Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Sa Ná - Chênh vênh kiếp nghèo trong lũ

Năm nào cũng vậy, chẳng mong mà vẫn gặp, mỗi khi mùa mưa bão về là hàng vạn hộ dân sinh sống cheo leo trên các miền núi cao Thanh Hóa lại nơm nớp lo âu vì bão lũ có thể cuốn đi tài sản và tính mạng bất cứ lúc nào. Năm nay mới đầu mùa, cơn bão số 3 đã suy yếu khi vào tới đất liền vậy mà vẫn cướp đi hàng chục sinh mạng, mấy chục ngôi nhà cùng tài sản của bà con dân tộc thiểu số bản Sa Ná sau nhiều năm chăm chỉ làm ăn, tích cóp…

Khi sông Luồng đổi màu

Sa Ná (thuộc xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa) nằm cạnh con suối Son đổ ra sông Luồng. Bao năm nay, suối Son và sông Luồng vẫn hiền hòa chảy chậm rãi, là người bạn thân tình của người dân nơi đây. Vậy mà khi nước lũ tràn về con sông đổi màu, màu xanh trong thay bằng màu nâu bùn của lũ dữ hung hãn, như muốn sẵn sàng cuốn tất thảy về xuôi.

Lũ đổ về nhanh, cuốn theo bạt ngàn cây rừng cổ thụ từ thượng nguồn về con suối Son như một cơn lốc ập đến bất ngờ khiến người dân bản Sa Ná không kịp trở tay. Nhiều người bị mất tích trong trận lũ cuốn hiện vẫn chưa liên lạc được. Bản Sa Ná bỗng nhiên bao trùm một màu ảm đạm.

Phạm Bá Huy kể lại giây phút đu bám trên ngọn cây giữa dòng nước lũ
Phạm Bá Huy kể lại giây phút đu bám trên ngọn cây giữa dòng nước lũ

Ngồi trên bờ sông Luồng đoạn đã bị sụt lở, ông Phạm Văn Tiệu, Chủ tịch UBND xã Na Mèo đang đợi để hỗ trợ những chuyến mô tô nước chuyển lương thực, thuốc men, vật dụng cần thiết vào bản cho bà con, ông xót xa: 5 giờ sáng ngày 3/8, cả bản Sa Ná choàng thức khi lũ đổ về trên suối Son, rồi trận lũ rút khá nhanh nên bà con tưởng như mọi chuyện đã trở nên yên bình. Nhưng tới khoảng 7 giờ 30 phút sáng cùng ngày nước lũ lại ào về lần nữa nhanh như một cơn lốc. Cả khu dân cư có 30 ngôi nhà thì hơn 20 ngôi, cùng 17 người tại bản Sa Ná bị dòng nước lũ cuốn trôi; 5 người may mắn được cứu sống, còn lại 12 người hiện vẫn đang mất tích.

Khi có tin cảnh báo lũ về, bà con đã di chuyển đến nhà văn hóa thôn, vì đây là nơi cao nhất trong bản để tránh lũ. Nhưng do nước lũ quét quá mạnh nên cuốn phăng cả nhà văn hóa. Mất người, mất của, chỉ trong thoáng chốc bản Sa Ná như bị xóa sạch. Trường hợp anh Hà Văn Vân (29 tuổi), cùng lúc đã mất đi 6 người than gồm: Bố mẹ, chị gái, vợ và hai đứa con nhỏ đã trôi theo dòng nước lũ đến ngày 4/8 vẫn chưa tìm thấy ai.

Sau cơn lũ bản Sa Ná bị phá hủy tan tành
Sau cơn lũ bản Sa Ná bị phá hủy tan tành

Tìm gặp nạn nhân Lương Văn Chon, 67 tuổi trú tại bản Sa Ná hiện đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Quan Sơn, khuôn mặt khô gầy, hốc hác, cơ thể chằng chịt các vết bầm dập, trong tiếng nấc nghẹn ngào ông cho biết: “Gần 70 năm tuổi đời tôi chưa bao giờ chứng kiến trận lũ quét tàn khốc như thế này, con suối Son từ xưa rất hiền hòa mà sao nay nổi giận khủng khiếp quá, chỉ một cơn bão nhỏ thôi đã đem lũ từ thượng nguồn về nhấn chìm cả bản làng, thật quá xót xa”. Rồi ông lại sụt sùi: “Gia đình tôi bị cuốn trôi mất hai căn nhà, xe máy, máy sát, máy nghiền, hai máy cắt cỏ, lúa gạo... vậy là toàn bộ tài sản đã đi theo dòng nước lũ, gần 70 tuổi rồi, giờ trở về bản thì tôi cũng không biết bắt đầu cuộc sống từ đâu”.

