Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng tiền that

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Sáng 16/4/2024, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024” . Báo cáo là sản phẩm phối hợp của ba cơ quan nhằm đánh giá toàn cảnh về thị trường tài chính Việt Nam, bao hàm đầy đủ các lĩnh vực Ngân hàng - Chứng khoán - Bảo hiểm và Quỹ đầu tư.

Hội thảo có sự tham gia của TS. Vũ Nhữ Thăng, Phó Chủ tịch phụ trách Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia; GS.TS. Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Khoa học & Đào tạo, Đại học Kinh tế quốc dân; ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam; ông Nguyễn Thế Ngân, Vụ trưởng Vụ Tài chính - tiền tệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh; TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh doanh; PGS.TS. Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam; ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV; ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam; ông Jochen M. Schmittmann, Trưởng đại diện IMF tại khu vực Đông Dương; PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng...v.v. Bên cạnh đó, Hội thảo cũng nhận được sự quan tâm và tham dự của lãnh đạo, chuyên gia, đại diện các cơ quan quản lý, các tổ chức quốc tế (IFC, WB, ADB, IMF…), các tổ chức tài chính, hiệp hội nghề nghiệp, các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan thông tấn - báo chí,…v.v.

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức  Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Ông Trần Phương, Phó Tổng Giám đốc BIDV - phát biểu khai mạc Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BIDV Trần Phương cho biết: “Trong hai năm 2022 và 2023, BIDV phối hợp với ADB tổ chức Hội thảo Báo cáo "Thị trường tài chính Việt Nam và triển vọng" và đã thu hút sự quan tâm, nhận được sự đánh giá cao của các cơ quan quản lý, các chuyên gia, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các Hiệp hội, Viện nghiên cứu, giới truyền thông...v.v. Năm nay, BIDV và ADB rất vinh dự khi Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) cùng phối hợp thực hiện Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”. Với sự tham vấn, đóng góp của NFSC, chúng tôi tin rằng Báo cáo thực sự là một kênh cung cấp thông tin hữu ích, khách quan, độc lập, khoa học và toàn diện về thị trường tài chính Việt Nam, giúp nhận diện được các cơ hội cũng như thách thức nhằm đưa ra các phương án, giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường tài chính Việt Nam một cách an toàn, lành mạnh, hiệu quả và bền vững”.

Hội thảo và Báo cáo tập trung vào 3 nội dung chính:

Thứ nhất, đưa ra nhận định về thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024.

Năm 2023, trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng chậm lại (ước đạt 2,6% từ mức 3% năm 2022), lạm phát giảm nhưng còn cao, sức cầu giảm sút, tác động tiêu cực đến xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng của Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - vốn phụ thuộc vào cả 3 động lực: xuất khẩu, đầu tư và tiêu dùng - chỉ đạt mức 5,05% năm 2023 (thấp hơn mục tiêu 6-6,5% cũng như mức 8,12% năm 2022), lạm phát được kiểm soát (tăng 3,25%, cách xa mục tiêu 4-4,5%), kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, rủi ro tài khóa ở mức trung bình, tỷ giá tăng trong tầm kiểm soát, lãi suất điều hành giảm 3 lần (tổng cộng 1,5%) và lãi suất huy động và cho vay giảm khoảng 2-3% so với cuối năm 2022.

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức  Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

TS. Cấn Văn Lực trình bày báo cáo tại hội thảo

Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, thông qua các đạo luật quan trọng (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật các Tổ chức tín dụng sửa đổi…) cùng với việc ban hành hàng loạt quyết sách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, xây dựng, bất động sản, thị trường tín dụng và chứng khoán, du lịch, thúc đẩy đầu tư công, thu hút FDI…v.v. Chính sách tài khóa theo hướng mở rộng, có trọng tâm, trọng điểm với việc tiếp tục áp dụng các chính sách giãn, hoãn, giảm thuế, phí tương tự như những năm đại dịch Covid-19 bùng phát (2020-2022), chính sách tiền tệ đảo chiều từ thắt chặt, chặt chẽ sang nới lỏng, linh hoạt thông qua việc giảm lãi suất điều hành, cho phép cơ cấu lại nợ, triển khai các gói tín dụng ưu đãi, tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp…v.v.

