Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Minh Chuyên - người có duyên với sách giáo khoa Ngữ văn

... Tôi phải nêu khá chi tiết “con đường” của một tác phẩm ngoài nhà trường vào trong sách giáo khoa như thế nào để bạn đọc có thêm thông tin cần thiết.
Và cũng để nói rằng, những tác phẩm của nhà văn Minh Chuyên từ ngoài nhà trường đã bước vào sách giáo khoa Ngữ văn - Tiếng Việt là một dấu mốc lớn, bắt đầu một giai đoạn mới: Tác phẩm sống lại và nhân lên trong lòng hàng triệu học trò. Hội đồng Quốc gia sách giáo khoa (Bộ Cánh Diều) đã chọn 3 tác phẩm văn học của nhà văn Minh Chuyên gồm: Truyện kí “Vào chùa gặp lại” vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11. Truyện kí “Chuyện ông Hoàng Cầm” vào sách văn bản đọc hiểu, Ngữ văn 11 và bút kí “Bác học của ruộng đồng”, trích vào sách Tiếng Việt lớp 4. Điều giản dị nhưng rất giàu ý nghĩa ấy không phải nhà văn nào cũng có được. Âu cũng là cái duyên của Minh Chuyên với sách giáo khoa trong nhà trường.

Nhân tác phẩm “Vào chùa gặp lại” được chọn vào sách Ngữ văn 11 (bộ Cánh Diều), tôi nhớ lại, cách đây hơn 20 năm, từ lần làm chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông năm 2000 (do GS Trần Đình Sử làm Tổng chủ biên), chúng tôi đã định chọn tác phẩm Người không cô đơn của Minh Chuyên vào chương trình... Nhưng rồi do nhiều nguyên nhân, cuối cùng tác phẩm ấy vẫn không có mặt trong sách giáo khoa Ngữ văn 12.

Gần 20 năm sau, khi xây dựng chương trình Ngữ văn 2018, tôi được chỉ định làm Tổng chủ biên trong việc thiết kế chương trình Ngữ văn mới. Khi ấy chúng tôi lại nghĩ đến Minh Chuyên. Vấn đề không phải là sửa chữa cho việc làm chương trình lần trước, mà là xuất phát từ yêu cầu mới. Chương trình Ngữ văn 2018 đòi hỏi dạy học đọc hiểu theo thể loại. Với lớp 11 cần có tác phẩm để dạy cách đọc thể loại truyện kí. Ngoài ra tác phẩm ấy còn phải phản ánh được thành tựu văn học thời kì đổi mới, văn học thời hậu chiến, các tác phẩm viết về những cảnh ngộ xót đau, bi kịch; những số phận éo le, oan trái; những di họa khủng khiếp của chiến tranh... để giáo dục và nhắc nhở thế hệ trẻ. Với yêu cầu ấy, nhà văn nào có thể đáp ứng được? Đầu tiên chúng tôi đã nghĩ đến Minh Chuyên với hàng loạt tác phẩm kí và truyện kí sinh động, đầy ám ảnh. Tôi đã lần lượt đọc các tác phẩm của anh, từ “Thủ tục để làm người còn sống”(1988) làm xôn xao dư luận cả nước; đến “Người không cô đơn”, “Nước mắt làng”, “Vào chùa gặp lại”, “Đứa con màu da thú”, “Cha con người lính”…

Nhà văn Minh Chuyên.
Nhà văn Minh Chuyên.

Ban đầu, chúng tôi định chọn tác phẩm Thủ tục làm người còn sống, viết về anh thương binh Trần Quyết Định, chịu bao cảnh cực kì bi đát. Từ một liệt sĩ trở về, phải mất bao năm tháng, công sức để chạy thủ tục làm người còn sống... Sau đó, đọc lại nhiều tác phẩm khác của Minh Chuyên, tác phẩm nào cũng nêu lên một thực trạng khủng khiếp, nhiều cảnh, nhiều chi tiết rùng rợn... Chuyện đều xúc động nhưng khó đưa vào sách giáo khoa để tránh những ý kiến cực đoan cho rằng sách giáo khoa toàn cảnh bi đát, u ám, nặng nề... Cuối cùng chúng tôi chọn “Vào chùa gặp lại” - một câu chuyện xúc động, vừa nói lên một cách nhẹ nhàng, lặng lẽ những hi sinh mất mát của người lính, vừa thể hiện rõ những đặc điểm của thể loại truyện kí.

