Bao giờ cơ quan chức năng có kết luận và trả lời người cao tuổi?
Pháp luật - Bạn đọc 04/11/2020 10:06
Quá khứ và tương lai của các dự án
Để hoàn vốn cho nhà đầu tư Cienco 5 trong việc đầu tư xây dựng chuyển giao tuyến đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây (cũ). UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao các khu đất cho nhà đầu tư để đầu tư các KĐT mới bao gồm: Thanh Hà A và B, CIENCO5 và KĐT Mỹ Hưng, theo Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500. Trong đó, Dự án đầu tư xây dựng đường Trục phía Nam tỉnh Hà Tây có tổng chiều dài toàn tuyến là 41,5km, bắt đầu khởi công vào năm 2008 chia làm 2 giai đoạn thực hiện. Giai đoạn 1, đã hoàn thành với chiều dài 19,9 km (từ Km00 - Km19+900). Dự án đối ứng cho đoạn đường này là KĐT mới Thanh Hà A và Thanh Hà B - Cienco5 (quận Hà Đông, TP Hà Nội) có tổng diện tích gần 400ha (Thanh Hà A 195,51ha, Thanh Hà B 193,22ha).
Thực tế cho thấy, các khu đất đối ứng gồm KĐT Thanh Hà A và Thanh Hà B đến nay đã thuộc Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh. Năm 2016, Công ty CP Tập đoàn Mường Thanh đã mua lại 95% cổ phần của Công ty CP Phát triển Địa ốc Cienco5 (Cienco5 Land), qua đó giành quyền chi phối dự án KĐT Thanh Hà A và B tại quận Hà Đông.
Bà Sâm đang chỉ khu đất nghĩa trang và cho rằng chính quyền huyện Thanh Oai và xã tham ô số tiền đền bù và di chuyển mồ mả. |
Giai đoạn 2 của dự án (từ Km19+900 - Km41+500) có chiều dài 21,6km thực tế đang bị dừng và chưa thể triển khai xây dựng. Quỹ đất đối ứng cho đoạn đường này là Dự án KĐT Mỹ Hưng, tại xã Cự Khê, xã Mỹ Hưng, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, quy mô 182 ha. Trên danh nghĩa chủ đầu tư của tuyến đường BT vẫn là Cienco5. Tuy nhiên, đến nay đa số cổ phần tại Cienco5 do các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hải Phát Thủ Đô nắm giữ. Tuy nhiên, ngày 25/3/2020, Công ty CP Đầu tư Hải Phát Thủ Đô đã dùng toàn bộ số cổ phần này (24.364.500 cổ phần) gán cho Công ty CP HBI thực hiện một giao dịch giữa 2 bên. Công ty CP HBI thành lập năm 2010, hiện do ông Vũ Kim Toán làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc. Ông Vũ Kim Toán là một “nhân vật quan trọng” trong hệ sinh thái của Tập đoàn MIK Group.
Người dân vẫn “đơn thư” đòi quyền lợi
Theo phản ánh của bà Sâm, ông Nguyễn Hồng Yên, nguyên Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai kí Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 13/2/2010 phê duyệt Phương án và dự toán bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án “KĐT Thanh Hà-Cienco 5” tại thôn Thượng, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai có nhiều “khuất tất”, cụ thể:
Tại phương án trên, huyện Thanh Oai bồi thường cho các hộ dân mức 818.609,8m2 x 162.000đồng/m2 = 132.614.787.600 đồng là không đúng. Bởi giá đất trên người dân cho rằng là giá đất bồi thường dự án KĐT Cự Khê - Mỹ Hưng, chứ không phải giá đất bồi thường dự án KĐT Thanh Hà A, B. Đất của các hộ dân giáp ranh quận Hà Đông, nên giá đất phải là 818.609,8m2 x 201.600đồng/m2 = 165.031.735.680 đồng.
