Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Bộ sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới và những bất cập cần quan tâm giải quyết:

Những vấn đề Quốc hội kiến nghị để thực hiện tốt Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Năm học 2023-2024 là năm học thứ 4 triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông đã đạt được một số kết quả nhất đinh, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Với trọng trách là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, Quốc hội đã tổ chức đoàn giám sát chuyên đề: Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/NQ14 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông ”.

Đánh giá kết quả giám sát việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông

Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/NQ14 về về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, do ông Trần Minh Mẫn, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội làm trưởng đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa -Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh, Phó Trưởng đoàn thường trực giám sát, Trưởng ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh,Phó trưởng đoàn giám sát. Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với 8 tỉnh thành phố, làm việc với một số bộ, cơ quan đơn vị cơ sở giáo dục có liên quan.

Chiều 14/8, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến về tiến hành giám sát chuyên đề ‘’Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông’’.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp

Báo cáo về kết quả giám sát, ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát cho biết: Đoàn giám sát nhận thấy chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoa học, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêu cầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số 88/2014/QH13. Quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành Chương trình GDPT 2018 đã được thực hiện đúng quy định, công khai, minh bạch. Chương trình GDPT mới đã được triển khai trên phạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định tại Nghị quyết số 51/2017/QH14.

Ông Nguyễn Đắc Vinh, Phó trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội trình bày báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội.
Ông Nguyễn Đắc Vinh trình bày báo cáo kết quả giám sát của Quốc hội.

Tuy nhiên, Chương trình GDPT tổng thể và các chương trình môn học ban hành chậm so với yêu cầu (30 tháng) và chưa đầy đủ chương trình các môn học. Về biên soạn SGK mới, Đoàn giám sát thấy rằng: Việc biên soạn, thực nghiệm, thẩm định SGK còn nhiều bất cập. Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn được một bộ SGK theo quy định của Nghị quyết số 88/2014/QH13, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của Nhà nước, nhất là việc quản lý, phát triển chương trình, nội dung giáo dục phổ thông; quản lý, điều tiết giá SGK; thực hiện chính sách xã hội với học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh khuyết tật, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Việc thực nghiệm SGK chưa được coi trọng đúng mức, tổ chức trong thời gian ngắn, chưa bảo đảm yêu cầu về quy mô và chất lượng. Việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa SGK chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung ở một số cuốn SGK, nhất là đối với SGK tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6 và Lịch sử lớp 11.Cung ứng, phát hành SGK còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian. Có tình trạng khan hiếm, thiếu sách cục bộ đối với một số đầu sách trước thềm năm học mới; việc mua SGK ngoài thị trường gặp khó khăn. Tình trạng in sách lậu, phát hành SGK giả diễn ra phức tạp. SGK mới phát hành chậm, giáo viên có ít thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng, ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã xảy ra sai phạm trong in ấn, xuất bản SGK; một số tổ chức, cá nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, báo cáo giám sát đã cung cấp bức tranh tổng thể toàn diện và sâu sắc về tình hình đổi mới giáo dục phổ thông, có nhiều nội dung, giải pháp kiến nghị có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.Theo Chủ tịch Quốc hội, Chương trình giáo dục phổ thông mới cần đánh giá kỹ hơn chủ trương một chương trình, nhiều bộ SGK. Về đề nghị của Đoàn giám sát đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, chuyển cơ quan chức năng thanh tra toàn diện việc xác định, sử dụng chi phí phát hành (chiết khấu) SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu không chỉ khâu in ấn mà cả khâu biên soạn, thẩm định, xét duyệt, lựa chọn, phát hành SGK. Thanh tra khâu sử dụng chi phí chiết khấu SGK, đề nghị sớm ban hành phương pháp định giá tối đa SGK, bảo đảm tiết giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm chi phí trung gian, nghiên cứu giảm tỉ lệ chiết khấu đến mức hợp lí để giảm giá SGK theo quy định của Luật Giá (sửa đổi).

Vì sao phải biên soạn bộ SGK của nhà nước theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ?