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 phục hồi với các điểm sáng - tối đan xen, nhưng điểm sáng chi phối. Một số kết quả nổi bật đáng ghi nhận là: tín dụng tăng chậm trong 3 quý đầu năm, nhưng phục hồi mạnh trong quý 4/2023 (cả năm tăng 13,78%, thấp hơn mục tiêu 14,5% nhưng là mức cao so với khu vực và phù hợp với nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế). Thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào. Lãi suất giảm, khiến chênh lệch lãi suất VND-USD duy trì ở mức cao, tạo áp lực lên tỷ giá. Mặc dù vậy, với các biện pháp can thiệp kịp thời, linh hoạt, NHNN vẫn giữ được biến động tỷ giá trong tầm kiểm soát (tăng 2,6%), qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính - tiền tệ. Kết quả hoạt động của các định chế tài chính (ĐCTC) phân hóa với lợi nhuận trước thuế của các tổ chức tín dụng (TCTD) tăng 7,3%, của các công ty chứng khoán tăng trên 45%, trong khi doanh thu phí bảo hiểm giảm gần 9% (nhưng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh 30-60%, chủ yếu là do lợi nhuận từ đầu tư tài chính và tiết giảm chi phí).

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2023 phục hồi với chỉ số VNIndex tăng hơn 12%, giá trị vốn hóa tăng gần 14% so với cuối năm trước, phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt gần 340 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với 2022, đồng thời, thị trường cũng được lành mạnh hóa dần thông qua xử lý các vụ việc vi phạm. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tiếp tục gia tăng mạnh mẽ cùng với xu hướng phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh ngày càng lan rộng.

Tuy nhiên, thị trường tài chính Việt Nam năm 2023 vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức khi cơ cấu thị trường chưa có nhiều cải thiện, vẫn phụ thuộc vào kênh tín dụng ngân hàng (chiếm 48,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) trong khi qua kênh thị trường vốn vẫn khiêm tốn (chiếm 12,4%), thanh khoản thị trường cổ phiếu giảm (11,2%). Tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng và bảo hiểm đều thấp hơn nhiều so với năm 2022, nợ xấu gia tăng, trong khi năng lực bao nợ xấu của các TCTD có phần giảm, việc tăng vốn điều lệ của các ĐCTC còn chậm so với yêu cầu. Thể chế cho kinh tế số, kinh tế xanh, các mô hình kinh doanh mới, tài chính xanh… còn chậm ban hành. Rủi ro liên thông giữa thị trường bất động sản với thị trường tài chính còn tiềm ẩn, tuy nhiên trong tầm kiểm soát; cơ cấu lại các TCTD yếu kém còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro công nghệ và an ninh mạng gia tăng, đòi hỏi cần nhận diện và đẩy nhanh hơn, kiểm soát hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Năm 2024, kinh tế thế giới dự báo đi ngang hoặc tăng trưởng chậm lại (2,4% so với mức tăng 2,6% năm 2023) dù thương mại và đầu tư dần phục hồi, lạm phát toàn cầu tiếp tục giảm (3,5-4% từ mức 5,7% năm 2023). Đối với Việt Nam, Nhóm nghiên cứu dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 có thể đạt 6-6,5% (kịch bản cơ sở) với các động lực tăng trưởng phục hồi tốt hơn năm 2023, lạm phát tăng khoảng 3,4-3,8%, trong mục tiêu là 4-4,5%.

Cùng với khu vực kinh tế thực, khu vực tài chính của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ tích cực hơn. Chính sách tiền tệ được dự báo theo hướng chủ động, linh hoạt, lãi suất duy trì ở mức thấp nhằm thúc đẩy tăng trưởng. Tỷ giá mặc dù còn chịu áp lực lớn trước khi FED quyết định giảm lãi suất nhưng sẽ hạ nhiệt dần từ cuối quý 2/2024, với mức tăng khoảng 2,5-3% trong năm 2024. Cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn khi giảm dần tỷ trọng của kênh tín dụng, tăng tỷ trọng qua kênh thị trường vốn và đầu tư tư nhân. Thanh khoản thị trường được kỳ vọng có sự cải thiện tích cực. Tăng trưởng lợi nhuận của các định chế tài chính năm 2024 được dự báo sẽ ở mức cao hơn năm 2023. Khung pháp lý cho thị trường tài chính tiếp tục được hoàn thiện với thay đổi đáng quan tâm nhất là Luật các TCTD sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 và các luật quan trọng khác (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,…) có hiệu lực từ đầu năm 2025, với nhiều điểm mới quan trọng. Bên cạnh đó, pháp lý cho TTCK và thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục được hoàn thiện theo hướng thúc đẩy thị trường hoạt động an toàn, bền vững, hướng tới mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam trong năm 2025...v.v.

