Cần làm rõ những dấu hiệu vi phạm tố tụng, để bảo vệ quyền lợi cho người cao tuổi
Pháp luật - Bạn đọc 10/02/2023 08:44
TAND TP Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm vụ án “tranh chấp về quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ)” giữa nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Mót, sinh năm 1956; bị đơn: Bà Lê Thị Sáu, ông Trần Văn Lắm.
Bà Mót yêu cầu hủy GCNQSDĐ số: 209597, số 3488/QSDĐ/SX do UBND huyện Cần Giờ cấp ngày 13/3/2001 cho hộ bà Lê Thị Sáu, đối với diện tích 12.922m2, tờ bản đồ số 16, thửa số 48,68 tọa lạc tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh. Lí do, cấp sai đối tượng, người trực tiếp sử dụng trên đất là hộ bà Nguyễn Thị Mót và bà Trần Thị Mừng; yêu cầu Tòa án công nhận cho gia đình bà Mót quyền sử dụng 6.400,8m2 đất tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ.
Các biên lai thu tiền thuế thửa đất đang tranh chấp do ông Trần Văn Lắm đóng. |
Vợ chồng ông Lắm không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà Mốt.
Bản án số: 1465/2022/DS-ST ngày 31/8/2022 của TAND TP Hồ Chí Minh tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Nguyễn Thị Mót; xác định phần đất 6.400,8m2, thuộc quyền sử dụng của bà Nguyễn Thị Mót; và phần đất 6.087,2m2 thuộc quyền sử dụng của bà Trần Thị Mừng.
Dấu hiệu vi phạm tố tụng?
Theo ông Lắm, bà Sáu, thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã không đưa ông Lê Văn Ai và bà Trần Thị Thu Hà là người làm chứng vào tham gia vụ án, là thể hiện dấu hiệu vi phạm tố tụng. Bởi, ông Ai và bà Hà đã làm bản tự khai và bản Lời khai làm chứng có công chứng, nhưng thẩm phán cho rằng các lời khai này không là chứng cứ của vụ án.
Trong khi, ông Ai, bà Hà trình bày họ là người trực tiếp cầm cố quyền sử dụng đất của vợ chồng ông Lắm, bà Sáu; thời điểm họ canh tác đất này (từ năm 1994 đến năm 1996) không có công trình xây dựng trên đất của ông Lắm, bà Sáu. Cũng theo văn bản làm chứng trên của ông Ai, bà Hà, từ năm 1997, vợ chồng ông Lắm trực tiếp canh tác trên phần đất tranh chấp.
Trong Bản án số: 1465/2022/DS-ST ngày 31/8/2022, thẩm phán chủ toạ phiên toà lí giải việc không triệu tập ông Ai, bà Hà làm nhân chứng, là do ông Ai, bà Hà không biết gì về nguồn gốc đất tranh chấp, bản khai của họ chỉ thể hiện là người cầm cố GCNQSDĐ của ông Lắm, bà Sáu, nên không có căn cứ đưa họ tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng.
Ông Lắm, bà Sáu cho rằng: “Toà án sơ thẩm đã không xem xét, không mời phía bị đơn làm việc khi bị đơn mới giao nộp tài liệu chứng cứ là biên lai đóng thuế đất và thông báo nộp thuế của UBND xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ từ năm 1993 - 1998. Trong khi đây là chứng cứ quan trọng để xác định hộ chúng tôi canh tác và sử dụng ổn định đất này từ trước đến nay. Đây là dấu hiệu của hành vi bỏ qua chứng cứ có lợi cho chúng tôi và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; dấu hiệu làm sai lệch thời điểm và quá trình sử dụng đất ổn định, lâu dài, liên tục của bị đơn; dấu hiệu xét xử có lợi cho nguyên đơn, thể hiện việc tước bỏ thành quả sử dụng đất và tài sản trên đất hợp pháp của chúng tôi”.
Trong đơn, ông Lắm cũng cho rằng, chữ kí, chữ viết mang tên ông Lắm trên các giấy tay ghi việc sang nhượng quyền sử dụng đất giữa vợ chồng ông và ông Trần Văn Ngộ (chồng bà Mót) không ghi ngày tháng, mà bà Mót cung cấp cho Tòa án là có dấu hiệu giả mạo. Tuy nhiên, Tòa án lại sử dụng và coi đây là chứng cứ hợp pháp để công nhận nguồn gốc và quyền sử dụng đất cho nguyên đơn (bà Mót). Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong trường hợp xét thấy có dấu hiệu giả mạo giấy tờ, thì đương sự tự đi giám định hoặc yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định; hoặc Tòa án tự ra quyết định này, nếu xét thấy cần thiết. Thế nhưng, trong vụ án này thẩm phán đã không thực hiện thủ tục trên. Mặt khác, do thời hạn xét xử của phiên tòa quá gấp, chỉ có 15 ngày, nên ông Lắm không kịp làm đơn yêu cầu Tòa án và cũng không thể tự mình làm thủ tục trên.
“UBND xã An Thới Đông đã xác định bị đơn sử dụng đất ổn định liên tục từ trước đến nay. UBND huyện Cần Giờ đã xác định cấp GCNQSDĐ cho chúng tôi là đúng quy định của pháp luật. Tòa án chưa làm rõ nguyên đơn khai hoang bao nhiêu và đã được cấp giấy chứng nhận bao nhiêu? Trong khi nguyên đơn không còn đất tại khu vực này. Và cũng chưa đối chiếu với các lời khai của các bên và người làm chứng cùng với xác nhận của chính quyền địa phương nơi quản lí đất, để việc xét xử đúng pháp luật”, bà Sáu nêu bức xúc!
Thực hiện quy định tại Điều 5 Luật Người cao tuổi năm 2009, game bài đổi thưởng tiền that phản ánh nội dung vụ việc trên, kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết; thông báo kết quả để Tạp chí trả lời người cao tuổi là ông Trần Văn Lắm, vợ là bà Lê Thị Sáu và bạn đọc theo quy định.