Nguyên đơn kháng cáo Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương
Pháp luật - Bạn đọc 09/04/2024 17:23
Thông tin đến game bài đổi thưởng tiền that , ông Hứa Văn Sang, 67 tuổi, ở phường Lái Thiêu, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương cho rằng, TAND tỉnh Bình Dương có dấu hiệu vi phạm về tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp yêu cầu tháo dỡ công trình xây dựng trên lối thoát nước và yêu cầu huỷ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) dẫn đến việc Bản án sơ thẩm số: 11/2024/DS-ST tuyên chưa khách quan, chưa đánh giá toàn diện chứng cứ.
Mới đây nhất, ngày 2/4/2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã có phiếu hướng dẫn đến ông Hứa Văn Sang để giải quyết theo quy định.
Xây hàng rào trên mương thoát nước
Theo đơn khởi kiện của ông Hứa Văn Sang, phần đất có diện tích là 237m2, thuộc thửa đất số 870, tờ bản đồ số 5, tọa lạc tại khu phố Bình Phước, phường Bình Nhâm, TP Thuận An, theo GCNQSDĐ số: X 297836 do UBND huyện Thuận An (nay là TP Thuận An), tỉnh Bình Dương cấp cho Phan Văn Nhẹ ngày 24/5/2004.
Phần đất thứ hai có diện tích là 189,5m2, thuộc thửa đất 868, tờ bản đồ số 5, tọa lạc tại khu phố Bình Phước, phường Bình Nhâm, TP Thuận An, theo GCNQSDĐ số: X 297840 do UBND huyện Thuận An (nay là TP Thuận An), tỉnh Bình Dương cấp cho Phan Thạnh Hưởng ngày 24/5/2004.
Mương thoát nước trước và sau thời điểm bị lấn chiếm và xây dựng hàng rào trái phép. |
Cả hai thửa đất này có nguồn gốc đất do cha mẹ để lại và ở giáp nhau. Trên thực tế phía sau khu đất có mương nước ngang khoảng 1m, dài 18,2m, các hộ dân đã sử dụng đến nay đã hơn 30 năm.
Đến tháng 1/2020, ông Nguyễn Hữu Quang Vinh đã san lấp mương nước và làm hàng rào trên mương nước. Hàng rào mà ông Vinh xây dựng đã lấn sang mương nước khoảng ngang 0,7m. Sau đó, các hộ dân có đất xung quanh đã yêu cầu ông Vinh tháo dỡ hàng rào trả lại hiện trạng ban đầu nhưng ông Vinh không thực hiện.
Do ông Vinh làm hàng rào lấn mương nước, ảnh hưởng quá trình sinh hoạt của các hộ dân nên ông Sang đã đại diện cho các hộ dân có đất kế bên mương nước khởi kiện ra TAND tỉnh Bình Dương yêu cầu buộc bị đơn là ông Vinh tháo dỡ hàng rào trả lại hiện trạng mương nước như ban đầu có diện tích 18,2m2 (chiều ngang 1m, chiều dài 18,2m).
Tháng 3/2024, TAND tỉnh Bình Dương đưa vụ án dân sự ra xét xử và tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Không đồng ý với phán quyết của Tòa, ông Sang đã làm đơn kháng cáo bản án dân sự của TAND tỉnh Bình Dương đề nghị TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xem xét lại một cách khách quan và toàn diện vụ án.
Nhiều vấn đề cần xem xét sau bản án sơ thẩm
Ngoài việc kháng cáo, ông Sang cũng có đơn khiếu nại việc phiên tòa đã xét xử thiếu khách quan dẫn đến việc ra bản án không đúng, bản án có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng... Ngày 22/3/2024, TAND tỉnh Bình Dương có Văn bản số: 296/CV-TAND trả lời ông Sang cho rằng, do ông đã kháng cáo bản án sơ thẩm nên các đề nghị này sẽ do TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh xem xét khi xét xử phúc thẩm.
Trong đơn kháng cáo, ông Hứa Văn Sang đã chỉ ra nhiều điểm có dấu hiệu vi phạm thủ tục tố tụng của TAND cấp sơ thẩm.
Thứ nhất, TAND tỉnh Bình Dương đã không đưa UBND TP Thuận An tham gia vụ án với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vì đã cấp GCNQSDĐ trái quy định cho hộ ông Nguyễn Hữu Quang Vinh.
Công văn của UBND phường Bình Nhâm gửi Tòa án xác định giữa các hộ có mương thoát nước chung |
Thứ hai, Hội đồng xét xử (HĐXX) phiên sơ thẩm đã không xem xét chứng cứ quan trọng là 4 hình ảnh hiện trạng thực tế và 5 lời khai của nhân chứng về hành vi lấn mương nước, xây tường trái phép. Không xem xét hình ảnh xả nước sinh hoạt và nước mưa của 10 căn nhà trọ của bị đơn Vinh mà nguyên đơn đã nộp chứng cứ cho tòa.
Thứ ba, việc cấp GCNQSDĐ cho bị đơn chỉ căn cứ theo giấy chứng nhận chủ trước, không căn cứ thực tế dù phường Bình Nhâm đã có công văn trả lời xác nhận là có mương thoát nước chung, gửi cho tòa án trích lục chứ không đo lại thửa đất 805 theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định số: 43/NĐ-CP của Chính phủ về quy định về cấp GCNQSDĐ.
Thứ tư, HĐXX đã không xem xét đề nghị của kiểm sát viên tại tòa với nội dung độ rộng còn lại của mương là bao nhiêu? Con mương thoát ra đâu? Không áp bản đồ địa chính đề nghị tòa làm rõ. Các tình tiết này rất quan trọng vì liên quan đến bản chất vụ việc, HĐXX không làm rõ mà tuyên án là thiếu khách quan toàn diện.
Ngoài ra, còn có một số vấn đề cần phải xem xét như: Không xem xét, phân tích, đối chiếu, tranh luận các hành vi vi phạm của ông Vinh theo Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014, mà nguyên đơn đã trình bày trước phiên tòa. Theo đó, các quy định này đều ghi rõ không được lấn chiếm mốc giới kể cả mương thoát nước đã tồn tại từ lâu. Bị đơn cũng không được tự ý xây dựng hàng rào mà không được hộ liền kề đồng ý...
Từ những dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng tố tụng nêu trên, ông Sang đề nghị TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để TAND tỉnh Bình Dương xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm.
Được biết, hiện nay TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hồ sơ và đang xem xét giải quyết đơn kháng cáo của ông Sang theo quy định.
“Trong vụ án này, phía ông Sang cho rằng, bị đơn đã lấn mương nước và xây hàng rào trái phép phía trên nên phát sinh tranh chấp. Do đó khi giải quyết toà án cần xác định vị trí xây tường rào thuộc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho bên nào từ đó làm căn cứ để giải quyết vụ án. Tòa phúc thẩm cần phân tích rõ xác nhận của UBND phường Bình Nhâm tại công văn trả lời tòa với nội dung là có mương thoát nước chung giữa các hộ dân. Với những nội dung mà nguyên đơn đã kháng cáo thì tòa phúc thẩm cần xem xét lại toàn bộ các chứng cứ để đánh giá toàn diện và đưa ra quyết định khách quan, đúng pháp luật”, (Luật sư Trần Văn Giới, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh). |