Hãi hùng giây phút bị kẹt trên cây giữa dòng nước lũ

Câu chuyện ông Lương Văn Chon, may mắn bám trụ được vào bụi cây dại giữa dòng lũ trên sông Luồng gần 10 giờ rồi và may mắn được anh Phạm Bá Huy (trú tại xã Sơn Điện) cứu sống, nhưng anh Huy lại bị mắc kẹt cũng trên ngọn cây ấy được nhắc đến nhiều trong những ngày mưa lũ càn quét bản nghèo vừa qua. Và câu chuyện ấy còn sẽ được mọi người nhắc đến như một niềm tự hào của người dân bản. Bởi tình người trong lũ giữ, trong ranh giới mong manh của sự sống còn.

Ông Chon nhớ lại: “Lũ ập tới nhanh quá, tôi đang chuyển các bao lúa lên chỗ cao hơn thì nước ào đổ, ngập ngang thắt lưng, rồi ngập lên tới cổ. Lúc này, vợ tôi đứng gần đó nhảy lên được lên nóc nhà tắm. Còn dòng nước lũ phóng với tốc độ phi mã kèm theo cây rừng đã càn nát nhà cửa rồi đẩy tôi ra phía dòng sông Luồng”. Vật lộn giữa dòng nước với tấm đệm, sau đó ông Chon bám được vào một cây gỗ lớn đang bị nước lũ đẩy rất nhanh. Nước xô mạnh, cây gỗ này càn ngang mấy bụi luồng giữa gò sỏi giữa lòng sông, ông nhanh tay bám được vào bụi cây này. Một cây gỗ khác tiếp tục lao tới càn qua, một lần nữa ông trượt theo và may mắn bám được cái cây khác cũng nằm trên gò sỏi này. Ông Chon bám trụ gốc cây này dù nước vẫn ào ào ập tới cho đến khoảng 3 giờ chiều, khi anh Phạm Bá Huy tới cứu. “Trời cứ vậy đổ mưa tầm tã, lúc ấy tôi gần như kiệt sức. Nếu chậm chút nữa chắc tôi mất mạng rồi”, ông Chon thảng thốt nhớ lại.

Huy là người thuộc xã Sơn Điện, lên Na Mèo làm việc trong một xưởng sản xuất đũa, đóng gần khu vực ông Chon gặp nạn. Khi thấy tính mạng ông Chon “ngàn cân treo sợi tóc”, Huy xung phong mang theo áo phao, can nhựa và dây cáp buộc vào người rồi phóng vào dòng lũ dữ tiếp cận vị trí ông Chon đang đứng. Gặp được nhau trên gò sỏi bé nhỏ giữa dòng nước lũ, 2 người đã bật khóc. Phải mất gần 2 giờ đồng hồ Huy mới gỡ được dây cáp và can nhựa ra để buộc vào người ông Chon. Lúc này cả 2 đã kiệt sức. Nhưng thật trớ trêu khi ông Chon được Huy cứu an toàn thì chính Huy đã phải thế chỗ, anh tiếp tục bị mắc kẹt tại bụi cây này vì dây cáp trên người Huy bị tụt. “Trong lúc hoàn cảnh nguy nan như vậy nhưng cháu Huy vẫn động viên tôi rằng, Bác hãy yên tâm vào bờ trước đi, đừng lo cho cháu”, ông Chon ngậm ngùi.

“Do mưa lớn, nước lũ mỗi lúc một dâng cao, hơn thế trời lại sắp tối nên sau 2 giờ đồng hồ phải đu bám trên bụi cây không còn cách nào khác, tôi đành cầm theo can nhựa, nhảy xuống dòng lũ, bơi hướng về phía bờ tả dòng sông Luồng. Mất khoảng 5 phút, tiếp cận được bờ trong tình trạng rã rời tới mức kiệt sức. Mọi người bên bờ sông này gần như nín thở vì quá lo lắng”, Huy kể lại.

Chúng tôi rời Na Mèo về xuôi, khi trời đã tối hẳn. Mỗi lần gặp đoạn đường bị sạt lở, ta luy gãy đứt lại thêm một lần như cứa sâu thêm vào nỗi ám ảnh khi chứng kiến cảnh hoang tàn ở Sa Ná. Đoàn có 7 người, khuôn mặt ai cũng trầm tư trĩu nặng khi nghĩ về tương lai của những hộ dân tái nghèo miền biên viễn, lòng lại quặn lên chẳng khác nào quê mình bị lũ.

Phóng sự của Đinh Huê

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Tin khác

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình
Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.
Xem thêm
Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động