NATO đau đầu để không đi vào ‘vết xe đổ’ Thượng đỉnh G7
Quốc tế 11/07/2018 09:05
Trong một cuộc vận động tại bang Montana tuần trước, Tổng thống Mỹ tiết lộ ông sẽ tới và “nói với NATO”: “Các ông phải bắt đầu trả hóa đơn đi. Mỹ sẽ không lo mọi thứ nữa”. Ông Trump chỉ trích các nước thành viên NATO vì không đóng góp đủ cho liên minh trong khi vẫn duy trì thặng dư thương mại với Mỹ.
Bức ảnh về Hội nghị Thượng đỉnh G7 gây tranh cãi do chính phủ Đức đăng tải. |
Hiện các nhà lãnh đạo các nước thành viên NATO đau đầu để tránh Hội nghị Thượng đỉnh lần này lại trở thành “thảm họa ngoại giao” như Hội nghị G7 đầu tháng 6. Kết thúc hội nghị G7, Tổng thống Trump từ chối ký kết bản tuyên bố chung, gọi Thủ tướng Canada Justin Trudeau "không trung thực" và bắt gặp trong một bức ảnh dường như đang bị các nhà lãnh đạo khác trong khối “bao vây”.
"Chúng tôi hoàn toàn đúng khi lo lắng," Sophia Besch, một nghiên cứu viên tại Trung tâm cải cách châu Âu (CER), nói về khả năng mâu thuẫn giữa hai nhà lãnh đạo Trump-Merkel có thể làm tan vỡ Hội nghị thượng đỉnh. Tổng thống Trump đang đóng khung 2 phần trăm là chiếc vé vàng cho bất kỳ nhà lãnh đạo châu Âu nào để có được sự ủng hộ từ mình, và đó là lý do tại sao tất cả mọi người đều lo lắng."
Chỉ có bảy đồng minh khác ngoài Mỹ chi cho quân đội ở mức độ mong muốn (2% GDP). Hiện Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – cũng mới chỉ chi 1,2% GDP cho quốc phòng NATO năm nay. Mặc dù đồng tình việc Đức cần phải tăng cường quốc phòng, chuyên gia Besch cho rằng những phát ngôn khoa trương đầy bất cẩn của Tổng thống Trump trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh NATO là phản tác dụng và thậm chí nguy hiểm. "Cách mà Tổng thống Trump nói riêng với Thủ tướng Angela Merkel có thể khiến châu Âu bị chia rẽ”. Trước đó, Tổng thống Trump "nói với Thủ tướng Merkel" rằng ông "không thể đảm bảo" song "chúng tôi đang bảo vệ bà...".
James Appathurai, Phó tổng thư ký NATO phụ trách các vấn đề chính trị và chính sách an ninh, giải thích liên minh không thể rút chủ đề hội nghị xuống chỉ còn thảo về "tiền mặt, khả năng và đóng góp".
"Quan trọng nhất là chúng ta sẽ không đi tới tình trạng mà trong đó Mỹ tức giận và cảm thấy cần có một quyết định khác. Đó sẽ là một kết quả tồi tệ cho tất cả mọi người. Vì vậy, những gì chúng tôi cần làm là chứng minh rằng gánh nặng mà Mỹ cảm nhận đang được chia sẻ công bằng."
Theo ông James, có rất nhiều vấn đề khác cần được chú ý, như đối phó với lực lượng Nga phản ứng của Tổng thống Trump trước câu hỏi về việc sáp nhập khu vực Crimea. Khi được hỏi trong bối cảnh sắp diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh chính thức đầu tiên với người đồng cấp Nga Vladimir Putin ngày 16/7, James cho biết "Chúng ta sẽ phải xem" liệu ông Trump có thay đổi chính sách của Mỹ về việc không công nhận Crimea thuộc Nga hay không.
Nỗ lực chấm dứt cuộc chiến đang diễn ra giữa các lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông Ukraine cũng là một những chủ đề cần được quan tâm. Phó giám sát Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu Alexander Hug kêu gọi các nhà lãnh đạo tại hội nghị thượng đỉnh cùng với Moskva triển khai thỏa thuận ngừng bắn tại miền Đông Ukraine. "Không được bỏ lỡ cơ hội thảo luận về cuộc xung đột này. Sẽ là thảm kịch nếu xung đột tại Ukraine không được thảo luận”, ông Hug trả lời phỏng vấn báo Đức DW.
Ian Lesser, Phó chủ tịch chính sách đối ngoại tại Quỹ Marshall của Đức ở Brussels, cho biết hội nghị thượng đỉnh có thể suôn sẻ, với "một số phân bổ cụ thể về mọi thứ từ chia sẻ gánh nặng ngân sách quốc phòng tới phản ứng nhanh với quan hệ đối tác ngoài châu Âu”. Nhưng ông này cũng nhấn mạnh sau kinh nghiệm tại Hội nghị G7, các quan chức phải lo rằng có thể sẽ không có một tuyên bố chung nào cả.
Báo Tin tức