8 thực phẩm ăn hàng ngày dễ gây ngộ độc
Sống khỏe 03/08/2020 10:36
8 thực phẩm tăng cường trí nhớ tốt cho người cao tuổi Sản xuất viên ngậm không có giá trị sử dụng, Công ty Tanaphar bị phạt hơn 200 triệu đồng |
Cà chua xanh
Trong cà chua xanh có chứa Solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Ảnh minh họa |
Cà chua là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như làm sáng da, cải thiện thị lực, giảm lượng đường trong máu, hỗ trợ giảm cân và phòng chống ung thư…
Tuy nhiên, nếu cà chua còn xanh lại có nguy cơ dễ gây ngộ độc do chứa Solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Chất này rất độc, dù chỉ với hàm lượng rất nhỏ. Vì thế, khi ăn cà chua còn xanh, trong miệng sẽ thấy đắng chát. Nếu ăn nhiều dễ dẫn đến triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, nôn mửa, khó thở…
Khoai tây mọc mầm
Cũng như cà chua xanh, khoai tây mọc mầm cũng chứa Solanine. Nguyên nhân là do khi khoai tây mọc mầm, tinh bột bị chuyển hóa thành solanine và chaconine-alpha. Nếu ăn với số lượng ít, solanine và chaconine-alpha trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy. Trường hợp ngộ độc nặng có thể bị mê sảng, sốt theo cơn, ảo giác, hạ thân nhiệt, tê liệt…
Rong biển đổi màu
Ảnh minh họa. |
Rong biển là nguồn cung cấp Vitamin B12, canxi, folate, magie dồi dào giúp giải độc, cân bằng lượng đường huyết, hỗ trợ giảm cân hiệu quả… Tuy nhiên, sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím, điều này có nghĩa rong biển đã bị nhiễm độc trước khi được làm khô và đóng gói. Nếu ăn loại rong biển này sẽ rất gây hại cho cơ thể.
Bắp cải thối
Khi bắp cải bị thối sẽ sinh ra nitrite - chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy gây ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa… Trường hợp nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, đe dọa tính mạng.
Dưa muối chưa chín
Đây là món ăn dân giã quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, khi dưa muối chưa kỹ có chứa hàm lượng nitrate khá cao. Chính vì vậy, ăn dưa mới muối được một vài ngày thường có vị cay, hăng và hơi đắng và rất hại cho cơ thể.
Mộc nhĩ trắng biến chất
Mộc nhĩ là thực phẩm rất giàu Vitamin K và khoáng chất như canxi, magie có tác dụng làm giảm các cục đông máu, góp phần phòng chống tắc động mạch do huyết khối. Bên cạnh đó, mộc nhĩ còn là nguồn cung cấp Vitamin E giúp làn da tươi sáng và mịn màng…
Tuy nhiên, khi mộc nhĩ bị biến chất với các biểu hiện như ngả vàng, kém tươi khả năng cao đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Nếu ăn phải nấm biến chất, có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…
Khoai lang có đốm đen
Khoai lang có đốm đen là một trong những thực phẩm ăn hàng ngày dễ gây ngộ độc Ảnh minh họa. |
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ, Vitamin A, C, D, B6 và beta-caroten giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng, ngăn ngừa cảm lạnh, giảm stress, làm đẹp da và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao… Tuy nhiên, khi khoai lang xuất hiện đốm đen hoặc mốc meo chứng tỏ đã bị nhiễm khuẩn vằn đen. Loại khuẩn này sẽ tiết ra độc tố sê-tôn khoai lang và cồn sê-tôn khoai lang rất độc hại cho gan.
Nếu ăn phải khoai lang có đốm đen có nguy cơ trúng độc. Sau 24 giờ bị trúng độc sẽ phát bệnh, với các biểu hiện như khó thở, buồn nôn, tiêu chảy… nghiêm trọng hơn có thể gây sốt cao, co giật, nôn ra máu, hôn mê, thậm chí tử vong.
Gừng héo, dập nát
Gừng có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau xương khớp và đau cơ, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím, điều trị chứng nôn và buồn nôn… Tuy nhiên, khi gừng có dấu hiệu bị héo hoặc dập nát, hư hỏng sẽ sản sinh ra shikimol chứa độc tố rất cao, có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.