Theo quyết định trên, chỉ thu hồi 818.609,8m2, nhưng căn cứ vào ngày 20/7/2011, bà Nguyễn Thị Chính, trong tổ kiểm kê về đất đai báo cáo trước Hội nghị Nhân dân thể hiện, tổng diện tích của dân có 310 mẫu 5 sào = 1.117.776,2m2 đất, Công ty Cienco5 thu hồi và bồi thường 915.027m2 của các xứ đồng. Theo bà Sâm, tại Biên bản cuộc họp ngày 8/12/2009, có đầy đủ thành phần và chủ đầu tư Cienco5 dự án KĐT Thanh Hà A, B thể hiện diện tích thu hồi là 896.413m2 đất của Nhân dân thôn Thượng. Nhưng theo Quyết định số 184/QĐ-UBND ngày 13/2/2010 của UBND huyện Thanh Oai chỉ thể hiện 818.609,8m2, còn 77.803,2m2 đất “không cánh mà bay”(!?)
Tại phương án trên, phần kinh phí bồi thường, hỗ trợ tài sản, cây cối, hoa màu và di chuyển mộ thì khoản Bồi thường di chuyển mộ có chủ và chưa có chủ là “chi khống” gây thất thoát tiền ngân sách Nhà nước, có dấu hiệu lợi ích nhóm. Bởi, bà Sâm là người sống từ nhỏ tại Thôn Thượng, nên hiểu và biết được khu vực chôn cất, nghĩa trang như thế nào, chỉ có 5 mộ vô danh không có chủ, còn 2 mộ của gia đình bà Sâm đã nhận 6 triệu đồng để di chuyển (đã bị chuyển vào khu mộ vô danh). Tất cả việc chi chuyển hay chi trả, thì số tiền chỉ dừng lại ở khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, số tiền còn đi đâu không ai được biết!?
Bà Sâm cho biết thêm: Năm 1986, 1987, bà Sâm nộp đơn xin UBND xã cho khai phá đất hoang. Cán bộ địa chính xã lúc đó là ông Lê Đức Mầu đã chỉ dẫn cho bà vùng để khai hoang. Sau đó, bà Sâm khai hoang khu vực xứ đồng Láng Ngoài, thửa số 115, tờ bản đồ 24, diện tích 1.219,7m2; thửa số 64, tờ bản đồ số 24, diện tích 734,4m2. Tổng là 1.955m2 đất ruộng khai hoang và 234m2 đất bờ xứ đồng Láng Ngoài. Tuy nhiên, trong danh sách các hộ dân có đất thu hồi dự án KĐT Thanh Hà trên địa bàn thôn Thượng, gia đình bà Sâm chỉ được đền bù, hỗ trợ 20% diện tích là 391,02m2, trên tổng số hơn 2.000m2 đất khai hoang của gia đình bà là trái Luật Đất đai.
Cơ quan chức năng có “im lặng”?
Trước sự việc trên, bà Sâm có rất nhiều đơn thư gửi các cơ quan chức năng từ địa phương tới Trung ương. Đơn của bà Sâm cũng được các cơ quan chuyển đơn tới UBND, Công an TP Hà Nội. Trong đó, Bộ Công an chuyển đơn của bà về Công an TP Hà Nội thụ lí giải quyết. Ngày 14/5/2018, Công an Kinh tế, Công an TP Hà Nội, đã mời bà Sâm lên làm việc và hứa sẽ về hiện trường xác minh.
Bà Sâm cho biết: “Ngày 19/5/2018, ông Thu (cán bộ Công an kinh tế, Công an TP Hà Nội) mời một số hộ dân thôn Thượng đến UBND xã Cự Khê đến làm việc liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường. Ngày 8/6/2018, ông Thu lập biên bản làm việc với tôi, ghi nhận sẽ điều tra sai phạm của cán bộ xã Cự Khê và huyện Thanh Oai, do tôi bị trả thù và thiệt hại. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, vụ việc chưa được làm rõ và tôi cũng chưa được trả lời theo quy định”.
game bài đổi thưởng tiền that đề nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội và Giám đốc Công an TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ và trả lời nội dung tố cáo của bà Sâm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người cao tuổi.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đăng tải khi có thông tin từ cơ quan chức năng.