Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

Người phố cổ Hà Nội khắc phục khó khăn tích cực chống dịch

Nằm giữa trung tâm của thủ đô, quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung giao thương kinh tế, văn hóa và du lịch của thành phố. Từng là những khu phố luôn nhộn nhịp tấp nập, từ khi đại dịch Covid - 19 xuất hiện người dân phố cổ Hà Nội cũng giống người dân nhiều vùng miền bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh… nhiều khách sạn phải đóng cửa hoặc rao bán, các công ty hoạt động lay lắt hoặc phá sản, nhiều cửa hàng thoi thóp… tồn tại!. Để gồng mình chống dịch, người dân phố cổ, đặc biệt là người cao tuổi đã tích cực trong mọi hoạt động nhằm sớm đẩy lùi dịch bệnh.

Khó khăn đến… kiệt sức

Chưa bao giờ phố cổ Hà Nội đìu hiu vắng người đến vậy!. Bà Hoàng Thị Xuân, 78 tuổi, Ở phố Hàng Đào nói với chúng tôi như vậy. Quả thật nếu có thời gian bạn ghé qua phố cổ những ngày cuối tháng 5, sẽ thấy hàng loạt cửa hàng đóng cửa, đường phố vắng vẻ vì diễn biến dịch Covid -19 ngày càng phức tạp. Hơn một năm nay phố cổ gồng mình chống dịch, nhiều người lo lắng, buồn bã hỏi: Bao giờ hết bệnh dịch?. Nhưng chả ai trả lời được câu hỏi ấy…

Người phố cổ Hà Nội khắc phục khó khăn tích cực chống dịch
Phố Hàng Đào trước đây đông đúc, nhộn nhịp là vậy, nay vắng vẻ, đìu hiu.

Theo chị Kim Anh, người vừa trả cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ trên phố Hàng Gai cho biết: “tôi thấy các cửa hàng đóng cửa từ năm 2020 là may mắn. Tôi đã cố bám trụ đến tháng 3/2021 thì hụt hơi. Càng duy trì càng lỗ. Ai có cửa hàng còn khá, chứ đi thuê như tôi thì lỗ nhiều lắm!”. Gần 20 năm bán các sản phẩm sơn mài và đồ thủ công mỹ nghệ ở phố cổ, giờ đây chị Kim Anh bảo phải nuốt nước mắt đóng cửa. Quanh quẩn ở nhà không biết làm gì kiếm sống, chị Kim Anh nhận nhặt lông ở tổ yến thuê cho người ta, được chừng 200 nghìn đồng/ngày, để sống qua ngày.

Ông Tân, quê Hà Nam ngồi gần chiếc xích lô chờ khách bên Hồ Gươm chờ khách cho biết: Đa số các cửa hàng còn trụ lại đến nay là cửa hàng của nhà còn những người đi thuê không thể tồn tại bởi giá thuê ở đây rất khủng. Cửa hàng nhỏ chừng 20m2 cũng có giá 40 - 50 triệu đồng/ tháng (lúc bình thường không có dịch).

Là bà chủ có nhiều sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng, từng có nhiều đơn hàng sang Mỹ, Canada, Autralia… bà Nguyễn Thị Nguyệt chủ cửa hàng trên phố Hàng Trống, cho biết: "Năm 2020 dịch bệnh kéo dài, không có khách du lịch cũng không có đơn hàng từ nước ngoài tôi chuyển sang thị trường trong nước. Các sản phẩm thợ của tôi làm chủ yếu là chăn, ga, rèm, gối, khăn trải bàn… đều là hàng handmade. Nhiều sản phẩm bán cho các đại gia từ Hà Nội đến Sài Gòn. Thời gian cuối năm 2020, thấy thị trường có dấu hiệu ấm lên đã mừng, nhưng qua tết dịch lại bùng phát, giờ tôi kiệt sức rồi. Chủ nhà giảm cho một nửa tiền cửa hàng, nhưng vẫn không thể. Năm ngoài tôi phải bán mảnh đất ở quê hơn một tỉ để cầm cự, giờ tính vay tín dụng nhưng cũng khó tồn tại!. Hai tháng nay chả có khách nào. Nhiều lúc muốn chuyển nghề, nhưng biết làm gì!. Ngày xưa tôi học đại học Ngoại ngữ, nhưng giờ cao tuổi làm sao theo được bọn trẻ mà đi dạy - Nói rồi bà cười buồn - Hơn nữa, những sản phẩm làm từ vải, tơ, nhung, lụa để lâu bị ẩm mốc là hỏng hết”.

Người phố cổ Hà Nội khắc phục khó khăn tích cực chống dịch
Phố Hàng Trống nhiều cửa hàng đóng cửa.