Truyện kí là thể loại giao thoa giữa truyện và kí, trong đó, nhà văn dựa vào những con người và sự việc có thật, lựa chọn, sắp xếp và tổ chức thành câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật đối tượng được phản ánh bằng ngôn ngữ văn học. Truyện kí phát triển mạnh trong các cuộc kháng chiến do yêu cầu cổ vũ động viên, ca ngợi những người anh hùng, người thật, việc thật,... Những tác phẩm như “Sống như anh” của Trần Đình Vân viết về anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi viết về cuộc đời chị Út Tịch,... là những truyện kí tiêu biểu của thời kì chống Mỹ, cứu nước.

Truyện kí có sự kết hợp giữa hư cấu và phi hư cấu, một mặt chú trọng tính xác thực về con người và sự kiện,... mặt khác sử dụng hư cấu với các chi tiết, tâm lí nhân vật, sự việc,... do nhà văn tưởng tượng ra khiến câu chuyện hiện lên vừa chân thực, khách quan, vừa sinh động theo cách nhìn độc đáo của tác giả. Tác phẩm “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên là một truyện kí như vậy.

“Vào chùa gặp lại” là những trang viết về: Sư thầy Đàm Thân vốn là Lương Thị Thân - một cô gái xinh đẹp quê Thái Bình tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trở thành một nữ quân y đường dây 559 Trường Sơn và từng bị thương, bị phơi nhiễm chất độc da cam. Sau chiến tranh, trở về quê hương, cô vào chùa tu hành và làm việc nghĩa vì không muốn để lại gánh nặng và nỗi đau cho gia đình, xã hội.

Người kể câu chuyện là nhà văn Minh Chuyên, người đã từng “qua gần chục ngôi chùa”, rồi dừng lại một ngày để đến chùa Đông Am, xã Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - ngôi chùa có sư Đàm Thân. Đến đây, anh phải thốt lên: “Tôi thật không ngờ, Thân vừa tu hành, vừa nhận nuôi dưỡng những đứa trẻ tàn tật, con của những người đồng đội bị nhiễm chất độc da cam, bố mẹ đều đã chết. Người quân y mà tôi gặp ở Binh trạm 31 hơn 20 năm trước, giờ đây đã trở thành vị “bồ tát” nhân từ đang ngồi trước mặt chúng tôi... Đàm Thân vừa đi giám định nâng loại thương tật về. Cùng đến thăm chùa, tôi mời cả chị Vũ Thị Bích có một thời sống với nhà sư ở Trường Sơn”.

Đoạn văn kể vừa nêu đã nói lên tính hiện thực của câu chuyện, một đặc điểm nổi bật của tất cả các thể loại thuộc tác phẩm kí. Nhưng “Vào chùa gặp lại” không chỉ là bài kí ghi lại chuyện người thực, việc thực mà nó còn là truyện, tức có vai trò của nhà văn trong việc hư cấu, tưởng tượng (the fiction). Yếu tố hư cấu ở đây là sự lựa chọn chi tiết, cách sắp xếp câu chuyện và những chi tiết do nhà văn tưởng tượng, bổ sung, dàn dựng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, nhân vật và sự việc có hồn mà vẫn đúng bản chất.

Câu chuyện tình yêu giữa Nguyễn Hồng Quân và Lương Thị Thân được nhà văn khéo léo để Đàm Thân kể lại với chị Bích người đã từng sống với Thân ở chiến trường. Để những người trong cuộc tự kể lại làm tăng tính thuyết phục. Cách sắp xếp và lựa chọn chi tiết, cách kể của tác giả khiến người đọc tin có một thời chiến tranh khốc liệt như thế. Một thời đạn bom, hai người yêu nhau cùng ra mặt trận, mỗi người một nơi, cả hai bị thương nặng và đều sống sót trở về... Nhưng cả hai đều nghe tin và nghĩ người yêu mình đã hi sinh, mãi mãi không trở lại. Và mỗi người đi một hướng tiếp tục cuộc sống sau chiến tranh... Bản thân câu chuyện ấy đã là một tác phẩm nghệ thuật, vừa thực và vừa mang tính hư cấu.

