Sự bùng nổ của nền kinh tế số để phát triển trung tâm dữ liệu bất động sản công nghiệp
Kinh tế 19/02/2022 08:07
"Trung tâm dữ liệu đã mở ra hướng đi mới trong việc hoạch định chiến lược thị trường của các nhà phát triển bất động sản công nghiệp”, ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (giữa) |
Cụ thể, Ban Quản lý Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh mới đây đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Worldwide DC Solution (Singapore) để đầu tư Trung tâm dữ liệu 1Hub, với tổng mức đầu tư 70 triệu USD. Được biết, trung tâm này sẽ áp dụng tiêu chuẩn cấp độ 3 (Tier 3), có trụ sở tại tòa nhà Tower 7 của Khu phức hợp OneHub Saigon, với tổng diện tích sàn xây dựng trên 18.000 m2, dự kiến đi vào hoạt động từ đầu năm 2025.
Ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho rằng sự bùng nổ của nền kinh tế số (internet economy) và cũng là sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử do động lực “bất đắc dĩ” ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Do đó, trung tâm dữ liệu (Data Center) sẽ điểm mới trong việc hoạch định chiến lược thị trường, truyền thông đối với bất động sản công nghiệp trong năm 2022 và các năm tiếp theo.
Trong khi đó, ông Neil Macgregor, Giám đốc điều hành Savills Việt Nam chia sẻ đối với sản phẩm bất động sản công nghiệp mà thị trường cần trong giai đoạn sắp tới. Trong đó, năm 2022 chính là bất động sản cho trung tâm dữ liệu lớn (Data Center). Qua đó, là lĩnh vực phát triển chủ lực của thị trường do nguồn dữ liệu lớn được tạo ra bởi internet economy bùng nổ hiện đang cần nơi lưu trữ.
Điển hình, Trung tâm dữ liệu thường bao gồm các hệ thống IT, gồm; máy chủ, mạng truyền dẫn, lưu trữ dữ liệu, hệ thống hạ tầng cơ điện lạnh thiết yếu bao gồm UPS cung cấp nguồn điện an toàn, kiểm soát môi trường như điều hòa chính xác, phòng cháy chữa cháy, an ninh… phục vụ cho hoạt động liên tục, an toàn của hệ thống IT doanh nghiệp.
Đồng thời, Trung tâm dữ liệu cũng đòi hỏi mức độ phức tạp cao và chuyên biệt nên thường được đầu tư xây dựng. Ngược lại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng thuê trung tâm dữ liệu từ đơn vị cung cấp thứ ba. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn tìm kiếm các giải pháp cho trung tâm dữ liệu của mình với tính ổn định và hiệu năng cao, thông qua các thiết bị sử dụng và phần mềm giám sát.
Theo ông Hồ Minh Sơn, với sự gia tang của các trung tâm dữ liệu là tín hiệu tích cực để gia tăng sức cạnh tranh. Thế nhưng, cũng đầy thách thức đặt ra đối với chi phí đầu tư của các thiết bị thường lớn, nguồn năng lượng cũng như phát triển năng lượng cao.
Đặc biệt, tháng 4/2021, Công ty Cổ phần HTC Viễn thông Quốc tế cũng đã chính thức đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu sinh thái ecoDC (Eco Data Center) toạ lạc tại khu công nghệ cao Láng - Hòa Lạc (Hà Nội). Trung tâm dữ liệu này tiên phong tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Uptime Tier 3 cả về thiết kế và xây dựng vận hành.
Tương tự, một nhà đầu tư thuộc Tập đoàn Infracrowd Capital (Singapore) cùng với Công ty cổ phần phát triển khu công nghệ thông tin Đà Nẵng ký kết hợp tác đầu tư phát triển dự án trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn Tier 3 Plus tại Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 100 triệu USD, dự kiến đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024.
Bên cạnh đó, tại thời điểm cuối năm 2021, Khu công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty Worldwide DC Solution, nhà phát triển trung tâm dữ liệu có trụ sở tại Singapore, với dự án trung tâm dữ liệu quy mô 70 triệu USD (mức vốn đầu tư cao nhất tại khu công nghệ cao này trong năm).