Phố cổ Hà Nội bao năm qua luôn nhộn nhịp, bởi là nơi tập trung các hoạt động văn hóa tại Hồ Gươm, tượng đài vua Lí Thái Tổ, phố sách Đinh Lễ; trung tâm thương mại Tràng Tiền, chợ Đồng Xuân… giờ vắng vẻ thưa thớt. Dọc theo phố Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến các nhà hàng, quán bar cũng cả dãy dài đóng cửa im ỉm.

Tích cực phòng chống, đẩy lùi dịch bệnh.

Có thể nói, khó khăn là vậy nhưng người dân quận Hoàn Kiếm luôn đồng hành cùng cả nước chống dịch. Qua 4 đợt dịch covid bùng phát, các cơ quan, ban ngành đoàn thể và người dân đã có nhiều hoạt động và đóng góp tích cực nhằm nhanh chóng đẩy lùi dịch bệnh. Thực hiện triệt để Chỉ thị số 15/CT-TTg 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ: Về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19.

Người phố cổ Hà Nội khắc phục khó khăn tích cực chống dịch
Người cao tuổi đi bộ bên Hồ Gươm

Khi bùng phát các ổ dịch trên địa bàn Hà Nội, nhất là khi xuất hiện ca dương tính đầu tháng 5, người dân, đặc biệt là NCT Hoàn Kiếm nhanh chóng phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát huy vai trò “cây cao bóng cả”, gương mẫu chấp hành các quy định về phòng chống dịch; phát huy tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số ngày 31/3/2020 về các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

Cụ thể, luôn ghi nhớ và thực hiện tốt khuyến cáo 5K của Bộ Y tế (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế). Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh các bề mặt,vật dụng hay tiếp xúc. Giữ vệ sinh cá nhân, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng. Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác. Không tụ tập đông người. Thực hiện khai báo y tế để tránh lây nhiễm Covid-19. Khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế.

Ông Vũ Hoàng Long Trưởng Ban đại diện Hội Người cao tuổi quận Hoàn Kiếm cho biết: “Ngoài công tác phòng chống dịch, Hội viên NCT các cấp trong quận Hoàn Kiếm còn tích cực tham gia tuyên truyền, giám sát nâng cao ý thức phòng chống dịch cho người dân. Rà soát lập hồ sơ, danh sách để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó do tác động của dịch bệnh; vận động nhân dân ủng hộ vật chất cho công tác phòng chống các đợt dịch. Qua đó, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội của quận Hoàn kiếm nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung”.

Người phố cổ Hà Nội khắc phục khó khăn tích cực chống dịch
Người dân phố cổ hăng hái đi bầu cử

Mặc dù gồng mình chống dịch, nhưng trong đợt bầu cử ngày 23/5 vừa qua, người dân Phố cổ vẫn cùng cử tri cả nước hăng hái tham gia ngày hội non sông, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, gắn với bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch.

Kim Long
Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Theo dòng sự kiện

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Cơn bão qua đi, tình người còn mãi

Nhóm thiện nguyện của xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ vừa kết nối với Hội NCT tỉnh Yên Bái đến thăm, động viên tinh thần, tặng 40 suất quà cho NCT nghèo, NCT hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra tại xã Quy Mông, huyện Trấn Yên.
Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Cuộc sống của 115 người dân của thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu sau khi được tìm thấy

Phát hiện nguy cơ sạt lở cao, 115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã chủ động di chuyển lên một ngọn núi cao cách thôn khoảng 1km để dựng lán trú ngụ.
Hiện trường sau bão

Hiện trường sau bão

Sau một đêm cuồng phong với mưa to, gió giật mạnh do tâm bão Yagi "chạy qua", sáng ngày 8/9, tại Thủ đô Hà Nội chỉ còn mưa nhỏ và gió nhẹ. Qua quan sát của phóng viên, bão không chỉ gây thiệt hại về người và của, mà còn làm đổ, gẫy hàng loạt cây xanh, trong đó có rất nhiều cây xanh to hàng chục năm tuổi. Tại huyện Thanh Trì và quận Hoàng Mai to trên đường lớn Ngọc Hồi đổ đồng loạt chắn ngang đường; cổng chào lớn tại Trung tâm huyện đổ gục. Trụ điện, biển báo giao thông cũng gẫy đổ. Tại các tuyến đường nhỏ hơn, cây đổ đè lên xe ô tô, xe máy, chắn ngang đường cản trở giao thông.
Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Người cao tuổi “giữ hồn” nghề mộc truyền thống

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, lúc thịnh lúc suy, song với sự nỗ lực gìn giữ nghề truyền thống của ông cha để lại, làng nghề mộc thị trấn Thanh Lãng chưa bao giờ thiếu đi âm thanh vang vọng của tiếng đục, tiếng cưa, tiếng bào cũng như cảnh mua bán nhộn nhịp. Có được thành quả trên phải kể đến vai trò của NCT thị trấn đã động viên con cháu gữ gìn và phát huy nghề mộc truyền thống.
Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Người “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Gia đình là tổ ấm của mỗi người, vừa là tế bào của xã hội, cái nôi giáo dục, lưu truyền các giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nhận thức được điều đó, bà Nguyễn Thị Thoan, Chủ tịch Hội NCT, kiêm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp Gia nhau phường Cốc Lếu, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai là tấm gương sáng trong phong trào xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc.

