“Than, hỏi” hay “hỏi, than”
Đời sống 18/06/2024 14:44
Trong một bài phóng sự tôi đã dùng dấu chấm hỏi phía trước kèm dấu chấm than liền sau (?!). Khi đưa bài viết cho anh trưởng phòng của một tờ báo lớn, anh đọc chậm rãi một lượt rồi nói: “Bài của cậu dùng được, tôi sẽ xếp đăng vào số tuần này. Tuy nhiên cậu chú ý khi dùng dấu chấm than (cảm thán) đi cùng với dấu chấm hỏi (nghi vấn). Cần chú ý là khi đặt cùng lúc hai dấu này thì phải để dấu chấm than phía trước, dấu chấm hỏi phía sau và có thể đặt trong ngoặc đơn (!?)”.
“Than, hỏi” hay “hỏi, than” |
Theo anh phân tích và sau này tôi tìm hiểu thêm về ngữ pháp tiếng Việt mới thực sự hiểu rõ lí do cách đặt liền hai dấu thứ tự như vậy. Khi ta chỉ đặt dấu chấm hỏi trong một đoạn văn của bài viết có nghĩa là vấn đề bài viết đặt ra mong có câu trả lời. Như vậy cũng đồng nghĩa ta chưa biết rõ câu trả lời, vấn đề đó là đúng hay sai nên chỉ cần đặt dấu chấm hỏi là đủ.
Còn khi ta đặt dấu chấm than (cảm thán!) có nghĩa là vấn đề đã được bài viết đề cập khiến ta không bằng lòng (gây bức xúc, bực tức, mỉa mai…) song chưa rõ tại sao lại như vậy và mong có câu trả lời, khi đó có thể dùng dấu chấm than trước, dấu chấm hỏi sau (!?). Bài học của người thầy đồng nghiệp ngày đó giúp tôi nhớ mãi và không bao giờ lặp lại lỗi này khi viết bài.
Khi được tham gia biên tập tại game bài đổi thưởng tiền that , tôi cũng thường gặp cách đặt dấu chấm than sau dấu chấm hỏi (?!) của một số cộng tác viên và cả phóng viên, thường phải sửa lại giúp. Tuy nhiên, có lẽ một số tác giả dù được sửa nhưng không đọc lại hoặc chưa để tâm nhiều nên lần sau viết bài vẫn lặp lại lỗi này. Không ít phóng viên, thậm chí cả phóng viên kì cựu rất thích dùng ghép hai loại dấu này, song có thể chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa nên đã đặt lộn hai dấu (dấu chấm hỏi trước, dấu chấm than sau). Có thể giải thích nôm na là vấn đề đặt ra mà ta chưa được biết (?) thì đã bày tỏ cảm xúc luôn (!), chẳng khác nào khi ta đặt câu hỏi: Tên hắn là gì mà xấu thế (?!), chưa biết tên là gì sao lại chê xấu được? Dân gian có câu thành ngữ “Vô duyên chưa nói đã cười”, nó cũng tương tự tình huống ta dùng dấu “?!”.
Xin nêu mấy ý kiến cá nhân để các đồng nghiệp làng báo đang hằng ngày “cày bừa trên ruộng chữ” tham khảo.