Mặc dù vậy, thị trường tài chính trong năm 2024 vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: nợ xấu còn gia tăng trong nửa đầu năm nhưng sẽ giảm dần cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu nhưng tín dụng đang phục hồi và cả năm có thể tăng 14-15%, thị trường TPDNvà bất động sản phục hồi chậm và cần thời gian để chuyển biến rõ nét hơn. Việc tăng vốn điều lệ của các ĐCTC vẫn là thách thức khi chính sách quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chưa có đột phá. Bên cạnh đó, quá trình chuyển đổi số và xu hướng tăng trưởng xanh, tài chính xanh đòi hỏi nguồn lực đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực chất lượng cao. Rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng, an toàn thông tin, dữ liệu có xu hướng gia tăng…; đặt ra yêu cầu mới cho cơ quan quản lý cũng như các bên tham gia thị trường.

Thứ hai, đánh giá về thực trạng, các cách tiếp cận quản lý Fintech trên thế giới và gợi ý định hướng quản lý Fintech tại Việt Nam

Công nghệ khu vực tài chính (Fintech) trên thế giới cũng như Việt Nam đã và đang phát triển tương đối mạnh mẽ nhưng không đồng đều và có cách hiểu, cách tiếp cận, quản lý rất khác nhau. Đa số cách hiểu hiện nay về Fintech là theo nghĩa hẹp (các công ty Fintech), thay vì hiểu theo nghĩa rộng (Fintech là đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dịch vụ tài chính). Để quản lý Fintech, kinh nghiệm quốc tế cho thấy có 4 cách tiếp cận chính, đó là: (i) Chờ đợi và quan sát, (ii) Thử nghiệm và học hỏi, (iii) Cơ chế thúc đẩy sáng tạo, và (iv) Cải cách luật pháp. Các cách tiếp cận này đều có ưu và nhược điểm riêng và cần có sự nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để có thể vận dùng phù hợp với mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, Fintech vẫn chủ yếu được hiểu theo nghĩa hẹp và với cách tiếp cận quản lý là “chờ đợi và quan sát”. Thời gian gần đây, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã dần chuyển sang cách tiếp cận chủ động hơn để hỗ trợ hoạt động Fintech và quá trình chuyển đổi số của thị trường tài chính. Trong thời gian tới, theo Nhóm nghiên cứu, Việt Nam nên áp dụng dụng cách tiếp cận “thử nghiệm và học hỏi” một cách rộng rãi hơn, tổng thể hơn với Fintech trên toàn thị trường tài chính, chứ không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng. Bên cạnh đó, việc thành lập một cơ quan đầu mối quản lý (như một ủy ban quản lý - giám sát liên ngành) cũng nên được xem xét để có mô hình quản lý Fintech phù hợp hơn cùng với việc đẩy mạnh giáo dục tài chính và tăng cường quản lý rủi ro CNTT và an ninh mạng.

BIDV, ADB và NFSC đồng tổ chức  Hội thảo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”

Các chuyên gia tham gia thảo luận tại Hội thảo

Thứ ba, tại Hội thảo, các diễn giả, chuyên gia đã đưa ra một số kiến nghị chính sách, tập trung vào 2 vấn đề chính: (i) ổn định và phát triển thị trường tài chính và (ii) quản lý Fintech tại Việt Nam.