Theo Nghị quyết 88/2014/QH13, ngoài chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK với kinh phí 16 triệu USD từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT không làm được việc này. Ông Phùng Xuân Nhạ, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Ban đầu có hai phương án, giao Nhà xuất bản Giáo dục hoặc chọn một hãng tư vấn (nhà xuất bản) để làm sách. Cả hai phương án đều không thực hiện được do vướng các quy định của pháp luật Việt Nam và của Ngân hàng Thế giới. Sau đó, Bộ GD&ĐT báo cáo Thủ tướng về phương án tuyển chọn tác giả để tổ chức biên soạn một bộ SGK của nhà nước nhưng cũng không xong vì hầu hết các tác giả đã ký hợp đồng với các nhà xuất bản để tổ chức biên soạn bộ SGK theo phương thức xã hội hóa. Do vậy chỉ còn phương án biên soạn những bộ SGK phổ thông mới theo phương thức xã hội hóa.. Vậy nên đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại, hạn chế qua 4 năm thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/NQ14 về về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018, mà đoàn giám sát của Quốc hội đã nêu ở phần trên?.

Tại phiên giám sát của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kiến nghị Đoàn giám sát nghiên cứu bỏ nội dung giao Bộ GD&ĐT soạn thảo một bộ SGK trong dự thảo Nghị quyết về giám sát. Theo Bộ trưởng, nhà nước (Bộ GD&ĐT) nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc. Đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, công cụ để hỗ trợ giáo viên chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học."Chương trình là duy nhất, thống nhất; học liệu là đa dạng và linh hoạt”. Vậy có cần một bộ sách giáo khoa, tức một bộ học liệu của nhà nước hay không?", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đặt câu hỏi.Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc này khác với nội dung Nghị quyết 122/2000/QH14. Bởi theo Nghị quyết này, Bộ GD&ĐT chỉ tổ chức biên soạn sách khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn. Thực tế, tất cả môn học đều có sách của các tập thể, cá nhân biên soạn.Việc Bộ biên soạn một bộ sách giáo khoa nữa không chỉ ảnh hưởng lớn tới chủ trương xã hội hóa mà còn có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà ngành GD&ĐT đang hướng tới.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội không đồng tình với ý kiến này của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, chương trình chỉ quy định khung kiến thức, còn nội dung kiến thức phổ thông cũng đặc biệt quan trọng, được thể hiện cụ thể ở sách giáo khoa."Nếu Bộ GD&ĐT cũng như Chính phủ chỉ giữ vai trò phê duyệt như hiện nay thì chúng ta chỉ là người thẩm định được nội dung đấy có phù hợp hay không. Trách nhiệm của nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nội dung đó thực hiện có được không, nếu với cách biên soạn như thế này", ông Vinh đặt vấn đề.

Cho ý kiến về nội dung phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: SGK quy định về nội dung, là thể chế, cái cốt lõi nhất của chương trình."Cho nên, chúng ta chỉ nhận xét nó là một loại học liệu đơn thuần, không phải, không hoàn toàn đúng như thế, chỗ này tôi đề nghị tiếp tục đánh giá", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chỉ rõ: Nghị quyết 122/2000/QH14 giải quyết tình thế lúc đó chứ không thay thế cho Nghị quyết 88/2014/QH13 về việc yêu cầu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước. Đồng thời cần hiểu đúng về Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK phổ thông. Nghị quyết này nêu rõ: Bộ GD&ĐT phải tổ chức biên soạn một bộ SGK đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12. Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn, một hoặc một số đầu sách, không nhất thiết phải đầy đủ một bộ SGK xã hội hóa nhưng vẫn phải bảo đảm nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ GD&ĐT tạo thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Nghị quyết 88 là biên soạn bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ: Nghị quyết 88 khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở Chương trình giáo dục phổ thông để chủ động triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; Bộ GD&ĐT tổ chức việc biên soạn 1 bộ SGK, được thẩm định, phê duyệt công bằng với các bộ SGK do các tổ chức, cá nhân biên soạn. Như vậy, việc này đã được ghi trong Nghị quyết của Quốc hội chứ không phải muốn có hay không như báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Xin nhắc lại là, chuẩn bị cho năm học mới 2023-2024, ngày 16/8/2023, Thủ tướng Chính phủ có công điện số: 747/CĐ-TTg về việc bảo đảm SGK và giáo viên kịp thời cho năm học 2023-2024. Công điện của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: Bộ GD&ĐT khẩn trương có giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập nêu tại Báo cáo số 584/BC-ĐGS ngày 11/8/2023 của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội, trong đó có việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Phát biểu kết luận phiên họp giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị: Chính phủ nghiên cứu thấu đáo, đánh giá tác động, nêu rõ những khó khăn, hạn chế, làm rõ trách nhiệm khi chưa có một bộ SGK của nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 88 của Quốc hội. Trên cơ sở đó, xem xét trình Quốc hội cho ý kiến về chủ trương giao Bộ GD&ĐT phải chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của nhà nước theo tinh thần Nghị quyết 88/2014/QH13.

Kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23/10 tới. Hi vọng tại kì họp này, Quốc hội sẽ thông qua những quyết sách góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế để tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 về về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018 .

Quang Hướng

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, mặc dù chất lượng đầu vào tương đối thấp, điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn tuy nhiên với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua.
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Vinamilk trao tặng gần 200.000 hộp sữa cho trẻ em nhân ngày hội tựu trường

Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” – 5/9/2024, Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Rộn ràng ngày khai giảng năm học mới 2024-2025 tại trường THCS Tả Thanh Oai

Trong không khí của những ngày thu lịch sử, Hôm nay, ngày 5.9 học sinh trên cả nước đã dự lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy trò trên cả nước đã sẵn sàng cho 1 năm học với mục tiêu kiên định, tiếp tục đổi mới, sáng tạo. Cùng chung niềm vui ấy, thầy và trò trường THCS Tả Thanh Oai long trọng tổ chức Lễ Khai Giảng năm học mới 2024-2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo địa phương cùng 95 cán bộ giáo viên, nhân viên và toàn thể 2268 học sinh trong trường.

Tin khác

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên

Vấn nạn thuốc lá điện tử với trẻ vị thành niên
Thuốc lá là người bạn đồng hành của ung thư, hay nói cách khác hút thuốc lá là con đường ngắn nhất dẫn đến nghĩa địa. Hút thuốc lá không gây ra cái chết tức thì mà nó ngấm dần rồi giết dần giết mòn cơ thể người hút thuốc lá. Chính vì vậy mà nhiều người có suy nghĩ không đúng về tác hại của thuốc lá. Phần lớn họ quan niệm rằng, chỉ có thuốc lá điếu truyền thống mới có hại và dần chuyển sang thuốc lá điện tử. Vì nghĩ thuốc lá điện tử ít gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ vị thành niên hiện nay.

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025

TP. Hồ Chí Minh: Trường THPT Lê Thánh Tôn khai giảng năm học mới 2024 – 2025
Hòa trong không khí rộn ràng cả nước vừa kỷ niệm 79 năm Ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng 5/9, Trường THPT Lê Thánh Tôn, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh tổ chức lễ khai giảng năm học mới.

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa

Rộn ràng Lễ khai giảng năm học mới trên huyện đảo Trường Sa
Sáng 5/9, hoà trong không khí rộn ràng khai giảng năm học mới trên cả nước, các học sinh của huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đã nô nức đến trường trong màu cờ đỏ sao vàng, chào năm học mới 2024 - 2025.

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025

Học sinh Thanh Hóa rộn ràng khai giảng năm học mới 2024-2025
Sáng 5/9, trong không khí hân hoan, rộn ràng, hơn 900.000 học sinh tại Thanh Hóa đã nô nức đến trường khai giảng năm học mới 2024-2025.

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường

Hải Phòng: Hàng trăm nghìn học sinh hân hoan trong ngày tựu trường
Sáng ngày 5/9, hòa chung niềm vui trong ngày Hội đến trường của cả nước, 526.230 học sinh TP Hải Phòng đã chính thức bước vào năm học mới 2024 - 2025.

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới

Hơn 926 nghìn học sinh Nghệ An rộn ràng khai giảng năm học mới
Sáng 5/9, hòa chung không khí cùng với cả nước, hơn 1.500 trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An với 926 nghìn học sinh đã đồng loạt tổ chức lễ khai giảng, chính thức bước vào năm học mới 2024-2025.

