Phát hiện hố đen có khối lượng lớn gấp 30 tỉ lần Mặt Trời
Bình luận 30/03/2023 16:19
Mô phỏng hố đen làm méo trường không gian - thời gian. Ảnh: ESA/Hubble |
Tờ Live Science cho biết, để phát hiện ra siêu hố đen mới, các nhà thiên văn học tại Đại học Durham đã sử dụng hiệu ứng thấu kính hấp dẫn kết hợp với một siêu máy tính để xác định hố đen ở Abell 1201, cách Trái Đất 2.7 tỷ năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện.
Siêu hố đen nằm bên trong thiên hà sáng nhất thuộc cụm thiên hà Abell 1201. Thiên hà chứa hố đen này cũng chịu ảnh hưởng từ trường hấp dẫn của vật thể này.
Để săn được lỗ đen ở Abell 1201, ngoài thiết bị công nghệ, nhóm các nhà thiên văn học còn sử dụng thuyết tương đối của nhà bác học thiên tài Albert Einstein để xác định không gian còn sự tồn tại của các siêu hố đen - vật thể có thể bẻ cong trường không - thời gian nó xuất hiện.
Theo Trưởng Nhóm nghiên cứu - Tiến sĩ James Nightingale, hầu hết các hố đen lớn nhất mà con người từng biến đến đều ở trạng thái hoạt động, nơi vật chất bị kéo đến gần hố đen nóng lên và giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng, tia X và các bức xạ khác.
“Tuy nhiên, thấu kính hấp dẫn cho phép nghiên cứu các hố đen không hoạt động - điều hiện không thể thực hiện được ở các thiên hà xa xôi. Cách tiếp cận này có thể cho phép chúng tôi phát hiện thêm nhiều hố đen bên ngoài vũ trụ và tiết lộ cách những vật thể kỳ lạ này tiến hóa xa hơn trong thời gian vũ trụ” - Nightingale cho biết.
Sau khi phát hiện ra vòng cung ánh sáng bị biến dạng xung quanh một hố đen không tồn tại, các nhà nghiên cứu sử dụng thông tin về cách vật thể này kéo giãn ánh sáng xung quanh nó để tái tạo lại kích thước của lỗ đen.
Thông qua kính viễn vọng không gian Hubble và siêu máy tính DiRAC COSMA8, các nhà nghiên cứu mô phỏng khối lượng của hố đen dựa trên vùng ánh sáng nó bẻ cong. Bằng cách này, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Nightingale có thể xác định kích thước của siêu hố đen tại Abell 1201 - gấp 30 tỷ lần khối lượng của Mặt Trời - thiên hà Milky Way của chúng ta (tổng khối lượng của Mặt Trời đạt 1.989 x 1030 kg). Con số này gấp khoảng 8.000 siêu hố đen nằm ở trung tâm Milky Way.
Siêu hố đen lớn nhất từng được con người phát hiện là TON 618, có khối lượng gấp 66 tỷ lần khối lượng Mặt Trời dựa trên các phép đo gián tiếp.
Các nhà nghiên cứu tin rằng phát hiện này rất quan trọng vì mở ra khả năng hấp dẫn là các nhà thiên văn học có thể phát hiện ra các lỗ đen siêu nặng và không hoạt động hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, đồng thời nghiên cứu cách thức phát triển của chúng.
Không xem xét đưa du thuyền Hồ Tây hoạt động trở lại NMO - Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, quan điểm chỉ đạo của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý ... |
Khởi tố cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước NMO - Chiều 28/3, tại họp báo quý 1/2023 của Bộ Công an, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều ... |
Cán bộ, công chức vi phạm quy định về đạo đức công vụ có thể bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự NMO - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến của Nhân dân đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Bộ Quy ... |