Bình Phước: Chương trình “Chuyến xe tri thức”, hành trình “Khởi nghiệp từ rác” và ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển các mô hình kinh tế
Đời sống 09/01/2022 14:56
Đoàn đại biểu tham dự chương trình chụp hình kỷ niệm tại Tiểu khu 379 thuộc rừng Mã Đà, huyện Đồng Phú (Bình Phước). |
Tham dự có ông Trần Quốc Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Trưởng Ban tổ chức Hành trình; ông Hoàng Sơn Công, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghiệp ngành bán lẻ, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và phát triển tài năng Việt Nam; Thạc sỹ, Luật giá Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế.
Ông Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh Đoàn, tỉnh Bình Phước chia sẻ, hiện nay, bảo vệ môi trường sống là trách nhiệm không chỉ của riêng mỗi chúng ta mà còn của cả nhân loại. Để bảo vệ môi trường sống, cần tổ chức các hoạt động giúp thanh niên hiểu rõ về vai trò quan trọng của bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ hệ sinh thái, góp phần bảo tồn nguồn gen tiêu biểu, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng, quảng bá sự phong phú, đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, góp phần phát triển du lịch sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo đó, tỉnh Đoàn Bình Phước phối hợp với Công ty B58 tổ chức chương trình tham quan rừng nguyên sinh và “Cây di sản Việt Nam” trong khuôn khổ chương trình “Chuyến xe tri thức”, hành trình “Khởi nghiệp từ rác và ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển các mô hình kinh tế”.
Ông Trần Quốc Duy, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh Đoàn, Trưởng Ban tổ chức Hành trình phát biểu tại hội nghị. |
Năm 2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động chương trình bảo tồn cây di sản Việt Nam. Sáng kiến này có ý nghĩa thiết thực về bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan môi trường, kết nối truyền thống văn hóa của dân tộc Việt, góp phần cải thiện đời sống người dân và mở ra những hướng hoạt động mới trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển xanh, bền vững, đáp ứng sự quan tâm của Liên hợp quốc, cộng đồng các nước và các tổ chức quốc tế về bảo tồn.
Từ năm 2010 đến nay, hàng ngàn cây cổ thụ trong cả nước đã được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận, vinh danh là cây Di sản Việt Nam. Đây là thành tích đáng kể trong việc bảo tồn tại chỗ đa dạng loài cây và gen thực vật của nước ta
Đoàn đại biểu tham dự chương trình chụp hình kỷ niệm tại Tiểu khu 379 thuộc rừng Mã Đà, huyện Đồng Phú (Bình Phước). |
Ông Trần Quốc Duy, Bí thư Tỉnh Đoàn và ông Hồ Minh Sơn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Thị trường - Truyền thông Quốc tế chụp hình lưu niệm. |
Tại đây, những cây di sản Việt Nam đang được khoanh nuôi, bảo vệ 24/24, bởi Công ty B58. Đây là những cây nằm trong khu vực rừng hơn 500 ha, gồm; bằng lăng, bình linh, gõ mật, cơ nia, sồi, huỳnh đường, da, trường… có chiều cao từ 20-50m; chu vi từ trên 2-12m.
Sau chuyến đi thực tế và được tận mắt thấy những cây cổ thụ to đã giúp cho các bạn thanh niên hiểu thêm giá trị về môi trường và yêu thiên nhiên hơn.