Nhưng “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên không chỉ có thế, không dừng lại đơn giản thế. Từ chất liệu sự thực ấy, nhà văn đã hình dung, tưởng tượng và dựng lên một màn diễn có “cao trào”, đầy kịch tính. Người con gái trở thành nhà sư ngày ngày tụng kinh gõ mõ và làm việc thiện cứu đời. Rồi bỗng một đêm, thật bất ngờ người con trai trở lại chùa tìm người yêu sau khi biết người ấy vẫn còn sống. Quân trở lại tìm đến Thân trong một đêm như một giấc mơ. Cuộc gặp lại đầy bất ngờ và xúc động. Những tưởng họ tìm lại được hạnh phúc đã mất, nhưng rồi người đọc lại hẫng hụt chấp nhận nỗi đau của hai người: Thân từ chối trở về cùng người yêu. Lí do ban đầu để Thân từ chối là cô đã trở thành người của nhà Phật, đã theo đạo Phật... nhưng lí do thực chất mới tạo nên sự đau đớn, phẫn uất trong lòng người đọc: “Đó là do hậu quả di chứng chất độc da cam và vết thương cột sống. Nó thường xuyên làm nửa người phía dưới của Thân tê dại. Bác sĩ đã kết luận Thân không còn khả năng... Thân không thể đem lại tương lai và hạnh phúc cho Quân được”.

Người đọc chưa hết bất ngờ, chưa hết đau về sự mất mát mà Thân phải chịu thì lại chuyển sang một bất ngờ khác, một nỗi đau khác. Thân gặp lại Quân ở một ngôi chùa. Quân cũng đi tu, đi tu vì Quân cũng bị nhiễm chất độc đi-ô-xin ngày còn ở núi Bà Đen. “Khi về quê nhìn thấy cảnh “tật nguyền quái dị” của những đứa con người đồng đội cùng bị nhiễm độc như anh”. Khi Thân từ chối, ra về, “anh quyết không xây dựng tổ ấm gia đình nữa, vì biết mình cũng sẽ gây đau khổ cho vợ con như bạn mình”.

Một câu chuyện mà bản thân cốt truyện đã mang cả tính hiện thực và hư cấu; với nội dung vừa nhân văn cao cả, vừa giàu tính hiện thực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc... lại được một nhà văn có nhiều kinh nghiệm trong mảng đề tài hậu chiến tranh chấp bút, tác phẩm ấy đã có đầy đủ tư cách để dạy trong nhà trường về thể loại truyện kí theo yêu cầu của Chương trình. Cũng cần nói thêm, thể loại này ở thời kì đổi mới không có nhiều tác phẩm thành công.

*

* *

Chọn bối cảnh nhà chùa, thanh tao, yên tĩnh, để nhà sư kể lại câu chuyện của chính mình... lời văn trong “Vào chùa gặp lại” cứ thủ thỉ tâm tình như những lời tụng kinh vang lên nhẹ nhàng mà sâu lắng. Kể rất êm đềm về những tháng ngày dữ dội; những ngày tháng gian khổ không chỉ ở chiến trường mà ngay cả khi đã vào chùa, khi đã trở thành “sư bác, “sư thầy”; khi trở thành sư trụ trì vẫn thế. Vẫn “ngày ngày làm việc cần mẫn từ sáng sớm tinh mơ đến tận sao khuya, ngoài đọc kinh, hành đạo còn phải “xắn tay” xốc vác những công việc của người đời”.

Thông điệp nhân văn từ truyện kí “Vào chùa gặp lại” của Minh Chuyên vang lên từ chính nội dung câu chuyện - chuyện về “những con người con gái con trai - đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép” (thơ Nam Hà); chuyện của một thời đạn bom và khói lửa chiến tranh với biết bao hi sinh, mất mát. Những người lính không chỉ ngã xuống chiến trường mà ngay khi còn sống sót trở về cũng mang trên mình đầy những vết thương, cả thể xác lẫn tinh thần; nhức nhối hơn cả là nỗi đau về hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình.

Thế hệ trẻ cần biết, hiểu và ghi nhớ về một thời chiến tranh như thế, có những con người như thế... để sống cho xứng đáng với lớp cha anh đã từng hiến dâng tuổi trẻ một thời.