Tin khác

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại

Hướng tới mô hình Bệnh viện Thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại
Sau 3 năm tiếp nhận và quản lý toàn diện Bệnh viện Giao thông vận tải Vinh, diện mạo cơ sở 2, Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hoàn toàn đổi mới. Đây là kết quả minh chứng cho quyết tâm, nỗ lực của tập thể Bệnh viện Đa khoa TP Vinh hướng tới mục tiêu phát triển mô hình “Bệnh viện thông minh - Chuyên nghiệp - Hiện đại”.

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Hành trình “về nguồn” nhân kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
Trong 3 ngày (26 đến 28/7), Đoàn công tác của Trung ương Hội NCT Việt Nam do TS Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Hội NCT Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, dâng hương, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến, huyện Quảng Trạch (tỉnh Quảng Bình); dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Trường Sơn, Nghĩa trang Đường 9 - Nam Lào, Thành cổ Quảng Trị; Khu Di tích Lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh) và Khu di tích Lịch sử Truông Bồn huyện Đô Lương, (tỉnh Nghệ An).

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô

“Đánh thức” du lịch cộng đồng Nghĩa Đô
Xã Nghĩa Đô nằm cách trung tâm huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25km, với địa hình là đồi núi thấp bao quanh khu ruộng nhỏ, dân cư chủ yếu là người Tày (chiếm 97% dân số toàn xã). Đây cũng là vùng đất đa dạng, phong phú tạo nên những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng đặc sắc và còn lưu giữ được đến ngày hôm nay.

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới

Khởi sắc trên những vùng quê nông thôn mới
Thực hiện phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - Gương sáng” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh”, những năm qua, các cấp Hội NCT huyện Yên Mô đã vận động hội viên góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, tham gia xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở, giữ gìn vệ sinh môi trường, tích cực phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội, thực sự là những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc

Tháng Bảy nghĩa tình dâng hương thơm nhớ ơn những người đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc
Hàng năm cứ đến Ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), thắp hương cho bác tôi - liệt sỹ Nguyễn Đình Phác, bố tôi lại rưng rưng nước mắt nhớ về anh trai của mình. Nay bố tôi đã mất, tôi thay mặt khói nhang cho bác những ngày giỗ, tết. 58 năm bác ra đi đã không hẹn ngày về, chúng tôi luôn mong ngóng và tìm kiếm thông tin và cầu khấn, mong sao tìm được phần mộ để đưa bác về đất mẹ.

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình

Chữa bệnh cứu người là hạnh phúc nhất đời mình
Bằng những bài thuốc nam do cha ông truyền lại, Lương y Hà Duy Bồi, xóm Dẹ 2, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nêu tấm gương sáng của một thầy thuốc giàu tình thương, coi việc chữa bệnh cho mọi người là mục đích cao cả nhất, hạnh phúc nhất của cuộc đời mình.

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải

“Phép thuật” thu phục lòng người của Bí thư Hồ Hữu Hải
Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm, tận tụy với công việc; khéo léo trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân. Đó là ấn tượng ban đầu khi được tiếp xúc, trò chuyện với ông Hồ Hữu Hải, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng Khối 10, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ và Chủ nhiệm CLB Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) Khối 10, thị trấn Cao Lộc, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương

“Bí quyết” sống thọ của NCT xã Yên Dương
Các cụ Lý Văn Khoa, 96 tuổi, Ôn Thị Tư, 98 tuổi, ở khu Đồng Pheo, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; tuy tuổi đã cao nhưng vẫn minh mẫn, khỏe khoắn, nước da đỏ hồng, giọng nói vang khỏe, dõng dạc và vẫn tham gia lao động sản xuất cùng con, cháu.

Có một nơi người cao tuổi đam mê…

Có một nơi người cao tuổi đam mê…
Nhân dịp kỉ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2024), tôi cùng mấy đồng nghiệp Đài Truyền hình Việt Nam lên thăm huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo lời mời của Hội NCT tỉnh. Ông Nguyễn Tiến Lợi, Phó Trưởng BĐD Hội NCT tỉnh phấn khởi: "Chúng tôi muốn giới thiệu cho các nhà báo một mô hình đặc biệt, thành lập trong bối cảnh đặc biệt, là nơi tập hợp những hội viên cao tuổi đam mê làm kinh tế và mê luôn cả việc làm từ thiện, thích đóng góp cho xã hội”.