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập

Năm học 2024 - 2025: Tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ học tập
Sáng 5/9, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước đồng loạt tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2024-2025.

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh dự lễ khánh thành và khai giảng tại Trường THCS Bình Trị Đông B
Sáng 5/9, UBND quận Bình Tân tổ chức lễ khánh thành và khai giảng năm học 2024 - 2025 trường Trung học cơ sở Bình Trị Đông B. Dự lễ có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; ông Huỳnh Khắc Điệp, Bí thư Quận ủy quận Bình Tân cùng với ban, ngành trong quận.

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới

Trường THCS Thị trấn Núi Đối (Hải Phòng): Tưng bừng ngày hội khai trường, đón năm học mới
Sáng nay ngày 5/9, trường THCS Thị trấn Núi Đối (huyện Kiến Thuỵ, TP Hải Phòng) đã long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025.

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu

Chăm lo cho ngành Giáo dục để Việt Nam sánh vai với các cường quốc 5 châu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân đều “được đi học” . Tiếp đó, Người nhấn mạnh: Chế độ cộng sản là “ai cũng thông thái”. Trong Di chúc, Người căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”

Trang trại Làng Việt Nam đồng hành cùng thế hệ trẻ tỉnh Bình Thuận qua “Tiếp Bước Cho Em Đến Trường” và “Ươm Mầm Tài Năng”
Những ngày cuối tháng 8, trong sự háo hức và mong chờ một năm học mới của các em học sinh, vẫn còn nhiều em có hoàn cảnh khó khăn đang canh cánh nỗi lo học phí, sách bút đến trường. Hướng đến tiếp bước giấc mơ đến trường cho các em học sinh, sinh viên nghèo, trang trại Làng Việt Nam thuộc Công ty TNHH Làng Việt Nam đã triển khai chuỗi hoạt động khuyến học tại địa phương nơi doanh nghiệp đang hoạt động...

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương

Ước mơ Đại học không bị giới hạn học phí tại Trường Đại học Trưng Vương
Trúng tuyển đại học là niềm mơ ước của nhiều bạn trẻ, nhưng nỗi lo học phí lại khiến không ít bạn trẻ chùn bước. Năm 2024, học phí tại các trường đại học công lập và tư thục ở Việt Nam đều có xu hướng tăng. Theo thống kê, học phí trung bình tại các trường đại học công lập đã tăng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi năm.

Trường Đại học Công Đoàn tổ chức đón tân sinh viên hệ chính quy năm 2024

Trường Đại học Công Đoàn tổ chức đón tân sinh viên hệ chính quy năm 2024
Ngày 29-30/8/2024, Trường Đại học Công đoàn tổ chức làm thủ tục nhập học cho tân sinh viên năm học 2024. Công tác tiếp đón, làm thủ tục nhập học cho Tân sinh viên được Nhà trường chuẩn bị chu đáo từ cán bộ, lãnh đạo và tình nguyện viên.

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học

Không ngừng đổi mới để nâng cao chất lượng dạy và học
Trong năm học qua, ngành Giáo dục huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trồng người, là nơi gửi gắm niềm tin, sự ủng hộ của phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn.

Công ty TNHH Liên hiệp giáo dục Đại Dương: Vươn lên Top 5 thương hiệu Du học uy tín, khẳng định chất lượng dịch vụ hàng đầu

Công ty TNHH Liên hiệp giáo dục Đại Dương: Vươn lên Top 5 thương hiệu Du học uy tín, khẳng định chất lượng dịch vụ hàng đầu
Giữa thị trường du học ngày càng cạnh tranh, Công ty TNHH Liên hiệp giáo dục Đại Dương (UOE) đã xuất sắc ghi tên mình vào Top 5 thương hiệu du học uy tín nhất Việt Nam. Đây là thành quả xứng đáng cho hơn 13 năm đồng hành và chắp cánh ước mơ du học của hàng ngàn bạn trẻ trên khắp cả nước.
Xem thêm
Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, tro
Phiên bản di động