Nhóm kiến nghị nhằm ổn định và phát triển thị trường tài chính có thể kể đến bao gồm: đồng bộ phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, trong đó cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường TPDN để giảm bớt áp lực nguồn vốn trung - dài hạn cho hệ thống ngân hàng, hiện thực hóa việc nâng hạng TTCK (từ “cận biên” lên “mới nổi”) theo đúng kế hoạch đề ra; đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế quản lý - giám sát thị trường tài chính để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại cũng như tận dụng xu hướng mới, cơ hội mới trong tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, tài chính xanh và chuyển đổi số, trong đó có Fintech; gia tăng nguồn lực cho các TCTD thông qua cho phép các TCTD có sở hữu Nhà nước được giữ lại cổ tức Nhà nước hàng năm để tăng vốn; đẩy nhanh tiến độ cơ cấu lại các TCTD, nhất là các TCTD yếu kém, và đẩy nhanh tháo gỡ pháp lý cho thị trường đất đai, bất động sản nhằm giải phóng nguồn lực, hỗ trợ xử lý nợ xấu nhằm lành mạnh hóa hệ thống; sớm có hướng dẫn triển khai Luật TCTD sửa đổi, phát triển tài chính xanh, cũng như các đạo luật quan trọng đã được ban hành; nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rủi ro, trong đó có rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng của các ĐCTC; bình ổn thị trường vàng theo kế hoạch, giải pháp đã đề ra.

Liên quan đến quản lý Fintech tại Việt Nam, Nhóm Nghiên cứu kiến nghị: (i) sớm hoàn thiện Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng và tiến tới mở rộng sang các lĩnh vực tài chính khác như chứng khoán, bảo hiểm, quản lý quỹ; (ii) tập trung thúc đẩy hoạt động của các trung tâm đổi mới sáng tạo; (iii) cân nhắc thành lập Hiệp hội Fintech tại Việt Nam; (iv) tiếp tục nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng tài chính, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia cùng với năng lực quản lý rủi ro CNTT, an toàn thông tin, dữ liệu; và (v) tăng cường đầu tư cho giáo dục tài chính nhằm nâng cao hiểu biết tài chính cho người dân, nhà đầu tư; quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong cả mảng tài chính, công nghệ số và an ninh mạng…v.v.

Trường Sang

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Vinamilk & sữa đặc Ông Thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk & sữa đặc Ông Thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
“Phải lòng” Ecopark

“Phải lòng” Ecopark

Những kỳ nghỉ cuối tuần trong lòng thành phố triệu cây xanh Ecopark thật vi diệu! Nó không chỉ là “trạm dừng chân” giá trị giữa guồng quay hối hả của công việc, mà còn là sợi dây gắn kết gia đình.
Tổng công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cung cấp điện ổn định trong tháng 4/2024

Tổng công ty Điện lực miền Bắc đảm bảo cung cấp điện ổn định trong tháng 4/2024

Trong tháng 4/2024, tháng bắt đầu bước vào mùa nắng nóng với một số đợt nắng nóng gay gắt, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) vẫn duy trì đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ vượt khó thực hiện ước mơ

17 năm mang sữa lên vùng cao, Vinamilk cổ vũ các em nhỏ vượt khó thực hiện ước mơ

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.
SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

SeABank lần thứ 5 được vinh danh trong Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã được vinh danh tại nhiều giải thưởng quan trọng trong nước và quốc tế gồm: Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam (Vietnam Report); Top 50 doanh nghiệp dẫn đầu năm 2024 (The Silicon Review - Mỹ), ghi nhận những nỗ lực không ngừng của Ngân hàng trong quá trình chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Tin khác

Vinhomes Royal Island hút giới đầu tư sành sỏi nhờ “tọa độ kim cương” hiếm có

Vinhomes Royal Island hút giới đầu tư sành sỏi nhờ “tọa độ kim cương” hiếm có
Mọi sự chú ý của thị trường bất động sản miền Bắc gần như đều đang tập trung vào “bom tấn” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng). Giỏ hàng tại đây hấp dẫn giới đầu tư không chỉ vì chất sống thượng lưu hiếm có mà còn bởi vị trí trung tâm đắc địa, giàu tiềm năng tăng giá trong dài hạn.

Vinamilk đồng hành cùng các barista tại cuộc thi quốc tế Asia Latte Art Battle

Vinamilk đồng hành cùng các  barista tại cuộc thi quốc tế Asia Latte Art Battle
Vừa qua, Vinamilk đã có cơ hội đồng hành cùng giải thi Asia Latte Art Battle diễn ra từ ngày 09 đến ngày 11/5/2024 trong khuôn khổ triển lãm quốc tế Café Show 2024 tại SECC (TP.HCM).

SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

SHB dành hơn 11 tỷ đồng thực hiện nhiều hoạt động xã hội tại tỉnh Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và Đại Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên, SHB đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, trong đó có trao tặng các phần quà tới cựu chiến binh và tài trợ 2 công trình lớp học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng.

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên

T&T Group trao tặng 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên
Tập đoàn T&T Group đã trao ủng hộ tỉnh Điện Biên 5 tỷ đồng (tương ứng với 100 căn nhà), góp phần không nhỏ vào thành công chung của Đề án làm 5.000 nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tại địa phương cũng như từng bước hiện thực hóa mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát, không an toàn trên địa bàn tỉnh.

Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á dành trọn tấm lòng tri ân hướng về “Hào khí Điện Biên”

Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á dành trọn tấm lòng tri ân hướng về “Hào khí Điện Biên”
Trao tặng những ngôi trường khang trang, những căn nhà ấm cúng, những món quà tri ân thấm đượm nghĩa tình…, tài trợ nhiều hoạt động văn hóa thể thao sôi động, ý nghĩa… là những việc làm thiện nguyện mà Tập đoàn TH, Ngân hàng Bắc Á và Quỹ Vì tầm vóc Việt (VSF) lựa chọn nhằm thiết thực chung tay lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái”, tri ân mảnh đất anh hùng hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lững lẫy năm châu chấn động địa cầu”.

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sẵn sàng các phương án đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
Trung tuần tháng 4, đoàn công tác của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cũng đã rà soát và đi kiểm tra thực tế công tác cấp điện tại một số địa điểm tại TP Điện Biên. Đến nay, công tác ứng trực, chỉ huy và thực thi phương án đảm bảo điện đã sẵn sàng cho sự kiện trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ sẽ diễn từ thành phố Điện Biên Phủ.

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cảnh báo các cuộc gọi lừa đảo
Trong thời gian gần đây, Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Bắc (Tổng Công ty Điện lực miền Bắc - EVNNPC) đã nhận được nhiều phản ánh về việc khách hàng nhận được cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực cung cấp thông tin do điện lực tính sai hóa đơn tiền điện trong kỳ thay đổi Lịch ghi chỉ số về những ngày cuối tháng nên liên hệ để hoàn tiền % theo hóa đơn, hoặc trả tiền điện thừa cho khách hàng.

Gần 2.400 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất

Gần 2.400 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất
Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Thạch Thất đã tạo cơ hội cho hàng nghìn lao động địa phương tìm kiếm, chuyển đổi việc làm phù hợp.

ĐHĐCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHĐCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp

BIDV chung tay khơi thông điểm nghẽn vốn cho doanh nghiệp
Tại Diễn đàn chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa với chủ đề “Tiếp cận vốn - Khơi thông điểm nghẽn” vừa được tổ chức, đại diện BIDV cùng các chuyên gia, diễn giả đã trao đổi, chia sẻ nhiều kinh nghiệm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn để ổn định sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững.

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm
Khách hàng doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, thẻ tín dụng, gửi tiền tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía

NASU đồng hành cùng người nông dân phát triển kinh tế tuần hoàn, làm giàu bền vững từ cây mía
Đối với người nông dân ở Phủ Quỳ hôm nay, “suy đi tính lại chẳng cây trồng nào so sánh được với cây mía và chưa hợp tác nào bền vững như với NASU”.

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam

10% ưu đãi, 100% bảo vệ - Bảo hiểm Bảo Việt đồng hành sức khỏe cùng mọi thế hệ Việt Nam
Với mục tiêu khuyến khích cộng đồng chủ động chăm sóc sức khỏe cá nhân và gia đình, từ ngày 22/4/2024 đến ngày 22/5/2024, Bảo hiểm Bảo Việt triển khai chương trình khuyến mại “10% ưu đãi, 100% bảo vệ” áp dụng cho khách hàng tham gia chương trình bảo hiểm sức khỏe Bảo Việt An Gia và Bảo Việt Tâm Bình.