Theo ông Neil Macgregor cho biết trong thời gian tới đây sẽ có một mối quan tâm lớn dành cho việc phát triển Data Center và dù đây không phải là lĩnh vực dễ dàng cho các nhà đầu tư nhưng được kỳ vọng sẽ có sự phát triển rất lớn.
Cũng theo nhận định của ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) các yêu cầu thuê đất hoặc thuê tòa nhà để xây dựng và phát triển các trung tâm dữ liệu bậc 3 hoặc bậc 4 đang có xu hướng tăng trong cả năm 2021. Trong đó, việc hợp tác đầu tư phát triển Trung tâm Dữ liệu (Data Center) giữa Công ty Cổ phần phát triển Khu CNTT Đà Nẵng và đối tác đến từ Singapore cho thấy tiềm năng của các trung tâm dữ liệu về bất động sản còn rất lớn và hiệu quả trong tương lai không xa…Mặt khác, phần lớn các yêu cầu cần diện tích mặt bằng khoảng 10.000 - 30.000 m2 và chủ yếu phát sinh từ các nhà đầu tư có nền tảng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ và viễn thông đến từ châu Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản.
Trong suốt thời gian qua, các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn trong nước đã liên tục xây dựng và đưa vào vận hành nhiều trung tâm dữ liệu lớn. Chẳng hạn như với Viettel IDC, doanh nghiệp đang nắm giữ thị phần data center lớn nhất Việt Nam, đến nay doanh nghiệp này đã đưa vào vận hành 5 trung tâm dữ liệu trên cả nước với tổng diện tích 25.000 m2.
Song song đó, Tập đoàn FPT đã đưa vào vận hành 4 trung tâm dữ liệu lớn đặt tại hai thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đáng kể nhất là trung tâm dữ liệu đặt tại Khu công nghệ cao TP. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) với tổng đầu tư khoảng 200 tỷ đồng trên diện tích 10.000 m2 và cung cấp 3.600 tủ chứa các thiết bị mạng.
Ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thị trường – Truyền thông Quốc tế (IMRIC) cho biết, trung tâm dữ liệu bất động sản là một phần tất yếu của mọi loại hình kinh doanh, một dạng dịch vụ cho thuê cơ sở hạ tầng để đặt máy chủ nhằm lưu trữ, phân tích dữ liệu, xử lý, truyền tải các dịch vụ kỹ thuật số và nhiều hơn nữa. Ngoài ra, việc liên kết thuê trung tâm dữ liệu là hợp đồng dài hạn và nhu cầu thuê ít bị ảnh hưởng bởi tính chu kỳ như bất động sản cho thuê truyền thống, điều này giúp chủ đầu tư hưởng lợi ích ổn định và lâu dài hơn, chưa kể lợi nhuận từ việc chào bán bất động sản trung tâm dữ liệu có xu hướng tăng cao hơn so với các sản phẩm bất động sản cho thuê truyền thống khác.
Các trung tâm dữ liệu trên thế giới hiện đang phát triển với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm là 15,7%. Mặc dù, hoạt động ủy thác đầu tư bất động sản nói chung đã giảm 12% trong năm 2021 thì hoạt động tín thác đầu tư bất động sản trung tâm dữ liệu đã tăng trung bình 25% so với những năm trước đó.
Như vậy, ngoài triển vọng dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng của khối lượng dữ liệu sẽ tiếp tục theo cấp số nhân mở ra một tương lai tươi sáng đầy tiềm năng cho thị trường trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên, ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện IMRIC khuyến nghị thách thức không hề nhỏ trong việc tận dụng làn sóng Data Centrer của Việt Nam là yếu tố cơ chế chính sách chính là nguồn điện và hạ tầng viễn thông.
Việc tìm kiếm vị trí phù hợp để phát triển trung tâm dữ liệu là quá trình phức tạp và nhà đầu tư thường có xu hướng thuê đất từ 10 đến 30 năm. Do đó, phân khúc này hứa hẹn mang lại nguồn thu dài hạn và ổn định cho các nhà phát triển bất động sản công nghiệp. Tin rằng, các yếu tố hạ tầng nói trên cần được thiết kế đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch các các khu công nghiệp.