trong những lễ hội độc đáo ở Bình Thuận
Sáng 25/8, hàng ngàn người dân lẫn du khách đã đổ ra dọc hai bên tuyến đường chính của trung tâm TP Phan Thiết nơi lễ rước đi qua để xem lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân. Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân lần thứ 14 năm nay được diễn ra từ ngày 23 - 25/8 (tức ngày 20, 21, 22/7 âm lịch).

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định

Giai điệu ân tình - Quê mình Bình Định
Đây là chủ đề của chương trình nghệ thuật “Ký ức quê hương” sẽ diễn ra vào lúc 18h30 ngày 24/8/2024, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định. Chương trình do Tập đoàn Vietravel phối hợp Hội đồng hương Bình Định tại TP. Hồ Chí Minh, Tập đoàn Nutifood và Công ty Sáng tạo Mãnh Hổ (Tiger Creative) tổ chức.
Xem thêm
200 năm, một dòng kênh

200 năm, một dòng kênh

Kênh Vĩnh Tế bắt đầu từ sông Châu Đốc chạy thẳng tắp, nối giáp với sông Giang Thành (tỉnh Kiên Giang), có chiều dài khoảng 97km. Hơn 200 năm trước, bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra một công trình kỳ vĩ mà hậu thế ngày nay phải trân trọng, giữ gìn. Kênh Vĩnh Tế không chỉ là công trình mang tính chiến lược, bảo vệ quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia mà còn có giá trị về giao thông, thương mại và thủy lợi.
Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Bình Định đón trên 8 triệu lượt khách du lịch trong 9 tháng đầu năm 2024

Chiều 27/9, Sở Du lịch tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả hoạt động du lịch Bình Định hè năm 2024, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian đến và hưởng ứng Ngày Du lịch Thế giới với chủ đề “Du lịch và Hòa bình”.
Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Hồ Khanh với hang động Phong Nha

Kì 2: Cuộc thám hiểm hang động
Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024: Sống xanh, hành động xanh vì tương lai bền vững

Gần 3.500 runners trong nước và quốc tế tham gia, hơn 300 cây xanh được trồng thêm và gần 500kg rác được dọn sạch, Green Cần Giờ Marathon HDBank 2024 lan toả giá trị nhân văn, hướng đến phát triển bền vững qua nhiều hoạt động ý nghĩa.
Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND – T&T về nhất toàn đoàn giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Đóng góp hiệu quả cho thể thao Công an Nhân dân, Tập đoàn T&T Group được vinh danh

Tập đoàn T&T Group được Hiệp hội Thể thao Công an Nhân dân (CAND) Việt Nam vinh danh bởi những đóng góp tích cực, hiệu quả cho phong trào thể thao của lực lượng CAND.
Níu giữ hồn quê

Níu giữ hồn quê

Là khách lạ, vòng vo quanh co, hết thôn Nhồi Trên lại đến thôn Nhồi Dưới, qua cổng làng cổ kính rêu phong, được sự chỉ dẫn của người dân địa phương, cuối cùng tôi cũng đã đến được nơi cần đến, đó là nhà bà Nguyễn Thị Nhiên, thôn Dõng Hạ, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, miền quê, nơi có di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa.
Lời hứa người đồng đội

Lời hứa người đồng đội

Khoảng trời đầy nắng Thu bé lại vừa bằng một cụ bà với mái tóc bạc trắng đang ngồi hóng nắng trước sân.
Sống lại kí ức

Sống lại kí ức

Cô Xuân cưới chồng, đó là sự kiện gây rung động cái khu tập thể cán bộ công nhân viên chức ngành bưu điện. Rung động hơn nữa, người mà cô Xuân chọn làm chồng lại là anh Lai, Trưởng Đài Truyền thanh tỉnh.
Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Lịch phát sóng, link xem trực tiếp "Những nẻo đường gần xa" trên VTV

Bộ phim “Những nẻo đường gần xa” do VFC sản xuất quy tụ dàn diễn viên gạo cội như NSUT Đỗ Kỷ, NSUT Nguyệt Hằng, nghệ sỹ Vĩnh Xương cùng các gương mặt diễn viên trẻ hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả truyền hình.
Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Mời chuyên gia thẩm định huy hiệu “lạ” gây tranh cãi của Đàm Vĩnh Hưng

Chiều 9/5, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Phạm Đức Hải cùng ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông đồng chủ trì họp báo về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố.
Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Bộ VH-TT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn

Theo Chánh Thanh tra Bộ VH-TT&DL Lê Thanh Liêm cho biết bộ đã nắm được thông tin liên quan đến trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng trong liveshow diễn ra ở TP.HCM vào tối hôm 5/5 vừa qua.
Phiên bản di động