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa carbon, thêm “mảnh ghép xanh” cho tiến trình Net Zero

Vinamilk tiếp tục có nhà máy trung hòa carbon, thêm “mảnh ghép xanh” cho tiến trình Net Zero
Việt Nam đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Mercedes-Benz phối hợp cùng Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt chương trình bảo hành mở rộng

Mercedes-Benz phối hợp cùng Bảo hiểm Bảo Việt ra mắt chương trình bảo hành mở rộng
Ngày 22/4/2024, Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) và Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã ký kết hợp tác ra mắt chương trình Bảo hiểm Gia hạn Bảo hành Ô tô dành riêng cho chủ xe Mercedes-Benz. Với dòng xe cao cấp, chương trình bảo hiểm toàn diện sẽ mang tới nhiều giải pháp bảo vệ vượt trội, là đặc quyền riêng giúp khách hàng an tâm trong quá trình sử dụng xe sau khi kết thúc thời hạn bảo hành tiêu chuẩn.
Xem thêm
Giá xăng tiếp tục giảm, E5RON92 còn hơn 22.000 đồng/lít

Giá xăng tiếp tục giảm, E5RON92 còn hơn 22.000 đồng/lít

Trên cơ sở điều hành của liên Bộ Công thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu trong nước kể từ 15 giờ hôm nay 16/5.
Hôm nay Ngân hàng nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC, giá tham chiếu 87.5 triệu đồng

Hôm nay Ngân hàng nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng SJC, giá tham chiếu 87.5 triệu đồng

Theo Ngân hàng nhà nước, phiên đấu thầu vàng miếng lần thứ 7 diễn ra lúc 9h30 sáng nay 16/5 với giá tham chiếu đặt cọc là 87.5 triệu đồng/lượng.
Dự kiến tuần này Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng

Dự kiến tuần này Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng

Ngân hàng Nhà nước mới đây vừa công bố kết quả phiên đấu thầu vàng miếng SJC diễn ra vào sáng 14/5.
Nirva - Land tin tưởng hợp tác sử dụng nền tảng số Meey CRM

Nirva - Land tin tưởng hợp tác sử dụng nền tảng số Meey CRM

Ngày 16/5/2024, Công ty Cổ phẩn Tập đoàn Meey Land (Meey Group) đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH Nirva – Land (Nirva – Land) trong việc cung cấp giải pháp công nghệ bất động sản Meey CRM.
Lượng trúng thầu cao kỷ lục trong phiên đấu thầu vàng miếng ngày 16/5

Lượng trúng thầu cao kỷ lục trong phiên đấu thầu vàng miếng ngày 16/5

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo về kết quả đấu thầu vàng miếng phiên sáng nay ngày 16/5.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước vừa ra thông báo về việc tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 sáng ngày 14/5.
Nguyên nhân Camimex và Apax holdings bị xử phạt?

Nguyên nhân Camimex và Apax holdings bị xử phạt?

Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước vừa ban hành Quyết định số 214/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Camimex (địa chỉ tại số 333, đường Cao Thắng, phường 8, TP. Cà Mau
Vinamilk & sữa đặc Ông Thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk & sữa đặc Ông Thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Lý do Công ty CP tập doàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Lý do Công ty CP tập doàn kỹ nghệ Gỗ Trường Thành bị cưỡng chế thuế gần 23 tỷ đồng

Ngày 15/5, Cục Thuế tỉnh Bình Dương công khai quyết định về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng
“Phải lòng” Ecopark

“Phải lòng” Ecopark

Những kỳ nghỉ cuối tuần trong lòng thành phố triệu cây xanh Ecopark thật vi diệu! Nó không chỉ là “trạm dừng chân” giá trị giữa guồng quay hối hả của công việc, mà còn là sợi dây gắn kết gia đình.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn vì nợ thuế quá hạn

TP Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp bất động sản bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn vì nợ thuế quá hạn

Cục Thuế TP.HCM vừa công bố các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với các cá nhân và đơn vị vi phạm nghĩa vụ thuế.
Vinhomes Royal Island hút giới đầu tư sành sỏi nhờ “tọa độ kim cương” hiếm có

Vinhomes Royal Island hút giới đầu tư sành sỏi nhờ “tọa độ kim cương” hiếm có

Mọi sự chú ý của thị trường bất động sản miền Bắc gần như đều đang tập trung vào “bom tấn” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng). Giỏ hàng tại đây hấp dẫn giới đầu tư không chỉ vì chất sống thượng lưu hiếm có mà còn bởi vị trí trung tâm đắc địa, giàu
Phiên bản di động