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành

Hành trình 30 năm xây dựng và trưởng thành
30 năm qua, từ một phường cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, văn hóa, xã hội chưa phát triển; Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không ổn định, đặc biệt là tệ nạn ma túy còn nhiều phức tạp… Đảng bộ và nhân dân phường Đông Vĩnh đã vượt qua nhiều khó khăn để có ngày hôm nay: một phường được đánh giá là phát triển khá toàn diện, hai lần được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang

Bài 3: Giải pháp cho các cơ sở nhà đất đang bỏ hoang
Sau hơn 4 năm sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hiện hàng chục cơ sở nhà đất là trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã, trạm Y tế, trường học... dôi dư ở Phú Thọ vẫn đang bỏ hoang gây lãng phí. Nhiều giải pháp đã được đưa ra nhưng liệu có được thực hiện quyết liệt, mang lại hiệu quả hay không?

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang

Bài 2: Nhếch nhác những trụ sở xã bỏ hoang
Hơn 4 năm thực hiện sáp nhập, các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã hoạt động ổn định, tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị đề ra, tạo sự tin tưởng, đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân. Tuy nhiên, đến nay, do nhiều vướng mắc, bất cập nên vẫn còn một số nhà, đất, công sở dôi dư không còn nhu cầu sử dụng đang xuống cấp nghiêm trọng, nhếc nhác.

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan

Bài 1: Trụ sở bỏ hoang gây lãng phí, mất mĩ quan
Thực hiện chủ trương sáp nhập địa giới hành chính cấp xã ở Phú Thọ đã tinh giản được bộ máy hành chính, cắt giảm chi phí ngân sách nhà nước… Nhưng hiện nay, vẫn còn tình trạng nhiều trụ sở xã (cũ), trường học, trạm y tế còn mới toanh, chưa có phương án xử lí dứt điểm.

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù

Chuyện tình cảm động của vợ chồng thương binh mù
Chiến tranh đã cướp đi đôi mắt và cánh tay; không những thế, trên thân thể của họ còn đầy những thương tích. Dù trong cảnh mù lòa, hai người đã tìm thấy và đi đến với nhau bằng tình yêu đích thực để hát tiếp bài ca chiến thắng vượt lên số phận. Đó là cặp vợ chồng thương binh mù Đào Xuân Tình và Cao Thị Hải (hiện sống ở Trung tâm Điều dưỡng Thương binh nặng (ĐDTBN) Nghệ An).

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương

Nhiều cách làm trong phát triển cây trồng hàng hoá ở Thanh Chương
Với định hướng phát triển nông nghiệp hàng hoá, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã, đang có bước đi, cách làm đổi mới, sáng tạo. Hiệu quả mang lại là diện tích cây trồng hàng hoá và giá trị kinh tế nông nghiệp tăng lên theo từng năm.
Xem thêm
Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Đề xuất công bố tình huống khẩn cấp với ngôi trường đang xây ở Thanh Hóa do sạt lở

Mưa lớn kéo dài làm khối lượng đất, đá đổ ập vào công trình nhà lớp học đang thi công tại Trường THCS Lâm Phú (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Đầu giờ chiều nay (19/9), bão số 4 đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị

Dự báo, đầu giờ chiều nay (19/9), khoảng 13-15h hoàn lưu bão số 4 sẽ đi vào đất liền Quảng Bình, Quảng Trị, vùng gần tâm bão đi qua gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ

Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Để chủ động ứng phó, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Người tâm huyết với công tác khuyến học

Người tâm huyết với công tác khuyến học

20 năm qua, dù sống ở xa quê, nhưng ông Nguyễn Tá Huyên, 60 tuổi, luôn đồng hành với xã Phú Phương, huyện Ba Vì, TP Hà Nội trong công tác khuyến học, khuyến tài.
Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Vượt khó nâng cao chất lượng dạy và học

Trường THPT Nghi Lộc 5 đóng trên vùng khó của huyện Nghi Lộc(Nghệ An), nhiều năm qua với sự nhiệt huyết, quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt của tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh, nhà trường đã từng bước vượt khó để nâng cao chất lượng giáo dục và đạt
Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Tỉnh Bình Định: Hội Cựu giáo chức giữ vững vai trò nhà giáo mẫu mực

Ngày 10/9, tại TP Quy Nhơn, Hội Cựu giáo chức (CGC) phường Quang Trung, TP Quy Nhơn tổ chức Đại hội Hội CGC phường Quang Trung lần thứ I, nhiệm kỳ 2024-2029.
Phiên bản di động