Với “Vào chùa gặp lại”, nhà văn Minh Chuyên đã dành hết tình cảm trân trọng, yêu thương, mến phục của anh đối với những con người như thế. Tình cảm, thái độ ấy thể hiện ở hành động đi đến tận nơi, gặp gỡ từng người, tìm hiểu cặn kẽ mọi sự... và hiển hiện ra trong từng lời văn, trang viết. Hầu hết câu chuyện được kể một cách khách quan theo lời người trong cuộc, nhà văn khéo léo ẩn mình, bộc lộ thái độ và tình cảm một cách gián tiếp... nhưng rồi cuối truyện cũng không kìm nén được tình cảm trân trọng ấy. Câu văn kết thúc văn bản đã thể hiện rõ điều đó: “Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau cánh cửa Tam bảo, tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người”.

*

* *

Tôi luôn cho rằng, nhà trường có một vai trò hết sức to lớn trong việc tạo ra một công chúng văn học có văn hóa, một lớp người đọc có trình độ, hiểu biết. Không nơi nào có điều kiện và cơ hội trang bị những tri thức cơ bản để hiểu văn học và thực hiện sứ mệnh giáo dục cho một công chúng đông đảo như nhà trường phổ thông.

Walt Whitman từng nói: “Để có những nhà thơ lớn, cần phải có những độc giả lớn”. Sự tương tác giữa bạn đọc, tác phẩm và nhà văn là một trong những yếu tố quyết định tạo nên tầm vóc và diện mạo của một nền văn học. Ai viết và viết cho ai? Ai đọc và đọc ai? Đó luôn là những câu hỏi của mọi thời.

Khi một tác phẩm vào sách giáo khoa, câu trả lời ai đọc, ai học đã rất rõ: Hàng triệu người đọc, và học trong hàng chục năm. Câu hỏi ai đọc trở nên rất quan trọng. Tác phẩm đưa vào sách giáo khoa sẽ có tác động rất lớn đến nhiều phương diện và yêu cầu giáo dục. Cái tốt, điều hay sẽ được cất cánh, nâng cao, trải rộng đến nhiều nơi, qua nhiều năm tháng liên tục...

Bắt đầu từ tháng 9/2023, học sinh lớp 11 sẽ học sách này, sẽ được đọc truyện kí “Vào chùa gặp lại”. Hi vọng việc lựa chọn tác phẩm này của nhà văn Minh Chuyên vào sách Ngữ văn11 (bộ Cánh Diều) sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp cho giáo dục văn học trong nhà trường.

PGS -TS Đỗ Ngọc Thống
Chủ biên chương trình Ngữ văn 2018, Đồng Tổng chủ biên sách Ngữ văn cấp THPT Bộ Cánh Diều.

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến từ 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến từ 24-28/4

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Lịch thi, cấu trúc bài thi đánh giá năm 2024 của Bộ Công an

Lịch thi, cấu trúc bài thi đánh giá năm 2024 của Bộ Công an

Theo Hướng dẫn tuyển sinh năm 2024 do Bộ Công an vừa mới ban hành, Kỳ thi đánh giá của Bộ năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 7/7.
Nhiều trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới

Nhiều trường đại học sai phạm trong mở ngành học mới

Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố kết luận thanh tra liên quan đến việc mở và đào tạo ngành học mới của một số trường đại học trên cả nước.
Học sinh biến rác thải thành trang phục, đồ trang trí

Học sinh biến rác thải thành trang phục, đồ trang trí

Từ các nguyên liệu bỏ đi như vỏ chai, giấy báo cũ, túi ni lông,... qua đôi bàn tay khéo léo của các em học sinh đã tạo thành nhiều vật dụng hữu ích.
Trung tâm CEDC tặng quà học sinh vượt khó hiếu học ở Bù Đăng

Trung tâm CEDC tặng quà học sinh vượt khó hiếu học ở Bù Đăng

Hướng đến kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), và nhân dịp chuẩn bị kết thúc năm học 2023 – 2024.

Tin khác

Lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước

Lịch nghỉ hè năm 2024 của học sinh cả nước
Theo kế hoạch năm học 2023-2024 của Bộ GD&ĐT, kết thúc học kỳ I trước ngày 15/1, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25/5 và kết thúc năm học trước ngày 31/5.

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ

Yêu cầu chấn chỉnh hoạt động Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 29/3/2024 chấn chỉnh hoạt động của Trường Tiểu học, THCS, THPT quốc tế Mỹ tại TP. Hồ Chí Minh.

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội

Lịch thi, đề thi vào lớp 10 THPT công lập của Thủ đô Hà Nội
UBND TP. Hà Nội vừa có quyết định sẽ tổ chức thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập năm 2024.

Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?

Vì sao Chủ tịch HĐQT Trường quốc tế Mỹ bị cấm xuất cảnh?
Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa có báo cáo về hoạt động của Trường Tiểu học, THCS và THPT quốc tế Mỹ Việt Nam (Trường quốc tế AISVN) gửi Thủ tướng Chính phủ.

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024

Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa): Triển khai công tác tuyển sinh năm 2024
Ngày 28/03/2024, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội nghị triển khai công tác tuyển sinh năm 2024.

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”

Chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương”
Sáng 28/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; Thành ủy, UBND TP. Bến Tre tổ chức vòng thi chung kết cuộc thi “Em yêu biển, đảo quê hương” cho 100 học sinh của các trường THCS trên địa bàn thành phố.

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5

Thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 2/5
Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 từ 2/5 đến 17h ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.

Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học
Nhiệt tình, tâm huyết với công tác khuyến học, khuyến tài và hoạt động hội, đoàn thể của địa phương- đó là nhận xét của nhiều người khi nói về ông Phạm Trọng Nạp, ở thôn Cây Sằm, xã Tiền An, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tuyển sinh đại học 2024: Phương án tuyển sinh của các trường y dược

Tuyển sinh đại học 2024: Phương án tuyển sinh của các trường y dược
Chi tiết chỉ tiêu, phương thức tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 của tất cả các trường y dược trên cả nước. Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2024 mới nhất.

Khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 (đợt 2).

Khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2024 (đợt 2).
Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức và Công ty liên danh Vision tổ chức khai giảng các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tại TP Thanh Hóa và các huyện, thị xã theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Lịch đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Lịch đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ GD&ĐT, thí sinh đang học lớp 12 năm học 2023 - 2024 sẽ chính thức đăng ký dự thi từ 2/5 đến 17h ngày 10/5 theo hình thức trực tuyến.

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024

9 thí sinh bị đình chỉ trong đợt thi đánh giá năng lực đầu tiên năm 2024
Đợt thi đầu tiên kỳ thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học quốc gia Hà Nội (HAS 401) diễn ra trong hai ngày 2-24/3.

Phát động thi đua “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024”

Phát động thi đua “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024”
Việc tổ chức phong trào nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.

Thông tin mới nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Thông tin mới nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bộ GD&ĐT vừa chính thức công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6.

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chi tiết đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố 15 đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024.
Xem thêm
Thanh Hóa đứng tốp đầu cả nước về tăng trưởng GRDP

Thanh Hóa đứng tốp đầu cả nước về tăng trưởng GRDP

Trong quý I năm 2024, tốc độ tăng trưởng (GRDP) của Thanh Hóa đứng thứ 3 cả nước, sau Bắc Giang và Trà Vinh.
Bắt Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

Bắt Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất

Ngày 11/4, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa (50 tuổi; trú đường Hoàng Văn Thụ, phường Quảng Phú, TP. Quảng Ngãi) về hành vi "Nhận hối lộ".
Bị cáo Đỗ Hữu Ca bị đề nghị 10-11 năm tù

Bị cáo Đỗ Hữu Ca bị đề nghị 10-11 năm tù

Sáng 11/4, phiên tòa xét xử 13 bị cáo trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Trốn thuế; Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước; Nhận hối lộ và Đưa hối lộ" chuyển sang phần tranh luận. Đại diện Viện KSND tỉnh Quảng Ninh thực hành
Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Tự hào chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển

Qua 70 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành gắn liền với chặng đường đấu tranh anh dũng, bất khuất, đầy hy sinh, gian khổ, song cũng vô cùng vẻ vang của Đảng bộ, chính quyền, quân và Nhân dân xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương (Nghệ An).
Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

Nghệ An: Ấm lòng những bữa cơm không đồng đến với người cao tuổi và bệnh nhân chạy thận

vợ chồng chị Ngà và các tình nguyện viên trong nhóm thiện nguyện “bao đồng thành phố Vinh” đã mở 2 bếp ăn 0 đồng để lan tỏa những điều tốt đẹp.
Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Đồng sức đồng lòng, nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Thanh Mai là xã miền núi, cách xa trung tâm và thường xuyên bị lũ lụt của huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khởi đầu thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trong điều kiện hết sức khó khăn. Mặc dù khó khăn nhưng cán bộ và nh
Phiên bản di động